Tận dụng cơ hội thư ký sang trọng cắp cặp đi công tác nước ngoài :d (mắt vẫn dở hơi lắm, nhiều lúc mờ tịt chả nhìn thấy cái mẹ gì cả).
---------------
Nhan sắc hủy hoại
Trong khi nhà văn cuối mùa tuổi tác thường xoay sang vẽ tranh, thì họa sĩ lại vương vất một ám ảnh ngược chiều: nhiều họa sĩ thích viết. Lẽ dĩ nhiên ít nhà văn vẽ cho ra được một bức tranh để cho đám họa sĩ kiêu bạc phải chấp nhận đúng là tranh không cần dụng đến sự xuê xoa dễ tính, và cũng không nhiều họa sĩ như Đỗ Phấn trình làng ổn thỏa một cuốn tiểu thuyết như “Vắng mặt” (Bách Việt & NXB Hội Nhà văn). Và trong khi các nhà văn tạm gọi là chuyên nghiệp say sưa cách tân hình thức rồi thì truy tìm giọng mới (rất hay bị lạc tông) thì “những người bên ngoài” điềm đạm nhận lấy trách nhiệm bù đắp cho khoảng trống giọng văn cổ điển. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng họa sĩ Đỗ Phấn cũng có lúc quá đà thể hiện mình nắm chắc văn chương chữ nghĩa, như khi ông viết: “Cô đã quyên sinh vào một chiều mưa dai dẳng trong căn nhà vườn âm u tối bên cạnh dòng sông dùng dằng như không chảy” (tr. 59): một sự lộ liễu nhắc nhở tới nhà thơ Thu Bồn có thể cũng làm người ta tủm tỉm cười như khi xem một bức tranh khiến ta da diết nhớ Matisse.
Nhưng, như đã nói ở trên, cuốn tiểu thuyết này điềm đạm kể chuyện. Lại có thêm một tiểu thuyết về Hà Nội, cái thành phố nhiều sông hồ nhưng ít giang hồ (tên hai người bạn thân của nhân vật chính cũng mặt nước sóng vỗ: Giang và Hà), với những người đàn ông “loay hoay ba cái chuyện lịch sự” (tr. 81). Những người đàn ông trong cuốn tiểu thuyết, một nhóm bạn chơi với nhau từ nhỏ, đều thiên về khép kín (nói chữ là “sống nội tâm”), cởi mở vừa phải và thường là loay hoay tự đặt câu hỏi (“Vắng mặt” có mật độ câu hỏi dày đặc). Đàn ông Hà Nội không chỉ biết rõ mùa nào mua hoa gì và mua ở đâu, mà còn là những người có giọng nói vừa đủ nghe, hiếm khi chuyển tông, cả trong lúc đê mê hoan lạc nhất lẫn khi cay đắng bẽ bàng. Đời họ chẳng mấy khi phiêu bồng ngang dọc mà chậm rãi uể oải, thậm chí là lủi thủi tội nghiệp.
Và những người đàn ông ấy được Đỗ Phấn miêu tả dịch chuyển chủ yếu ở hai lĩnh vực. Dường như chỉ có hai lĩnh vực ấy, và đó cũng là một cách nhìn: họ chuyển từ quán rượu này sang quán rượu khác, và từ nhan sắc này sang nhan sắc khác, hoặc nói chính xác hơn, họ chuyển quán rượu còn các nhan sắc lần lượt di chuyển qua cuộc đời họ. Trong “Vắng mặt”, quán rượu nào cũng bờ sông, và nhan sắc nào cũng nhiều đường cong. Trừ khi con mắt họa sĩ của Đỗ Phấn quá ưu ái và biết tìm ra đường cong ở nhiều chỗ khó ngờ, nếu không “Vắng mặt” đi theo rất đúng một quy luật: nó khẳng định đàn ông Hà Nội lúc nào cũng say đắm cái đẹp. Thế nhưng, con người nghệ sĩ khi đứng tuổi đã chua chát nhận ra: “chất kích thích cho lứa tuổi của mi không phải là rượu. Cũng chẳng phải đàn bà” (tr. 250-251). (Ở “Vắng mặt”, nhân vật kể chuyện tự xưng là “mi” chứ không phải “tôi”). Sự thật này có lẽ phải đi một quãng rất dài trong rượu và nhan sắc thì mới thấm thía nổi.
“Vắng mặt” là nỗi niềm của “những người như chúng mình ngày một thêm vắng mặt ở ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên, ở ngay chính những công việc mà mình được đào tạo” (tr. 69), trong khi đó “cô đơn vẫn thường hiện diện” (tr. 155). Bởi uể oải như vậy cho nên lớp miêu tả thành phố của cuốn tiểu thuyết cũng là một nỗ lực chán chường, nhiều sự kiện nhưng rốt cuộc chỉ là cái nền trong nỗ lực “tông xuyệc tông” ghép với các nhân vật đi đứng, uống rượu và làm tình ở bên trên, một hội họa “Combine” không màu sắc tươi cười.
Cuối cùng, hãy chú ý đến con mắt họa sĩ của Đỗ Phấn trong miêu tả phụ nữ, lợi thế mười mươi của tác giả. Chưa nói tới những hình ảnh phụ nữ kiều mị và gợi cảm, nỗi ám ảnh thường trực về phụ nữ đã khiến Đỗ Phấn rút ra hẳn một kết luận rất dễ gây đau lòng: rằng “có những đàn bà sinh ra ở trên đời trót mang một nhan sắc có khả năng hủy hoại đàn ông. Và cũng có những đàn ông sinh ra chỉ để bị hủy hoại” (tr. 49). Thế nhưng, sự hủy hoại này, biết đâu, lại là một điều may mắn, một may mắn thêm vào cuộc đời may mắn mà nhân vật chính tự nhận cho mình: “tại sao đàn bà nào mi gặp cũng đầy đủ những phẩm chất tận tình chu đáo đến vậy?” (tr. 176). Tất nhiên, đây không phải là một câu hỏi.
Nhị Linh
Cảm ơn NL lại cho một số kẻ tò mò vào nhà lục lọi.
ReplyDelete"... hiếm khi chuyển tông, cả trong lúc đê mê hoan lạc..." chán nhể?
ReplyDeleteà, mắt đẹp nên xem qua cái này:
http://bestofyoutube.com/story.php?title=the-writer-who-couldnt-read
[nsc]
vâng
ReplyDeletemắt đẹp thì công nhận luôn :)
nhưng chắc vì đang đau mắt nên xem cái clip chả hiểu gì cả :(
Sao sau khi mở cửa lại thì bài mới không được cập nhật ở mấy trang khác nhỉ? Như em vào nhà bác Goldmun nhìn tới lui chẳng thấy "Nhan sắc hủy hoại" đâu cả, chỉ thấy mỗi "Sài Gòn sáng 15 tháng 9" thôi >.<
ReplyDeletethế thì chắc là bác ấy ghét tôi, xóa tôi đi trong danh sách "Who let the dogs out" rồi :(
ReplyDeleteghét đâu mà ghét, thương không hết ấy chứ:)
ReplyDeletecũng chả hiểu tại sao không thấy bài mới của NL "lên", chắc dạo này NL "xuống" quá:)
Ừ mà rõ ràng blog NL có vấn đề. Nhìn thời gian thấy bài này post tối thứ sáu, mà mãi tới sáng nay sáng chủ nhật vẫn không nhìn thấy, dù trong thời gian đó có tới lui vài lượt.
ReplyDeleteLiếc em nào nhiều quá mà mắt mũi đến nông nỗi ấy.
ReplyDeleteHave you ever thought about adding a little bit more than just your articles?
ReplyDeleteI mean, what you say is important and all. Nevertheless
just imagine if you added some great pictures or video clips to give your posts more,
"pop"! Your content is excellent but with images and clips, this
website could definitely be one of the very best in its field.
Very good blog!
It's very trouble-free to find out any topic on net as compared to textbooks, as I found this piece of writing
ReplyDeleteat this web site.
Can I just say what a relief to discover someone that
ReplyDeletegenuinely knows what they're talking about over the internet.
You definitely know how to bring a problem to
light and make it important. More people really need to read this and understand this side of
the story. It's surprising you're not more popular given that you surely have the gift.