Không biết giờ thì thế nào (vì lâu rồi tôi không mấy tham gia cuộc sống xã giao) chứ theo như nhận xét của tôi, người Hà Nội tuy rằng cảnh vẻ, khó chiều, vài người ngồi nói chuyện với nhau là mỗi người một ý không ai chịu ai, nhưng riêng về khoản giải trí đông người thì lại khá là đồng lòng nhất trí: cho tới gần đây (có thể giờ vẫn vậy), vua và hoàng hậu trong số các thú vui cộng đồng của người Hà Nội là lẩu và karaoke.
Hà Nội, cho dù ai có nói gì, với tôi cũng là một thành phố đi ngủ sớm. Mùa hè thì còn có chút hoạt động về đêm (vừa hoạt động vừa đề phòng các nhóm đua xe choai choai đầu chít khăn trắng gầm rú ga, còi), chứ sang mùa đông quãng ngoài chín giờ là đường phố heo hút lắm rồi, những phố rất đẹp như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương nhìn thấy có bóng người là đã mừng lắm. Điều này có lẽ các chuyên gia của bộ môn văn hóa so sánh phải quan tâm đặng giải thích cho thấu đáo: cũng là người miền nhiệt đới, thế mà người dân các nước nói tiếng Tây Ban Nha sinh hoạt rõ là muộn. Đi ăn quãng chín giờ tối ở Barcelona, vào quán có khi chưa có bóng người, thế mà dân gốc Tây Ban Nha và dân Việt Nam đều có tập quán rất tao nhã là ngủ trưa hằng ngày (họa sĩ Morris đã bất tử hóa dáng ngủ của người Mexico trong bộ truyện tranh lừng danh Lucky Luke). Ở Hà Nội thì đêm đến, ngoài vài ba chỗ lác đác lẻ tẻ còn sáng ánh đèn phục vụ “dân chơi” (chủ yếu người nước ngoài) và người lao động, gần như khắp nơi say sưa ngủ.
Chỉ karaoke mới kéo được người ta ra đường vào một cái giờ có chút khuya khoắt. Một buổi tối “chơi bời thoải mái” điển hình của người Hà Nội thường là bắt đầu quãng bảy giờ tối, quanh một nồi lẩu, rồi sau đó là karaoke. Cả một dọc phố Phùng Hưng không biết cơ man nào là quán lẩu bình dân, rồi sau này phát sinh ra những loại lẩu cao cấp hơn, lạ miệng hơn như lẩu Tứ Xuyên, lẩu nấm, lẩu băng chuyền, lẩu Đài Loan, Hồng Kông, nghe nói còn có cả lẩu nằm. Ăn xong lẩu bình dân thì địa điểm tiếp theo sẽ là một quán karaoke bình dân, còn xong được nồi lẩu “xịn” (thanh cảnh hơn quán bình dân) thì tiếp sau đó điểm hẹn thường là một quán karaoke loại khác, nhiều khi có cả thang máy, tiếp viên nuột nà, tivi màn hình phẳng, cỡ lớn, máy móc vừa tốt vừa mới.
Hai món này đáng được coi là vua và hoàng hậu của giải trí còn bởi nó không phân biệt giới tính, rất hợp với xu thế bình đẳng giới ngày nay đang mỗi lúc một tăng cường mạnh mẽ (tuy rằng còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, chẳng hạn như hiện tượng vai trò phụ nữ hình như lấn át hẳn vai trò đàn ông trong nhiều lĩnh vực). Thú vui của riêng cánh đàn ông nhìn chung là quanh đi quẩn lại bia hơi và bóng đá. Chị em phụ nữ đi riêng với nhau thì kiểu gì cũng trực chỉ các shop quần áo thời trang, rồi lên mạng truy cập webtretho. Lẩu và karaoke rất vui vì đàn ông phụ nữ ai cũng gắp được cái và múc được nước từ trong nồi lẩu, lại còn ấm cúng trong sự xì xụp, và khi karaoke thì một anh và một chị hoàn toàn có thể hát song ca, cỡ lớn tuổi thì “Anh ở đầu sông em cuối sông”, cỡ bắt đầu hết tuổi thanh xuân thì “Lời của gió” và cỡ mới lớn thì… (thật ra tôi cũng không biết rõ lắm vì các em trẻ tuổi thường không thích cho người già nua “nhập băng”).
Gần đây sự nảy nở đượm đà thân tình của món lẩu và món karaoke (về bản chất là giống nhau vì nguyên lý chung là bất kỳ cái gì cũng được chấp nhận: nồi lẩu chấp nhận được mọi thứ cho vào, kể cả những thứ bình thường chẳng ai chấp nhận cho vào với nhau, và phòng karaoke chấp nhận được mọi giọng hát, kể cả những giọng hát hoàn toàn sai nhạc). Sau một nồi lẩu gà, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, kể cũng là hợp lý khi chuyển vào phòng karaoke mà hát “Chân tình”, “Say tình”. Hát karaoke nhiều, có người cứ nhìn thấy chữ là hát theo, kể cả khi đó không phải một bài hát. Lắm lúc có cảm giác phát thanh viên trên truyền hình đọc bản tin sắp ngân nga mà hát đến nơi.
-----------
"cứ nhìn thấy chữ là hát theo, kể cả khi đó không phải một bài hát. Lắm lúc có cảm giác phát thanh viên trên truyền hình đọc bản tin sắp ngân nga mà hát đến nơi" hi hi :))
ReplyDelete(nói chứ con sâu cũng vất vả phết;p)
vất vả lắm chứ lị, đôi khi phải ăn lẩu thật đấy :p
ReplyDeleteLàm ơn tường trình típ về Chế Lưn, Nguyễn Cao Kỳ Ruyên, Mạnh Quỳnh, Tứng Vũ, Thanh Tiềng ra Hà Lộ ca cà. Hôm qua mới xem youtube Kỳ Ruyên nhảy 60 cuộc đời ở Hà Tịnh Quê Choa, :)
ReplyDeleteNhất Nương
giờ thì chỉ mong ngày sâu hóa bướm
ReplyDeletemình thích bướm
sao không thích hẳn chuồn chuồn đi cho mấu?
ReplyDeleteNhất Nương: với tôi mấy cái đó hơi cao cấp quá :p lẩu San Jose hơi ấy :d
bác xem ảnh tôi mới thêm vào ở trên kìa, tính thêm cả bìa cuốn "Canh thức cùng thơ mộng" nhưng sợ là mấu quá :))
Dân Barca nhảy múa rõ là muộn, dưng mà có nói tiếng Xì đâu nhỉ :D
ReplyDeletekinh nhờ đã kịp mò sang Barcelona rồi đấy, thẩm nào đọc Toíbin hehe
ReplyDeleteespanol thì khác catalan lắm à? hình như dân Catalan nghĩ thế chứ thực tế thì cũng hơi khác :d
bên Barca cướp táo tợn gần bằng VN hehe
ReplyDeleteđánh đồng vậy là chạm tự ái của dân Catalan kinh nhắm. hồi xưa Franco còn đốt sách với cấm nói tiếng Catalan cơ mà, nên họ thù cay.
họ bảo, khác là khác chứ làm gì có khác nhiều hay khác ít :PPP
Like Hoa Nang by Thi Vu. Read it long long time ago....
ReplyDeleteTrời, bác này viết hay và chuẩn quá ^^...
ReplyDeletecây nước nóng lạnh