Dec 9, 2010

Marijuana il est bien (Manu Chao - Clandestino)

Một người như Michel Houellebecq có thể có vai trò như thế nào trong lịch sử văn chương Pháp? Một kẻ tầm phào, vớ vẩn, thời thượng, kích động, ưa khiêu khích (và khiêu dâm :d), thỉnh thoảng viết một câu buồn cười (thậm chí rất buồn cười), văn phong phẳng dẹt và đến cuối cùng lúc nào cũng u ám, có lúc còn nổ bùm một cái chết luôn (Plateforme), quanh quẩn những đề tài siêu thị du lịch lập trình thiếu tình yêu thế giới động vật etc. Thế nhưng đó là một cái nhìn đơn giản quá mức.

Tôi không hâm mộ văn học Pháp lắm đâu, các bác đừng tưởng bở í lộn tưởng nhầm :d Người ta hâm mộ, hình như thế, những gì ít biết. Ví dụ như tôi hâm mộ Cyrus Miles Hannah Montana Miles To Go mặc dù biết cả đời sẽ không nghe một bài hát nào của con bé ấy :) nhưng đó là nền văn chương (duy nhất, chắc vậy) có một khả năng kinh hoàng về tự gây trắc trở cho mình, cũng như năng lực luôn luôn controversial một cách thành thực.

Tại làm sao văn chương Pháp có nhiều gương mặt nhân văn sáng chói đến thế, trong suốt lịch sử? Voltaire, vầng, Hugo, vâng, Camus, dạ? Câu trả lời của tôi sẽ làm khối bác nhăn tít mặt suốt một tuần hehe: vì có những người như Michel Houellebecq đấy.

Mọi thứ chỉ nổi bật, sáng chói nếu có một cái nền đen tuyền, đen tuyệt, đen tuyệt vọng. Cách mạng à? thì đã có Joseph de Maistre phản cách mạng. Tiến bộ tri thức à? thì đã có Julien Benda phản tiến bộ. Alain Finkielkraut mà tôi mới nói tới trong mục Brand New Ones đó, cũng vậy luôn - người ta đã bắt đầu gọi Finkielkraut là một mécontemporain, giống như trước đây Finkielkraut từng gọi Charles Péguy là một mécontemporain, còn mécontemporain là gì thì các bác tự tìm hiểu nhá :) thóc đâu mà đãi gà rừng hihi.

Và Michel Houellebecq chính là Céline của thời hiện tại. Trong bài trả lời phỏng vấn vừa xong với Magazine Littéraire, Houellebecq đã khẳng định điều tôi nghĩ từ lâu (chắc trước đây Houellebecq cũng đã nói rồi, hoặc có người đã nói rồi, nhưng tôi chưa thấy), về sự kết nối tinh thần với Baudelaire. Baudelaire, Céline, rồi Houellebecq, các nhà văn s’en foutrent, đó là những cái nền đen tuyền để nổi bật lên Hugo, Camus, và Le Clézio (;p) (nhân tiện: trong một bài phỏng vấn khác, khi được hỏi về Le Clézio, Houellebecq đã rất táo tợn thẳng thừng: đọc chán chết, chưa bao giờ đọc hết nổi quyển nào của tay ấy cả).

Vấn đề này, một lần nữa, lại quay về cuốn sách lớn của Antoine Compagnon mang tên Les Antimodernes, khảo về một dòng âm tính của nước Pháp từ Joseph de Maistre cho tới… à… Roland Barthes :d Quyền năng âm bản hành hạ chúng ta, nhưng biết đi đâu để tránh? Chạy trời không khỏi nắng hic.

NB1. Đợt tới tôi định phân tích quá trình xâm nhập của văn chương Nga vào nước Pháp hồi cuối thế kỷ XIX: tại làm sao văn chương Pháp lại tiêu hóa nổi những Gogol, Tourguenev, Dostoievski và Tolstoi, những người thuộc một nền văn hóa mới trước đó không lâu còn là barbarian trong mắt “những người Pháp thoát thai từ La Mã vinh quang”?

NB2. Có một câu nói ác, bảo Camus là triết gia của học sinh cấp ba, và Cioran bảo văn chương Camus là thứ văn chương tỉnh lẻ :p (đồng thời Sartre chẳng có gì đáng quan tâm cả). Cioran cũng là một cục đen hiểm ác, cực hiểm ác.

1 comment:

  1. NB1. Tiêu hóa được không có nghĩa là đã "thoát thai" được. Nói chung vẫn là "trưởng giả học làm sang" trong văn chương và cả triết học.
    NB2. Camus làm công việc "cắp sách đi học tiểu học" trở lại cũng là vì nhận ra hiện tượng thích kẹt xe của những kẻ "trưởng gia học làm sang", xắm xế xịn lái ra những nơi đang kẹt ụ sẵn, đứng lù lù ở đó để được thiên hạ nhìn ngắm trầm trồ... như Sartre!

    ReplyDelete