Đợt hiu hiu lạnh này ối người ở cái đất Hà Nội máu lửa đổ đi tìm mua bộ sách Tam Quốc diễn nghĩa 13 tập, một bộ sách đặc biệt tái bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm NXB Phổ Thông ở Hà Nội cho in, tức là dịp Bùi Kỷ đã hiệu đính bản dịch của Phan Kế Bính có từ trước đó. Theo Kiều Thanh Quế khi tổng kết về tình hình dịch thuật Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1940, Phan Kế Bính trong văn tiểu thuyết Tàu có cỡ như là Trần Trọng Kim trong thơ Tàu (tập Đường thi của Trần Trọng Kim đã ra đời hồi đó, NXB Tân Việt, đẹp lung linh, bìa trông không khác gì tủ sách NRF của Gallimard, chắc cũng có chút ăn cắp ý tưởng).
Hồi này tình thân Việt Nam-Trung Quốc rất đậm đà, thành thử bộ sách ghi rõ đã hiệu đính theo bản tiếng Trung mới nhất tính tới thời điểm ấy, thậm chí còn thân tình hơn, các bạn Trung Hoa đã gửi trước cho Phổ Thông lời giới thiệu rất tỉ mỉ còn đang lên khuôn chưa kịp in vào sách Tàu.
Tất cả đều có trong bộ sách tái bản lần này (Đông A và NXB Văn Học). 13 tập gói giấy bóng kính rất đẹp, nhất là màu sắc và nét vẽ minh họa rất sắc nét (cái bìa thì là Tạ Thúc Bình trình bày, nhưng đều lấy lại tranh của hai họa sĩ Tàu). Trong những người tham gia có cả nhà báo Yên Ba với chức danh "đối chiếu". Anh Yên Ba cách đây vài năm đã có một cuộc triển lãm bộ sưu tập truyện Tam Quốc riêng của mình tại Trung tâm Đông Tây, nếu không nhầm thì có 62 bộ.
Hồi nhỏ tôi cũng đọc Tam Quốc diễn nghĩa, đúng bản này, nhưng là ấn bản 8 tập rất thịnh hành, về cơ bản là giống, giấy cũng không đến nỗi đen tồi đen tệ nhưng hình vẽ thì thường xuyên bị mờ và nhòe. Giở bộ sách mới lần này mới nhìn được rõ cảnh Tư Mã Chiêu nằm hấp hối trên giường.
Còn câu "Nếu lỗi không là tại sách? Thì lỗi tại đâu?" là của Bùi Giáng Búi Giáng Bùi, trong Sương Tỳ Hải, An Tiêm xuất bản lần đầu năm 1972, NXB Văn Nghệ tái bản năm 2007, bìa có một cái tranh của Paul Klee nhưng lại bị ghi sai thành Paul Klu (Ku Klux Klan chăng hehe) gần giống cái này.
Quyển này Bùi Giáng viết một lời tựa rồi sau đó dịch vài đoạn của Albert Camus, André Gide, Martin Heidegger. Lâu lắm rồi tôi mới cảm thấy mình có thể đọc Bùi Giáng bằng niềm vui, điều mà tôi nghĩ Bùi Giáng muốn người đọc cảm thấy. Đặc biệt nếu ai quan tâm đến chuyện Hoelderlin dịch Sophocle như Walter Benjamin từng nhắc tới trong "Nhiệm vụ của dịch giả" thì nên đọc (đoạn cuối sách).
Bài thơ mở đầu lời tựa cực kỳ hay, mặc dù cũng như (chắc là) mọi người, tôi chẳng hiểu gì cả:
Trên gò đống mọc xương da
Chiêm bao vạn lý sao hà sơn mơ
"Nàng rằng: Vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi."
Chiêm bao bờ cỏ về ngồi
Âm thanh hàng xóm chùm môi láng giềng
Da vàng da trắng rẽ riêng
Con người phố thị sao triền miên xinh
Bỗng dưng ngất tạnh biên đình
Từng đêm gay cấn bất thình lình run
Chào nhau các hạ cỗi nguồn
Về sau tại hạ nỗi buồn xin ghi
Bùi Giáng dịch Heidegger??
ReplyDeleteCực kỳ tò mò :)
Trời, chị TL chưa biết vụ này ư, chết chết :)
ReplyDeletePhải nói là tưng bừng, dùng đúng từ của Bùi Văn Nam Sơn khi viết lời tựa cho lần tái bản gần đây:
http://www.doxa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=207:bui-giang-vi-qmartin-heidegger-va-t-tng-hin-iq-cuc-hon-phi-tng-bng&catid=70:nhng-bai-vit&Itemid=121
(lưu ý thêm là Bùi Văn Nam Sơn có họ hàng với Bùi Giáng)
Về vấn đề cực kỳ hấp dẫn này chị nên hỏi thêm thầy Rem. Đây là mấy cái tên dịch triết học thời ấy này: Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Công Tiến, Trần Xuân Kiêm (bác Kiêm hiện vẫn sống và làm việc tại VN).
Tks em :)
ReplyDeleteThế này mà đã chết thì đồng bào miền núi này chết đi sống lại ko biết bao nhiêu lần rồi :))
Trần Văn Hiến Minh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Tri, Nguyễn Văn Trung là nguyên một băng giáo sư Triết Văn Khoa Sài Gòn dịch nhiều sách triết
ReplyDeleteNguyễn Hữu Hiệu là đáng vứt đi, Trần Công Tiến là Trần Xuân Kiêm là ai không biết
Vâng tôi cũng biết cần phải nhắc đến nhóm kia trước, ở đây tôi liệt kê một số cái tên theo tôi cùng một dòng, dòng khác dòng kia.
ReplyDeleteBùi Giáng còn mấy quyển nữa về Heidegger và Hoelderlin; trong đấy đặc sắc nhất là quyển "Lễ hội tháng ba".
ReplyDeleteÔng Nguyễn Hữu Hiệu dù sao cũng đã để lại được vài bản dịch chất lượng, sao bác Anonymous lại nói là đáng vứt đi nhỉ?
Ô, không phải! Trần Công Tiến không phải là một trong "mấy cái tên dịch triết học thời ấy" đâu. Ông ấy ào ạt ra sách mới gần đây thôi, mà đọc chẳng ra gì cả, cái gì cũng vơ vào Hiện Tượng Học một cách rất nhảm nhí.
ReplyDelete"Lễ Hội Tháng Ba" rất lý thú, rất Bùi Giáng, nhưng cẩn thận, kẻo nhức đầu! :)
Và khi nói về các vị dịch Triết, phải nhắc đến cố giáo sư Trần Thái Đỉnh nữa chứ.
Bác Anonymous ơi! Trần Công Tiến và Trần Xuân Kiêm là hai người khác nhau. TXK có làm thơ,[xin đọc http://tuhoaitan.blogspot.com/2012/02/tho-tran-xuan-kiem.html];khi viết đối chiếu Triết học Tây phương và Phật giáo trên tạp chí Tư Tưởng ký là Chơn Hạnh. Sau 1975 ở VN nên chuyển sang dạy, viết và dịch sách kinh tế và quản trị kinh doanh.
ReplyDeleteTrần Xuân Kiêm là dịch giả tuyệt luân của "Zarathoustra đã nói như thế", đến Bùi Văn Nam Sơn cũng ngã mũ chào đó. Ông cũng là chồng của cố nữ dịch giả Phùng Thăng (Bắt trẻ đồng xanh?).
ReplyDeleteCố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải là Cô của VBC tôi. Theo vai vế dòng họ, Ba tôi lớn hơn, cũng thuộc dòng Tuy Lý (Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương thuộc dòng Tùng Thiện nên lớn hơn).
ReplyDeleteTôi được biết, em gái của Ni Sư là Phùng Thăng, cũng rất giỏi, có đứng tên dịch chung cuốn "Câu chuyện dòng sông" với chị ruột. [...] Cô Phùng Thăng cùng chồng đi sang CamPuChia, gặp nhằm thời điểm hung hiểm, bọn mọi ác ôn sát hại tàn nhẫn vô nhân đạo. Ni sư Trí Hải cũng gặp nghiệp dữ tử nạn trên đường đi làm từ thiện. (Sachxua.net - Forum - VBC là Vinh Bo Cap)
Theo lời truyền tụng, bà Phùng Khánh thời trẻ - nữ sinh trường ĐK - là một giai nhân. Bà đi tu vì lý tưởng. Chàng trai yêu bà sau đó cũng đi tu (Tôi quên tên cũng như pháp danh của ông, nhưng biết ông cũng dịch sách). Tai nạn xe hơi dẫn đến cái chết của ni sư Trí Hải không thể không gợi nhớ đến cái chết Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh và đứa con trai.
Trần Công Tiến (thời học sinh đã viết lách hình như có bút hiệu Thanh Tiến Thảo - TTT), sau này viết tạp chí Tư Tưởng (trường Vạn Hạnh) thì lấy tên TCT , có lẽ tên thật. Chắc chắn không phải Trần Xuân Kiêm.
Oh commencez-vous à lire méthodiquement mon blogue? :p
DeleteVCB là Vĩnh Bọ Cạp, tên thật Vĩnh Hữu
DeleteOf course, because you are amazing.. c'est formidable :D Thú thật trước đây tôi đã vài lần vào thăm NL's blog tìm tài liệu, nhưng chưa bị hấp dẫn đủ để trở lại thường hơn! Nhưng trong chuyến du ngoạn sau cùng có cái gì không biết đã khiến tôi muồn tìm hiều nhiều hơn và khám phá ra nhiều điều kỳ diệu. Diệu kỳ nhất có lẽ là, mặc dù cách biệt hẳn về thời gian lẫn không gian, sự khác biệt hoàn toàn không đáng kể. (Khám phá này mang lại cho tôi niềm vui lớn, vì trước đó tôi nghĩ khoảng cách giữa mình và "thời đại" VN bây giờ đã quá lớn, không còn liên hệ nhiều với nhau.) Cho nên tôi muốn cám ơn NL thật tình, không phải "bắc kỳ khách sáo"!!!
DeleteNL có vẻ quen biết tất cả giới cầm bút VN nhỉ?! :D
Không quen biết nhiều, hì. Đại khái là biết tương đối rành rẽ một số, biết qua loa một số, gặp mặt quen biết thì thật ra không nhiều.
DeleteTôi bắt đầu chạm vào văn chương miền Nam hồi 2002, tại một thư viện tư ở Paris, bắt đầu biết đến Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan... nó hấp dẫn tôi vì nó rất khác kinh nghiệm đọc từ trước tới đó (tôi là sản phẩm thuần túy của miền Bắc, sinh sau khi bác rời VN đến hơn chục năm, chắc nói vậy là bác hiểu :p) Khác nên quyến rũ, và khác nên có lẽ dễ nhìn nhận hơn.
Các nhân vật của miền Nam tôi từng gặp (đều phớt qua) chỉ vài người: Trần Thanh Hiệp, Đặng Tiến ở Paris, Nguyễn Mộng Giác ở Hà Nội, Nguyễn Minh Hoàng ở Sài Gòn (chắc bác biết NMH, người dịch "Văn chương là gì" của Sartre), Lữ Quỳnh ở Hà Nội, và một ít "tri ngộ cách biệt" (đây là cụm từ ông Tạ Chí Đại Trường viết trong một cuốn sách gửi tặng tôi).
Gặp nhà văn qua sách vở, nói cho cùng, vẫn là gặp gỡ hữu hiệu hơn cả :)))
Hì... cám ơn "bác" NL nhiều. Kể ra tôi đoán được tuổi. Bác có đi học hay nghiên cứu thêm ở Paris? (Tôi mê Paris hơn cả New York, London, Rome cộng lại, nhưng chắc chỉ tại "biết" nó từ nhỏ.)
DeleteNhững ngưòi NL kể dĩ nhiên tôi biết, vì họ quá nổi tiếng, trừ Lữ Quỳnh thì chưa nghe bao giờ. Nhiều người trong số đó tôi đã gặp mặt, nhưng chỉ là với tư cách học trò (cụ HHT) hay vì là bạn con cháu họ (VKK, NS). Chỉ có bác TTH thì tôi lại quen biết khá lâu, tuy chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời (không có duyên nợ). Có khi lại hay, như NL nói.
Chẳng nhớ là đã đọc nguyên cuốn sách nào của Nguyễn Minh Hoàng chưa - chắc là chưa! Nguyễn Mộng Giác thì đang tà tà đọc cuốn đầu tiên, Sông Côn... À, tôi có liên lạc với Đào Tuấn, lúc anh ấy còn cộng tác với talawas, "thương" lắm tuy cũng chưa gặp mặt bao giờ :D Số nó thế! (LV)