Những cuốn sách đọc ở tuổi hai mươi, nếu còn nhớ, thì hoặc là chúng làm mình tưởng ra là ngộ thấy một điều gì đó quan trọng lắm, cốt tử lắm, hoặc mình thấy phăn lỳ chết thôi.
Hoặc cũng có lúc, như khi Đọc cơ hội của Chúa, thì thấy giời ạ hóa ra trên đời cái thể loại dở hơi như mình cũng không phải là duy nhất :p Cũng có đồng chí dập dìu sách vở, lên những cơn chập cheng ra phết. Và hóa ra là cũng chui ra chui vào suốt cái chốn Thư viện Quốc gia ấy.
Thư viện Quốc gia của những ngày ấy bao nhiêu thương nhớ không hề giống như bây giờ. Chỉ có thể đi vào từ cổng phía phố Tràng Thi, chếch chếch hiệu cắt tóc mậu dịch và Machinoimport. Chẳng biết bây giờ sửa lại xây thêm, đứng từ mấy cái gốc cây nhìn lên còn thấy tên Toàn quyền Émile Pasquier lờ mờ trên fronton mặt tiền không nữa. Thư viện Quốc gia ngày ấy đi thẳng thì vào đến phòng đọc ghế gỗ dài bóng lên vì bao nhiêu bộ mông của nhiều thế hệ, rẽ phải là một nơi rất quan trọng, cái toa lét, mà đúng hơn là cái chuồng tiêu, nhưng thường thì người ta rẽ sang trái, để đến một tụ điểm thú vị chết thôi, là quán nước anh Hợi. Nơi này các trí thức tương lai thi nhau rít thuốc lào, chém gió và uống trà đá, hoặc oánh cờ tướng. Sau này nhiều phần rẽ ngoặt sang thành con buôn, nghe nói một nhân vật nay trở thành trùm giặt giũ bao tiêu hết ga trải giường khách sạn ở Hà Nội. Một phần không nhỏ trở thành nhà báo lắm chữ nói gì cũng lung tung hết cả.
Thư viện ngày ấy vĩ nhân chen lẫn thường nhân, Đỗ Minh Tuấn suốt một thời gian dài ôm hai tập Mĩ học của Hegel, khuôn mặt quyết liệt cho thấy đọc sách là bể khổ. Huyền thoại quán nước nói Vương Trí Nhàn hay giật phích những cuốn khó tìm. Bác Vương Trí Nhàn hình như cũng có vào đây đọc, xin nói luôn đấy là zin bản đồn đại thôi, chắc cũng như mọi huyền thoại khác, đành thở dài không rõ thực hư. Giờ toàn tra sách bằng máy vi tính, nói đến phích may lắm thì các cháu nhi đồng tưởng là phích nước Rạng Đông. Một đặc trưng nữa của kho sách ở đó là rất nhiều sách đóng dấu Võ Tá Hân. Mà toàn sách bộ nhưng lại thiếu tập mới đau. Mới gần đây tôi mới đọc báo thấy viết ông Võ Tá Hân cứ cặm cụi đi khắp thế giới ai người ta cho sách là lôi về tặng lại cho Thư viện Quốc gia, thế thì đủ bộ kể cũng khó. Đọc xong chuyện ấy thì tôi lén lút rút lại niềm căm hận xưa cũ :p Thêm bạn bớt thù là xu hướng chung của tuổi già, nó thể hiện sự trưởng thành và cả sự nhùi nhụt của ý chí chiến đấu.
Quên mất là đang nói về Cơ hội của Chúa đấy :d Đó là cái thời suốt một thời gian dài văn chương Việt Nam chán lắm, suốt ngày ông gì tên là Tuấn tác giả Cù lao Chàm chán kinh lên được. Hào hứng được quãng vài năm, Nỗi buồn chiến tranh, Bến không chồng với cả Mảnh đất lắm người nhiều ma, rồi lặng lẽ như nhà thờ ngoài giờ lễ mixa, bỗng đâu xuất hiện một ông Nguyễn Việt Hà, cả cuốn tiểu thuyết dày khộp chả một chữ nói đến chiến tranh (à cũng có, có xuất hiện ngày 30 tháng Tư năm 1975 để đối chiếu với ngày tốt nghiệp của nhân vật Tâm).
Nó không chiến tranh, mà nó nói ba cái chuyện tình yêu, rượu (mà nghĩ cũng kinh, cái thời í cognac đã là đỉnh cao danh vọng rồi, gớm thế :d) và Chúa. Câu "anh yêu em" và "em yêu anh" nhiều ngang câu "nói có Chúa".
Thỉnh thoảng tôi nói đùa Nguyễn Việt Hà viết Cơ hội của Chúa bằng tâm lý của một kế toán viên, sợ kiểm toán nó làm thịt nên sổ sách rất chi ly, chuyện gì cũng kể hai lần :) Chuyện đã kể rồi thế nào cũng có đoạn nhật ký (của Tâm, Nhã, Thủy) tua lại một vòng, cho chắc. Nói đùa thế thôi, vụ đắp bờ truyện kể ấy, sâu xa mà nói, là một cách thể hiện của sự buồn bã, một chân thực cảm động. Có quen với bọn đàn ông Bắc Kỳ, nhất là Hà Nội đặc xịt, bụng dạ khó dò, mặt trơ như cái thớt, thì mới hiểu cái sự chân thực cảm động ấy.
Tuy biết rằng bọn nhóc con hai mươi tuổi ngày nay chẳng thể nào đọc cuốn tiểu thuyết này theo kiểu ấy được, nhưng tôi vẫn in lại. Vì đọc lại nó vẫn nhiều phấn hương vương vấn lắm :) chỉ có sửa mấy chỗ chẳng hạn như là rượu "Ararate" thành Ararat, thuốc lá "Cabinette" thành Cabinet, rồi thì sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia thì đã biết hãng hàng không "Interfluc" chính là "Interflug" và diễn viên "Gocomitic" là Gojko Mitić (Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại).
Hồi đọc cuốn này ghét nhất nhân vật Hoàng, đời anh này điệu rơi điệu rụng!
ReplyDeleteMình cũng quen một bạn đàn ông Bắc Kỳ, cũng Hà Nội đặc xịt, cũng bụng dạ khó dò,....nhưng "cái sự chân thực cảm động" thì mình chưa thấy :)) :)) :))
ReplyDeleteBỏ lỡ 2 lần rồi, lần này mình nhất quyết đọc Cơ hội của Chúa!
Các cháu tuổi hai mươi yêu dấu, mặt như con gấu, trẻ người non dạ, chẳng thể nào đọc được đã đành, đến các cháu lớn to cồ mà Chúa cũng không giúp được gì là sao. Khó hiểu quá. ;)
ReplyDeletethế chắc chưa chọn đúng Chúa, quá tin catalogue quảng cáo
ReplyDeleteIn lại à? tốt, tốt. Có khi mình bước qua lời nguyền mà đọc lại cũng nên. Bản cũ bao nhiêu là lỗi, đọc bực mình kinh lên được, đã thế cuốn của mình lại còn rất tả tơi vì cả đám bạn cả đời không đọc tiểu thuyết cũng đua nhau mượn.
ReplyDeleteThư viện quốc gia HN toàn vĩ nhân nhỉ. Ngày xưa mình toàn mài mông ở thư viện quốc gia SG chả gặp vĩ nhân nào, chỉ gặp đám sinh viên cà khổ như mình ngày hai bữa mì gói trộn giá và ớt bằm, bữa nào sang cả thêm ly sữa tươi uống xong có quyền nghe bụng rọt rẹt cả ngày không biết vì đá hay sữa tươi nhiễm khuẩn hay cả hai cùng nhiễm. Sau này trong đời cũng nhiều lần ăn mì gói nhưng mình cá rằng món mì gói thư viện ngày ấy ngon nhì trần gian (ngon nhất là mì vợ nấu).
Bác Nguyễn Mạnh Tuấn thì cả hai cuốn Đứng trước biển và Những khoảng cách còn lại đều hay hơn Cù lao Chàm, nhưng đúng là cái hồi ấy văn chương trong nước cũng chẳng có mấy cuốn đọc được. Mình nhớ toàn phải lôi những cuốn cũ Tôi và Mẫn, Gia đình má Bảy... ra đọc đi đọc lại đến nát bươm.
ReplyDeleteVào Thư viện Quốc gia hồi xưa oai phết, hồi đấy hình như ở trường mình còn có quy định phải năm thứ tư thứ năm mới được làm thẻ.
quy định chung là như thế, cho nên là phải ma giáo :p
ReplyDeleteMình tình cờ mới đọc cuốn Những khoảng cách còn lại cách đây vài năm. Mình tin là tác giả sẽ không in lại cuốn này cho dù được đề nghị
ReplyDeleteTớ còn nhớ là hồi ý vào TVQG tìm Cơ hội của Chúa, mà Chúa không cho cơ hội, rõ ràng có tên sách và ký hiệu nhưng mượn không được, vì lúc đó cuốn này thuộc dạng sách hot, bị cấm phát hành. Mấy năm sau lại thấy sách bày đầy. Nhưng in lại được cuốn này vẫn oách đấy.H.N
ReplyDeleteHey, chúc mừng Sinh nhật cụ Hồ và tất cả những ai tình cờ chào đời vào ngày này.
ReplyDeleteAnh có Deaf sentence của Lodge với Amulet của Bolaño chưa? Hay là đọc W.G. Sebald? ;))
ReplyDeletehí hí có quà à? anh mới có Amulet thôi
ReplyDeleteThế Deaf sentence với The emigrants của Sebald nhé?
ReplyDeleteokie :))
ReplyDeleteOh, " Cù lao Chàm" hay " Cù lao tràm " vậy ?
ReplyDeletehì, chắc là Tràm, chẳng nhớ rõ nữa
ReplyDeleteCù lao Chàm vì đảo vốn là nơi cư ngụ của người Chàm
ReplyDeleteLàm ơn giải thích cho "nhóc con hai mươi tuổi ngày nay" nhưng có trình độ còn thua "các cháu nhi đồng" này "giật phích" nghĩa là gì vậy ạ? Cháu này thậm chí còn chả rõ hình dạng của một cái phích nước, thời của cháu người ta dùng máy nước nóng lạnh tự động chỉ cần thay bình 20 lít mỗi tuần! Băn khoăn của NL về việc in lại sách là có cơ sở :(
ReplyDeletephích này là phiên âm của "fiche", cái phích trong thư viện là "fiche de bibliothèque", xem hình:
ReplyDeletehttp://www.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.robertbibeau.ca/suisse4/fiche-bibli.gif&imgrefurl=http://www.robertbibeau.ca/suisse4/index.html&usg=__8s3Vl8MHwHhq1KA1XsHXp34qNZE=&h=384&w=477&sz=22&hl=vi&start=1&zoom=1&tbnid=F-Fg1yWHBUtW-M:&tbnh=104&tbnw=129&ei=r8HdTcO9CIjuuAPvmvnLBQ&prev=/search%3Fq%3D%2522fiche%2Bde%2Bbiblioth%25C3%25A8que%2522%26hl%3Dvi%26sa%3DX%26biw%3D1400%26bih%3D854%26tbm%3Disch%26prmd%3Divns&itbs=1&biw=1400&bih=854
trên phích ghi đủ thông tin về một quyển sách có trong thư viện, phích có đục lỗ để xuyên qua một thanh sắt, tất cả ở trong một cái hộp, nếu giật cái phích này khỏi thanh sắt thì sẽ không ai tìm được dấu vết quyển sách đó nữa
Cảm ơn "chú" Nhị Linh :D. Nhưng mà tiện thể cho cháu hỏi luôn vài câu nữa:
ReplyDelete- Theo cháu biết thì "zin" là để chỉ những gì còn nguyên vẹn, nguyên bản. Thế chú biết từ "zin" có nguồn gốc từ đâu không?
- Thêm một cái này cháu thắc mắc từ lâu, nhưng không nhớ rõ lắm. Cháu từng đọc ở đâu đó nói rằng khi viết xuống dòng mà cách vào vài ô (theo kiểu viết trong tập ở trường) là sai. Hình như đọc trong blog NL thời Yahoo 360, không nhớ nữa. Có phải vậy không ạ?
- Hôm rồi cháu ra đường gặp chỗ có lô cốt nó đề bảng là "Đường cấm lưu", không hề có dấu vết của chữ "thông" bị mất hay mờ gì. Ghi thế đúng không ạ?
- Còn một vụ nữa, không biết chú còn nhớ không :D. Cháu vẫn không chắc là "thông cảm" với "đồng cảm" giống hay khác nghĩa nhau. Chú giúp giải quyết luôn giùm, không thì cháu bức bối đau khổ lắm!
Thế thôi. Cảm ơn chú trước.
đấy, thế mà mình tự nhận là già các bạn lại cứ bảo mình nói đùa, được gọi là chú rồi đây này :(
ReplyDeletezin chắc hẳn là từ "origin"/"origine" ra, tôi chỉ đoán thế thôi, không chắc lắm
có hai cách trình bày văn bản thông dụng: kiểu Pháp và kiểu Anh-Mỹ: kiểu Anh-Mỹ thì khi xuống dòng không thụt, kiểu Pháp thì có thụt
chắc cái biển là do người ta dự trù thiếu chỗ viết :p
vụ "thông cảm"/"đồng cảm" có nhớ mang máng, chắc chắn là hai từ này không giống nhau hoàn toàn rồi, bạn thử tra từ điển tiếng Việt xem họ giải thích thế nào
Đâu nào, tại thấy ấy suốt ngày than già nên mới gọi thế cho ấy vừa lòng đấy mà :D
ReplyDeleteTừ trước cháu đã tra từ điển và cháu tạm hiểu/đoán thế này: “đồng cảm” là giữa những người cùng hoàn cảnh, “thông cảm” là hoàn cảnh không giống nhau nhưng có thể hiểu được nhau. Trước giờ cháu vẫn hiểu như thế, chỉ là chưa chắc lắm. Thôi để cháu tìm vài quyển nữa tra thêm.
Thư viện quốc gia HN ngày ấy không phải chỉ toàn vĩ nhân đâu anh Mun. Còn có cả em nữa :-D :-D
ReplyDeleteem này toàn ngồi quán nước anh Hợi đọc truyện Quỳnh Dao với cả tán tỉnh mấy anh đeo kính trên 5 điôp hehe
ReplyDeleteCháu xin lỗi đã làm phiền chú ^^
ReplyDelete[vụ đắp bờ truyện kể ấy, sâu xa mà nói, là một cách thể hiện của sự buồn bã, một chân thực cảm động]
cháu chưa gặp đàn ông Bắc thành ^^, chú có thể nói rõ hơn vấn đề này được ko ạ?
hì, đắp bờ ở đây là double: í mình đơn giản lắm, là những chuyện buồn bã, đau lòng cứ lặp đi lặp lại thì thể hiện là tác giả cảm động thực sự
ReplyDeleteVậy nhưng cháu nghĩ là đắp bờ có nghĩa là bồi đắp từ cái bờ cũ :)) cháu nghĩ ý này cũng hay, vì những chuyện buồn bả đâu có lặp lại 2 lần, mà có thể 3, 4 lần :) Nên đắp bờ là bồi đắp. Người Việt hiểu cách Việt. hj ^^ được không chú?
ReplyDeleteVậy nhưng cháu nghĩ là đắp bờ có nghĩa là bồi đắp từ cái bờ cũ :)) cháu nghĩ ý này cũng hay, vì những chuyện buồn bả đâu có lặp lại 2 lần, mà có thể 3, 4 lần :) Nên đắp bờ là bồi đắp. Người Việt hiểu cách Việt. hj ^^ được không chú?
ReplyDeletecháu làm mình bối rối :p
ReplyDeleteChú ơi! lại làm phiền chú rồi :)
ReplyDeleteVới kiểu kể truyện móc nối, đắp bờ í :P cháu có thể gọi tên là kết cấu đắp bờ được không chú :) nhờ chú tư vấn giùm cháu với :) bởi đắp bờ như là một nghệ thuật móc nối các câu chuyện nhỏ thành câu chuyện lớn :)
hj ^^ rất rất vui khi được nói chuyện với chú! Ngày mới đầy sức khỏe và niềm vui chú nha :)
ui xời cứ việc thôi, nhưng mà cẩn thận các nhà phê bình lại théc méc :p
ReplyDeleteNếu muốn nói về kết cấu được sử dụng trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thì cháu có thể tìm hiểu mô hình nào ạ? và chú có thể giúp cháu tìm hiểu về phần lý luận của mô hình đó được không?
ReplyDelete(có người cho là mô hình kính vạn hoa...)
Chúc chú cuối tuần vui vẻ và ấm áp bên gia đình của mình ^^
a, có phải cháu đang làm luận văn hay viết tiểu luận về quyển này không :p
ReplyDeletekết cấu này cháu có thể gọi là kết cấu vòng tròn, cùng một câu chuyện nhưng được kể đi kể lại theo cái nhìn của những người khác nhau, cháu có thể vận dụng lý thuyết "ngôi trần thuật" (focalisation: focalization zéro, focation externe và focalisation interne), cái này nếu đã học về narratologie thì hẳn cháu cũng biết rồi
mở rộng thêm (đề phòng cháu hỏi tiếp :p): "Khải huyền muộn" thì lại đặc trưng cho kết cấu "truyện trong truyện", câu chuyện tự kể nó được tạo ra như thế nào, đó là thủ pháp "mise en abyme", từ được André Gide sử dụng lần đầu tiên và sau này được lý thuyết hóa bởi những người như Jean Ricardou và Lucien Daellenbach
Dạ! hjhj :P
ReplyDeleteCháu rất cảm ơn chú, hj! chưa biết nhiều về cháu mà chú giúp đỡ cháu thật nhiệt tình :)
Dạ cháu đang làm luận văn về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ^^ phần nội dung cháu cũng làm kha khá rồi, còn phần nghệ thuật đây lại là điểm yếu của cháu :)
Cảm ơn chú rất nhìu :)Chú có một Blog rất tuyệt :)
biết ngay mà :p
ReplyDeletenếu mà thực sự muốn làm thầy giáo hướng dẫn choáng váng thì làm thế này này :pp đừng diễn giải theo sơ đồ kết cấu vòng tròn nữa, mà theo kết cấu ngôi sao (đèn ông sao Trung Thu í) cho nó máu:
5 nhân vật có ngôi trần thuật đa dạng (viết nhật kỳ hoặc viết thư) là Hoàng, Nhã, Thủy, Tâm, Bình sẽ là năm đỉnh của ngôi sao, các đường kết nối 5 đỉnh này tạo thành khoảng giữa là câu chuyện chung của 5 người, nhưng mỗi người sẽ có một không gian riêng, trong không gian ấy thì lại có thêm những quan hệ khác nữa, như là Sáng đối lập với Hoàng, Nhã đối lập với Lâm, Hoàng thổn thức với Chúa...
bác NVH thấy thế có ổn không :pp
Hj ^^ Chú Nhị Linh sáng tạo quá :) ^^
ReplyDeleteCháu cũng thích đi con đường mà ít ai đi :) nhưng mọi người lại thường thích cái mà số đông chấp nhận :)
Cảm ơn chú đã góp ý cho cháu :) chờ xem chú NVH thấy thế nào đã chú hi :P
Chú nhị linh ơi ^^, tuần mới tốt lành nhé :) :P
ReplyDeleteChú ơi, chú cho cháu hỏi xí xi :P cháu có sự thắc mắc về điểm nhìn trần thuật, trong lý luận văn học nó nằm trong mục kết cấu tác phẩm, vậy nhưng có người lại phân tích riêng ra kết hợp với ngôi trần thuật. Như vậy cháu nên đưa riêng mục điểm nhìn trần thuật phân tích riêng hay là phân tích nó trong phần kết cấu.
Vấn đề nữa phát sinh là về ngôi trần thuật, trong mô hình tiểu thuyết trong tiểu thuyết, sự dịch chuyển ngôi trần thuật có hiệu quả gì không ạ?
Và phương pháp nhại có khác với giọng giễu nhại không?
Biết rằng chú rất bận nhưng cháu cũng ko chắc chắn về những điều trên lắm :P lúc nào chú rảnh rảnh xí xi dành chút thời gian cho cháu với chú nghe! hj hj! Cảm ơn chú rất nhiều ^^
hỏi mỗi lúc một khó :p
ReplyDeleteđưa vào hay đưa ra thì cũng được thôi (ngôi trần thuật và kết cấu ấy), còn tất nhiên sự chuyển dịch phải có giá trị chứ, tùy từng chỗ
về nhại và giễu nhại: tốt nhất là cháu đừng tin vào các giải thích bằng tiếng Việt mà cố gắng tìm định nghĩa parody và pastiche chuẩn xác bằng tiếng nước ngoài rồi nghiền ngẫm, điều cơ bản ở đây là "nhại" cái gì, bất kỳ ai nói chung chung về giọng văn "nhại" hoặc "giễu nhại" đều là không đáng tin: ví dụ nói bừa phứa rằng giọng văn Nguyễn Huy Thiệp là "giễu nhại" thì không có giá trị, nhưng chẳng hạn nói "Vàng lửa", "Kiếm sắc" là "nhại" giọng văn của "Hoàng Lê nhất thống chí" chẳng hạn thì có thể bắt đầu phân tích được
trong "Cơ hội của Chúa", nếu muốn đi theo hướng này, tốt nhất cháu chỉ nên tập trung vào đoạn "lẻ bóng" có Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Quốc Tảng, Trần Nhật Duật, cái đó thì có thể nói là "nhại" giọng văn của các văn bản thiền truyện thời Lý Trần
Cháu cảm ơn chú rất nhiều :) Có sự chỉ đường của chú cháu thấy tự tin hơn nhiều ^^
ReplyDeleteCháu sẽ cố gắng :P
Chúc chú ngày mới tốt lành :P
À chú nè :P
ReplyDeleteNếu cháu hỏi gì không phải chú đừng giận cháu nha ^^ Cái tên Nhị Linh làm cháu nhớ đến câu:
"Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay"
Cháu tìm thêm thông tin về chú nhưng không bít, hjhj! chú hơi bí ẩn thì phải (hoặc là do cháu tìm kiếm kém) Chú có thể nói rõ hơn về chú với được không? :P nếu không tiện thì thôi cũng được chú à :) nhưng cháu vẫn thấy hơi théc méc, tại vì "nhân tài như chiếc kim nằm trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra", cháu rất mún bít thêm về chú, hj hj ^^
à, cháu cứ hình dung về một con ngáo ộp là được rồi :)
ReplyDeletehjhj ^^ Có đoạn trích:
ReplyDelete"Em nghe những người sành rượu bảo, cô nhắc thì mềm mại hơn. Mà đã là mềm mại thì hay lừa mị. Bạch bật cười, Bạch cười trông càng không giống nhà văn. Nói chung khuôn mặt nhà văn không thể hớn hở thoả mãn. Mặt họ phải sâu sắc nhầu nát cảm động. Bạch nói là, những nhà văn mà anh biết trông lộm nhộm, chẳng có vẻ gì khác thường. Còn những nhà văn trông thật giống nhà văn, là bởi họ hay lên truyền hình. Thế là tại sao. Bạch đánh trống lảng, Cẩm My trông kỹ thì trẻ hơn tuổi.Thực ra, trông cô rất giống một thằng bé con. Nhất là khi cô trễ nải mặc cái áo sơ mi có mầu thẫm. Cẩm My nhìn những vệt nhăn trên trán Vũ, rất nhiều lúc cô để lưỡi chạy trên những vết nhăn đó. Cô biết là không bao giờ cô sẽ xoá được"
Chỉ một đoạn ngắn mà từ cảm nhân của cẩm my, của bạch, rồi có thể có cả vủ nữa. Nếu sử dụng lý thuyết ngôi trần thuật thì ở đây vừa là ngôi thứ nhất, lại vừa khai thác ngôi thứ 3. Người đọc rất khó theo dõi, và đôi khi có thể tự ngộ nhận theo cách (sáng tạo ngây thơ) của mình.
Chú có bài viết nào về sự dịch chuyển ngôi thú vị này không cho cháu tham khảo với, càng đi sâu tìm hiểu cháu càng hoang mang trong những lý thuyết, và mất dần sự tự tin của một độc giả, cháu vẫn sợ cách nhìn nhận của mình sẽ phá đi một tác phẩm hay :(
Chú ngáo ộp cho cháu lời khuyên để khám phá chuyện này nhé :P
trích "Khải huyền muộn" à :p
ReplyDeleteHoàng Ngọc Hiến có nói phớt qua điều này trong bài viết về "Cơ hội của Chúa" in trong bản "Cơ hội của Chúa" 2007
hiện tượng này tạo ra một số giá trị, trong đó có việc khiến cho người đọc có cảm giác giọng văn NVH rất hoạt
à trên tạp chí "Nghiên cứu Văn học" số nào đó gần đây (tháng Sáu, tháng Bảy hoặc tháng Tám) có một bài phân tích về ngôn ngữ tiểu thuyết mới, có dành một phần quan trọng cho "Cơ hội của Chúa" đấy
với cả cháu vào cái entry mới nhất xem phần comment, có một chút về "nhại" đấy
Dạ :P hjhj ^^ cảm ơn chú nhiều :)
ReplyDeleteCháu làm được 60 trang rồi :)) gắng thêm 20 nữa là ok :P hjhj! làm phiền chú nhiều quá ^^
:P Chú ngủ chưa ạ ^^!
ReplyDeleteThú thực với chú, hôm trước giờ, cháu chỉ đọc tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà dưới dạng ebook. Vì tiểu thuyết này ở nhà sách không còn nữa nên việc tìm bản giấy đọc là điều khá khó khăn.
May thay lên thư viện tổng hợp của thành phố thì mượn được. Cháu sung sướng quá :P Cầm bản giấy tiểu thuyết Khải huyền muộn, cháu hơi bất ngờ. Không hiểu là trước mỗi chương, trang đầu tiên được in khá đặc biệt. Dòng chữ đầu tiên, và các chữ đầu hàng, cuối hàng đều in đậm! ^^
Không hiểu đây là dụng ý của tác giả hay là lỗi của nhà in. Hay là một kỹ thuật gì mới lạ :P thấy vui vui vì cháu chưa đọc được bài bình luận nào về chuyện này cả :P
Chú nghĩ sao về vấn đề này ạ ^^!
Chúc chú ngáo ộp ngủ ngon :D
hậu hiện đại hay sao í :p
ReplyDeletecháu lekhanhha muốn biết thông tin về chú Nhị Linh thì liên hệ chú Goldmund, thông tin cỡ nào cũng có:))
ReplyDeletehjhj ^^ dạ cháu cảm ơn, hj! nhưng thôi gọi là chú ngáo ộp cũng được rồi :P
ReplyDelete"Nói tóm lại bị bồ đá người ta có thể trở thành nhà văn lớn" Cái nói tóm này thú vị thiệt :P chú Goldmund nhỉ :))
Ở Blogpot này toàn người giỏi thôi à :P nếu có dịp cháu mong được học hỏi nhìu nhìu ở các chú :P Chúc cả nhà buổi tối bình an và hạnh phúc ^^
ở đây toàn người ngon cháu ơi, trừ mỗi cái chú GM đó, chân cẳng bị lang ben hết cả haizzz
ReplyDeletehj^^ Dạ!
ReplyDeleteChú ngáo ộp :P !
Chú có thể bật bí cho cháu xí xi về cái thủ pháp "nhại" giọng văn của các văn bản thiền truyện thời Lý Trần :) nó nhằm mục đích gì vậy được không ạ :P
Hay là các nhại giọng văn của "Hoàng Lê nhất thống chí" nữa :P
hjhj ^^ buổi tối tốt lành chú nha :)
^^ cháu chào chú!
ReplyDeletehjhj! cháu tìm được câu trả lời cho vấn đề này rồi ạ. Đây đúng là kiểu nhại thú vị :P và phần này có thể xem là nguyên lý cuộc sống và những bế tắc trong cuộc sống :)
Cảm ơn chú Ngáo Ộp nhìu nhìu :P
zin chắc là từ virgin, truy ra được origin của vét máng mới khó.
ReplyDelete"vét máng" à? đó là nói lái của "mét váng": váng mà dày đến một mét thì cũng đáng rúc mõm vào lắm
ReplyDelete