Bản sửa 14/12/2011
Michel Pierssens. Sinh năm 1945, giáo sư văn học Pháp tại Đại học Montréal, đồng sáng lập vào năm 1971 tạp chí Sub-Stance mà ông là một trong các biên tập viên, đồng thời là đồng giám đốc (cùng Jean-Jacques Lefrère) của tạp chí Histoires littéraires, tác giả của La Tour de Babil, 1976, Lautréamont. Éthique à Maldoror, 1984, Savoirs à l’oeuvre. Essais d’epistémocritique, 1991, Savoirs de Proust, 2005, Ducasse et Lautréamont. L’envers et l’endroit, 2006.
Tác phẩm La Tour de Babil. Essai sur la fiction du signe [Tháp Babil. Khảo luận về hư cấu của ký hiệu] (xuất bản năm 1976 ở NXB Minuit trong tủ sách “Critique”) đã ngay lập tức đặt ông vào trào lưu lý thuyết-phản tư. Vào thời in cuốn sách ấy, với ông đâu là những điều quan trọng?
Tôi vẫn luôn luôn quan tâm đến sự rối loạn, những tính chất bên lề. Thời ấy (1963) tôi ghi tên học ngành y (rồi nhanh chóng bỏ để chuyển sang văn chương), cái quyến rũ tôi là bệnh học tâm thần, kể cả /khía cạnh/ [phiên bản] tâm phân học của nó. Khi rẽ ngang sang nghiên cứu văn học, tôi đã phát hiện rằng những rối loạn của ngôn từ và tâm trí có thể là một đối tượng nghiên cứu liên ngành phối hợp cả ngôn ngữ học, phân tích văn học, tâm thần học. Vậy nên tôi muốn hiểu làm thế nào mà những cách thức không điển hình trong việc xử lý ngôn ngữ, dù cho nguồn gốc có là gì (bệnh học hay không) có thể là nguồn gốc cho những sáng tạo kỳ quặc và có vẻ như không thể giải thích cũng như những sáng tạo quy chuẩn nhiều hơn nhiều. Các điểm quan trọng trong những nghiên cứu mà tôi thực hiện [hồi đó] luôn luôn trước hết mang tính chất lý thuyết, ngay cả khi lẽ dĩ nhiên tôi không hề thờ ơ với những gì được nói vào thời ấy trong lĩnh vực phản tâm thần học, nhất là những biến thể kiểu Mỹ hay nói rộng hơn là kiểu anglo-saxon.
Những dấn thân trí thức của ông có dính dáng gì tới một cuộc chiến chính trị hay ý hệ không? Và làm thế nào để đặc trưng hóa cho cuộc chiến ấy, nếu nó có tồn tại? Nó có mới mẻ không?
Tôi sống ở Mỹ từ 1970 và khám phá các phong trào trí thức, theo lối trực tiếp, những thứ chỉ có được một tiếng vang bị bóp méo sang bên Pháp. Thế nên tôi không hề có cảm giác mình tham gia, theo nghĩa truyền thống, một cuộc chiến chính trị hay ý hệ. Hồi đó tôi thấy phong trào mà tôi /tham gia/ [tự đồng hóa vào] đang ở /vào/ giai đoạn chinh phục không thể cưỡng lại và sâu sắc hơn rất nhiều.
Ông có cảm giác là mình lặp lại những cuộc chiến của các phong trào tiền phong chủ nghĩa kiểu truyền thống không?
Dĩ nhiên là [hồi đó] tôi đọc mọi thứ liên quan tới cuộc tranh luận về chủ nghĩa Marx /hồi/ [trong lúc]/đang/ viết luận án tiến sĩ ở Aix-en-Provence và các bài giảng tôi thực hiện về chủ đề này (1968-1970) trước các sinh viên chiến sĩ tranh đấu thuộc đủ mọi nhóm phái thời đó, là những bài giảng hết sức chiết trung và đa dạng, đi từ Marx tới Lênin, từ Trotski tới Mao, từ Stalin tới [Louis] Althusser. Trước hết tôi muốn hiểu được những gì phức tạp, thậm chí các mâu thuẫn và ngõ cụt của toàn bộ truyền thống ấy, còn bản thân tôi hết sức dị ứng và hoài nghi trước những đơn giản hóa mà người ta đề xuất từ đó. Tôi hướng nhiều hơn tới những gì xuất phát từ Internationale situationniste [Quốc tế của chủ nghĩa tình thế], cái với tôi không phải là không tương thích với một số khía cạnh của chủ nghĩa Trotski - thứ chủ nghĩa đã trở nên thân thiện hơn nhiều với vai trò của các nhà siêu thực chủ nghĩa.
/Ông/ [Có thể] định nghĩa như thế nào về tính mới mẻ của một vị thế như vậy?
Hồi đó tôi thấy rằng chủ nghĩa tiền phong mà tôi thuộc về trước hết phải sở hữu một ý thức lịch sử rất mạnh mẽ và một cảm quan phê phán hoàn toàn không tương thích với những gì các chiến sĩ tranh đấu có tổ chức cao độ nhất đang tìm cách áp đặt. Sự nghèo nàn về mặt tri thức của phần lớn họ hay những ép buộc về phía những niềm tin giản lược khủng khiếp của họ khiến tôi thấy mọi phía đều bị thực tại vượt qua, đặc biệt là các thực tại do sự tưởng tượng chi phối ngôn ngữ tạo ra, trong thơ cũng như trong văn xuôi. Mọi thứ gì không phải [là] rối loạn có sức sinh sôi tôi đều thấy có tính chất tu từ và gây nghẹt thở một cách sâu sắc. Tôi thấy (và giờ vẫn thấy) rằng cần phải quan tâm đến mọi hình thức thể hiện được quyền năng của ham muốn giải thoát. Với tôi nước Pháp trên con đường mác xít hóa là một ngõ cụt thoái triển, ở đúng cái nơi nước Mỹ sáng tạo đầy táo bạo. Việc tôi đọc [Roland] Barthes, [Michel] Foucault hay [Gilles] Deleuze trực tiếp bị ảnh hưởng bởi điều đó: Barthes của sự phân mảnh và của ham muốn, Foucault của lịch sử/,/ bệnh điên và [của] [Raymond] Roussel, Deleuze tái sáng chế Nietzsche. Đó là những gì kích thích tôi.
Ông dạy học ở Montréal từ hơn ba mươi năm nay. Ông cũng là một trong những người sáng lập và cựu giám đốc tờ tạp chí Sub-Stance, một trong những cầu nối chính yếu giữa French Theory [Lý thuyết Pháp] và nước Mỹ. Ngày nay ông có cách nhìn như thế nào về hoạt động vượt tuyến này?
Lúc mới ở Mỹ, tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng mình thuộc về một phong trào chinh phục /của/ theo kiểu tiền phong hẳn sẽ khiến người Mỹ khám phá những sự thật và tác phẩm gây xáo trộn, đoạn tuyệt hoàn toàn với truyền thống đại học như nó vẫn kêu ro ro tại các khoa văn học, các khoa Pháp ngữ cũng như các khoa Anh ngữ. Sức mạnh mang tính chất lật đổ của lý thuyết kiểu Pháp gây rất nhiều phấn chấn và công việc phổ biến thực sự được cảm thấy như là một cuộc chiến chống lại các lực thoái triển. Chúng tôi không đông lắm ở vị thế đó, tuy nhiên cũng là đủ để xô đổ những thành trì truyền thống, mặt khác lại là những thành trì rất thân thiện, theo cách đầy nghịch lý.
Ông có nghĩ rằng lý thuyết văn học, theo nghĩa rộng, đã đóng - và vẫn đóng - cùng vai trò ở Pháp và ở Mỹ không?
Có một khác biệt lớn giữa /địa hạt/ [các giới] có liên quan [đến vấn đề này] ở Pháp và ở Mỹ. Ở Pháp người ta có thể có cảm giác mình chạm vào tới rất sâu toàn bộ xã hội; ở Mỹ, rõ ràng /là/ cái thực tại duy nhất có thể ghi dấu ấn là trường đại học, lẽ dĩ nhiên là có cấu trúc chặt chẽ hơn nhiều, tập trung hơn nhiều, có tổ chức hơn nhiều so với ở Pháp. Đó là nơi duy nhất một cuộc chiến tri thức có thể tạo một tiếng vang và có một nghĩa.
Hành trình bên Mỹ của ông có làm biến đổi những dấn thân và định kiến trước đây của ông không? Ở những điểm nào?
Cùng lúc với các hoạt động người vượt tuyến của mình, tôi rất [nhanh chóng] quan tâm đến những gì bản thân người Mỹ tri nhận như là chủ nghĩa tiền phong tri thức của riêng họ: cái công trình liên ngành hết sức phong phú quy tụ các nhà ngôn ngữ học, các nhà nhân học, các triết gia, các nhà xã hội học, các nhà khoa học luận… Chính bằng cách ấy mà cái nghĩa tôi cấp cho từ “khoa học” đã biến đổi mạnh mẽ, chuyển từ quan niệm rất trừu tượng và cổ lỗ ở trong đầu các ý hệ gia người Pháp sang một quan niệm rất cụ thể và có tính chất thao tác cao độ như ở các sử gia về các ngành khoa học và các nhà khoa học luận người Mỹ. Do đó cái có thể được coi là lý thuyết văn học ở Pháp nhất thiết phải được viết lại vào trong những vấn đề rộng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều tại Mỹ, với sự can thiệp của cả lịch sử xã hội và văn hóa lẫn sinh học-thần kinh học hay vật lý.
Làm thế nào để diễn giải sự đối lập giữa ảnh hưởng /nhỏ bé/ [yếu ớt] của lý thuyết tại Đại học Pháp và uy tín của nó tại các trường đại học Mỹ?
Người Pháp rất e dè trong việc chấp nhận những đề xuất từ nghiên cứu văn hóa mà tôi thấy rằng sức mạnh đổi mới, mặc cho người ta có thể nghĩ gì về độ nghiêm ngặt hay đúng đắn của nó, là không thể chối cãi. Cách thức xây dựng lý thuyết văn học ở Pháp ngày nay với tôi là không đi kèm một chút tính hiệu quả xã hội và chính trị nào, điều mà tôi /thấy/ [cho rằng] hoàn toàn khác bên Mỹ. Lý thuyết Pháp mà tôi góp phần nhập khẩu trong những năm 1970 đã chuyển hóa thành một bộ máy trình hiện có sức huy động lớn. Tôi tin rằng ngày nay các hiệu ứng của nó nằm khắp nơi trong nền văn hóa và xã hội Mỹ và đóng góp vào sự năng động [mang tính chất đổi] mới của nó, trái ngược với những gì /đã/ [từng] diễn ra bên Pháp.
Nếu được làm lại, ông có lại lao vào cuộc phiêu lưu Mỹ nữa không?
Nếu được làm lại, tôi sẽ không ngần ngừ gì mà làm lại y hệt, bởi chính trong cuộc phiêu lưu Mỹ mà những gì tôi tìm cách truyền đạt đã tìm ra được tiếng vọng mà tôi thấy là có nhiều tính chất sáng tạo nhất. Sự tình cờ khiến tôi làm một nhân viên quân sự ở Mỹ trong vòng hai năm là một trong những tình cờ thuộc loại tích cực nhất mà tôi từng có ở /địa hạt/ [bình diện] tri thức.
Có những đoạn tuyệt trong các hướng đi của ông không? Suy tư lý thuyết về văn chương có còn thời sự không?
Tôi không có cảm giác hiện nay mình quan tâm đến những thứ rất khác những gì từng huy động con người tôi cách đây bốn mươi năm. Hẳn tôi đã /chính xác hóa/ [cụ thể hóa] được một chút cách nhìn về những liên hệ giữa hiểu biết và những cái khác trong văn hóa nói chung. Tôi đã mang theo nhiều kiến thức và sự chặt chẽ [hơn] vào những /bước đi/ [công việc] có bản tính lịch sử, những cái giờ đây với tôi giống như là các sự đảm bảo nhất thiết phải có cho bất kỳ quá trình lý thuyết hóa nào có đôi chút đáng tin cậy. Trong mắt tôi không có mâu thuẫn nào giữa công việc mà tôi làm với [tạp chí] Histoires littéraires và [trang web] epistemocritique.org. Như vậy đúng ra thì tôi có cảm giác về sự liên tục và đào sâu.
---------------------
Thêm một nhà nghiên cứu Pháp nhưng lại ở Mỹ :)
Michel Pierssens. Sinh năm 1945, giáo sư văn học Pháp tại Đại học Montréal, đồng sáng lập vào năm 1971 tạp chí Sub-Stance mà ông là một trong các biên tập viên, đồng thời là đồng giám đốc (cùng Jean-Jacques Lefrère) của tạp chí Histoires littéraires, tác giả của La Tour de Babil, 1976, Lautréamont. Éthique à Maldoror, 1984, Savoirs à l’oeuvre. Essais d’epistémocritique, 1991, Savoirs de Proust, 2005, Ducasse et Lautréamont. L’envers et l’endroit, 2006.
Tác phẩm La Tour de Babil. Essai sur la fiction du signe [Tháp Babil. Khảo luận về hư cấu của ký hiệu] (xuất bản năm 1976 ở NXB Minuit trong tủ sách “Critique”) đã ngay lập tức đặt ông vào trào lưu lý thuyết-phản tư. Vào thời in cuốn sách ấy, với ông đâu là những điều quan trọng?
Tôi vẫn luôn luôn quan tâm đến sự rối loạn, những tính chất bên lề. Thời ấy (1963) tôi ghi tên học ngành y (rồi nhanh chóng bỏ để chuyển sang văn chương), cái quyến rũ tôi là bệnh học tâm thần, kể cả khía cạnh tâm phân học của nó. Khi rẽ ngang sang nghiên cứu văn học, tôi đã phát hiện rằng những rối loạn của ngôn từ và tâm trí có thể là một đối tượng nghiên cứu liên ngành phối hợp cả ngôn ngữ học, phân tích văn học, tâm thần học. Vậy nên tôi muốn hiểu làm thế nào mà những cách thức không điển hình trong việc xử lý ngôn ngữ, dù cho nguồn gốc có là gì (bệnh học hay không) có thể là nguồn gốc cho những sáng tạo kỳ quặc và có vẻ như không thể giải thích cũng như những sáng tạo quy chuẩn nhiều hơn nhiều. Các điểm quan trọng trong những nghiên cứu mà tôi thực hiện luôn luôn trước hết mang tính chất lý thuyết, ngay cả khi lẽ dĩ nhiên tôi không hề thờ ơ với những gì được nói vào thời ấy trong lĩnh vực phản tâm thần học, nhất là những biến thể kiểu Mỹ hay nói rộng hơn là kiểu anglo-saxon.
Những dấn thân trí thức của ông có dính dáng gì tới một cuộc chiến chính trị hay ý hệ không? Và làm thế nào để đặc trưng hóa cho cuộc chiến ấy, nếu nó có tồn tại? Nó có mới mẻ không?
Tôi sống ở Mỹ từ 1970 và khám phá các phong trào trí thức, theo lối trực tiếp, những thứ chỉ có được một tiếng vang bị bóp méo sang bên Pháp. Thế nên tôi không hề có cảm giác mình tham gia, theo nghĩa truyền thống, một cuộc chiến chính trị hay ý hệ. Hồi đó tôi thấy phong trào mà tôi tham gia đang ở vào giai đoạn chinh phục không thể cưỡng lại và sâu sắc hơn rất nhiều.
Ông có cảm giác là mình lặp lại những cuộc chiến của các phong trào tiền phong chủ nghĩa kiểu truyền thống không?
Dĩ nhiên là tôi đọc mọi thứ liên quan tới cuộc tranh luận về chủ nghĩa Marx hồi đang viết luận án tiến sĩ ở Aix-en-Provence và các bài giảng tôi thực hiện về chủ đề này (1968-1970) trước các sinh viên chiến sĩ tranh đấu thuộc đủ mọi nhóm phái thời đó, là những bài giảng hết sức chiết trung và đa dạng, đi từ Marx tới Lênin, từ Trotski tới Mao, từ Stalin tới [Louis] Althusser. Trước hết tôi muốn hiểu được những gì phức tạp, thậm chí các mâu thuẫn và ngõ cụt của toàn bộ truyền thống ấy, còn bản thân tôi hết sức dị ứng và hoài nghi trước những đơn giản hóa mà người ta đề xuất từ đó. Tôi hướng nhiều hơn tới những gì xuất phát từ Internationale situationniste [Quốc tế của chủ nghĩa tình thế], cái với tôi không phải là không tương thích với một số khía cạnh của chủ nghĩa Trotski - thứ chủ nghĩa đã trở nên thân thiện hơn nhiều với vai trò của các nhà siêu thực chủ nghĩa.
Ông định nghĩa như thế nào về tính mới mẻ của một vị thế như vậy?
Hồi đó tôi thấy rằng chủ nghĩa tiền phong mà tôi thuộc về trước hết phải sở hữu một ý thức lịch sử rất mạnh mẽ và một cảm quan phê phán hoàn toàn không tương thích với những gì các chiến sĩ tranh đấu có tổ chức cao độ nhất đang tìm cách áp đặt. Sự nghèo nàn về mặt tri thức của phần lớn họ hay những ép buộc về phía những niềm tin giản lược khủng khiếp của họ khiến tôi thấy mọi phía đều bị thực tại vượt qua, đặc biệt là các thực tại do sự tưởng tượng chi phối ngôn ngữ tạo ra, trong thơ cũng như trong văn xuôi. Mọi thứ gì không phải rối loạn có sức sinh sôi tôi đều thấy có tính chất tu từ và gây nghẹt thở một cách sâu sắc. Tôi thấy (và giờ vẫn thấy) rằng cần phải quan tâm đến mọi hình thức thể hiện được quyền năng của ham muốn giải thoát. Với tôi nước Pháp trên con đường mác xít hóa là một ngõ cụt thoái triển, ở đúng cái nơi nước Mỹ sáng tạo đầy táo bạo. Việc tôi đọc [Roland] Barthes, [Michel] Foucault hay [Gilles] Deleuze trực tiếp bị ảnh hưởng bởi điều đó: Barthes của sự phân mảnh và của ham muốn, Foucault của lịch sử, bệnh điên và Roussel, Deleuze tái sáng chế Nietzsche. Đó là những gì kích thích tôi.
Ông dạy học ở Montréal từ hơn ba mươi năm nay. Ông cũng là một trong những người sáng lập và cựu giám đốc tờ tạp chí Sub-Stance, một trong những cầu nối chính yếu giữa French Theory [Lý thuyết Pháp] và nước Mỹ. Ngày nay ông có cách nhìn như thế nào về hoạt động vượt tuyến này?
Lúc mới ở Mỹ, tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng mình thuộc về một phong trào chinh phục của theo kiểu tiền phong hẳn sẽ khiến người Mỹ khám phá những sự thật và tác phẩm gây xáo trộn, đoạn tuyệt hoàn toàn với truyền thống đại học như nó vẫn kêu ro ro tại các khoa văn học, các khoa Pháp ngữ cũng như các khoa Anh ngữ. Sức mạnh mang tính chất lật đổ của lý thuyết kiểu Pháp gây rất nhiều phấn chấn và công việc phổ biến thực sự được cảm thấy như là một cuộc chiến chống lại các lực thoái triển. Chúng tôi không đông lắm ở vị thế đó, tuy nhiên cũng là đủ để xô đổ những thành trì truyền thống, mặt khác lại là những thành trì rất thân thiện, theo cách đầy nghịch lý.
Ông có nghĩ rằng lý thuyết văn học, theo nghĩa rộng, đã đóng - và vẫn đóng - cùng vai trò ở Pháp và ở Mỹ không?
Có một khác biệt lớn giữa địa hạt có liên quan [đến vấn đề này] ở Pháp và ở Mỹ. Ở Pháp người ta có thể có cảm giác mình chạm vào tới rất sâu toàn bộ xã hội; ở Mỹ, rõ ràng là cái thực tại duy nhất có thể ghi dấu ấn là trường đại học, lẽ dĩ nhiên là có cấu trúc chặt chẽ hơn nhiều, tập trung hơn nhiều, có tổ chức hơn nhiều so với ở Pháp. Đó là nơi duy nhất một cuộc chiến tri thức có thể tạo một tiếng vang và có một nghĩa.
Hành trình bên Mỹ của ông có làm biến đổi những dấn thân và định kiến trước đây của ông không? Ở những điểm nào?
Cùng lúc với các hoạt động người vượt tuyến của mình, tôi rất quan tâm đến những gì bản thân người Mỹ tri nhận như là chủ nghĩa tiền phong tri thức của riêng họ: cái công trình liên ngành hết sức phong phú quy tụ các nhà ngôn ngữ học, các nhà nhân học, các triết gia, các nhà xã hội học, các nhà khoa học luận… Chính bằng cách ấy mà cái nghĩa tôi cấp cho từ “khoa học” đã biến đổi mạnh mẽ, chuyển từ quan niệm rất trừu tượng và cổ lỗ ở trong đầu các ý hệ gia người Pháp sang một quan niệm rất cụ thể và có tính chất thao tác cao độ như ở các sử gia về các ngành khoa học và các nhà khoa học luận người Mỹ. Do đó cái có thể được coi là lý thuyết văn học ở Pháp nhất thiết phải được viết lại vào trong những vấn đề rộng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều tại Mỹ, với sự can thiệp của cả lịch sử xã hội và văn hóa lẫn sinh học-thần kinh học hay vật lý.
Làm thế nào để diễn giải sự đối lập giữa ảnh hưởng nhỏ bé của lý thuyết tại Đại học Pháp và uy tín của nó tại các trường đại học Mỹ?
Người Pháp rất e dè trong việc chấp nhận những đề xuất từ nghiên cứu văn hóa mà tôi thấy rằng sức mạnh đổi mới, mặc cho người ta có thể nghĩ gì về độ nghiêm ngặt hay đúng đắn của nó, là không thể chối cãi. Cách thức xây dựng lý thuyết văn học ở Pháp ngày nay với tôi là không đi kèm một chút tính hiệu quả xã hội và chính trị nào, điều mà tôi thấy hoàn toàn khác bên Mỹ. Lý thuyết Pháp mà tôi góp phần nhập khẩu trong những năm 1970 đã chuyển hóa thành một bộ máy trình hiện có sức huy động lớn. Tôi tin rằng ngày nay các hiệu ứng của nó nằm khắp nơi trong nền văn hóa và xã hội Mỹ và đóng góp vào sự năng động mới của nó, trái ngược với những gì đã diễn ra bên Pháp.
Nếu được làm lại, ông có lại lao vào cuộc phiêu lưu Mỹ nữa không?
Nếu được làm lại, tôi sẽ không ngần ngừ gì mà làm lại y hệt, bởi chính trong cuộc phiêu lưu Mỹ mà những gì tôi tìm cách truyền đạt đã tìm ra được tiếng vọng mà tôi thấy là có nhiều tính chất sáng tạo nhất. Sự tình cờ khiến tôi làm một nhân viên quân sự ở Mỹ trong vòng hai năm là một trong những tình cờ thuộc loại tích cực nhất mà tôi từng có ở địa hạt tri thức.
Có những đoạn tuyệt trong các hướng đi của ông không? Suy tư lý thuyết về văn chương có còn thời sự không?
Tôi không có cảm giác hiện nay mình quan tâm đến những thứ rất khác những gì từng huy động con người tôi cách đây bốn mươi năm. Hẳn tôi đã chính xác hóa được một chút cách nhìn về những liên hệ giữa hiểu biết và những cái khác trong văn hóa nói chung. Tôi đã mang theo nhiều kiến thức và sự chặt chẽ vào những bước đi có bản tính lịch sử, những cái giờ đây với tôi giống như là các sự đảm bảo nhất thiết phải có cho bất kỳ quá trình lý thuyết hóa nào có đôi chút đáng tin cậy. Trong mắt tôi không có mâu thuẫn nào giữa công việc mà tôi làm với [tạp chí] Histoires littéraires và [trang web] epistemocritique.org. Như vậy đúng ra thì tôi có cảm giác về sự liên tục và đào sâu.
Tôi nghĩ rằng văn chương, cũng như các môn khoa học, sở hữu một năng lực gây phấn khích mạnh mẽ về việc làm người ta suy nghĩ. Tôi không tìm cách tạo lập lý thuyết chung về năng lực này, như ngày xưa hẳn tôi đã cố làm. Giờ đây tôi quan tâm nhiều hơn nhiều tới việc đọc các văn bản nhằm hiểu thật sâu sắc sức mạnh đặc thù của chúng từ đâu đến và những gì chúng có khả năng tạo ra và biến đổi ở độc giả, theo lối cá nhân và theo lối tập thể. Tôi thấy đó là một điều chỉ có thể thực hiện theo cách thức ít nhiều có hiệu quả nếu chăm chú vào cách thức các hiểu biết đan cài vào với nhau, cả ở cái thời một văn bản được tạo ra lẫn vào thời của chúng ta bởi chúng ta chỉ có thể suy nghĩ bằng cách tự đặt mình vào bờ rìa của những gì chúng ta biết. Ba công trình chính yếu mà tôi hy vọng có thể tiếp tục trong vài năm tới mỗi cái biểu lộ niềm tin ấy theo cách riêng của mình: một nghiên cứu về các quan hệ giữa văn chương và các môn khoa học giả hiệu vào thế kỷ XIX; một nghiên cứu khác về vinh quang và sự suy tàn của thơ ca khoa học; một khảo luận rộng hơn về các nghệ thuật của sự rối loạn.
(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 275-280)
No comments:
Post a Comment