Rousseau, còn là vì trong Những lời bộc bạch, “mê lộ tối tăm và lầy bùn của những điều bộc bạch” ấy, có rất nhiều điều hay ho:
thái độ với tổ quốc: “tôi quyết định từ bỏ tổ quốc bội bạc” (715)
“bình thản đi dạo giữa những tiếng la réo” (738)
“tôi vẫn sẽ tiếp tục trình bày trung thực những gì
Jean-Jacques Rousseau là, làm và nghĩ, chẳng giải thích chẳng biện hộ tính đặc
dị của tình cảm và tư tưởng anh ta, cũng chẳng tìm kiếm xem liệu những người
khác có nghĩ giống anh ta hay không” (753)
“Giữa những kỳ tài cao thượng ấy có một ngôn ngữ mà phàm
nhân sẽ không bao giờ hiểu nổi” (703)
“Tôi chỉ còn một hướng dẫn viên trung thành […] đó là những
tình cảm tiếp nối (338)
“Tôi dễ dàng quên đi các bất hạnh; nhưng tôi không thể quên
những lỗi lầm, và càng ít quên những tình cảm của mình” (338)
“Mục tiêu thực sự của những lời bộc bạch là nói lên chính
xác nội tâm tôi trong mọi tình huống của đời tôi” (338)
“Lịch sử tâm hồn tôi là điều tôi đã hứa […] tôi chỉ cần trở
về bên trong mình” (338)
“Tôi không giả vờ được, vì điều đó bao giờ đối với tôi cũng
là không thể” (382)
“Tôi bước vào phòng một gái giang hồ như vào thánh đường của
tình yêu và sắc đẹp” (385)
“Tôi cho rằng chẳng một cá nhân nào trong nhân loại có bản
tính ít tự đắc như tôi” (33)
“Khao khát mãnh liệt nhất của tôi là được tất cả những gì
mình tiếp cận yêu mến mình” (33)
-----------
Sau Những lời bộc bạch, hai năm cuối đời là tác phẩm cuối cùng của Rousseau: Les Rêveries du promeneur solitaire. Đây là lúc Rousseau thực sự lấy nội tâm làm nơi trú ẩn, khi cuộc sống xã hội đã hoàn toàn tan biến.
Cuộc dạo chơi đầu tiên
Vậy là giờ đây tôi chỉ một mình trên đời, ngoài riêng tôi chẳng còn anh em, thân thích, bạn bè, chỗ giao du. Kẻ dễ gần nhất và nồng nhiệt quyến luyến nhất trong số con người lại bị quăng vứt khỏi con người theo một thỏa thuận được đồng lòng nhất trí. Họ đã tìm kiếm ở những tài khéo trong sự căm hận của mình đâu có thể là đòn hành hạ tàn độc nhất cho tâm hồn nhạy cảm của tôi, và họ đã cắt phăng mọi mối liên hệ gắn kết tôi với họ. Tôi thì sẵn sàng yêu con người mặc cho bản thân họ. Thôi liên hệ với tôi, họ đã chỉ có thể tuột ra khỏi sự trìu mến của tôi. Thế là họ trở thành những người xa lạ, những người dưng, rồi thì với tôi họ chẳng còn là gì, bởi họ đã muốn vậy. Nhưng còn tôi, bị tách rời khỏi họ và khỏi mọi thứ, bản thân tôi thành ra cái gì? Đó chính là điều tôi còn cần phải tìm hiểu. Thật không may, trước khi tìm kiếm phải có một cái nhìn thoáng qua về vị trí của tôi. Nhất thiết tôi phải thực hiện điều này thì mới có thể đi từ họ đến tôi.
Đã hơn mười lăm năm nay tôi ở vào cái vị trí lạ thường này, thế mà với tôi nó vẫn như thể là một cơn ác mộng. Lúc nào tôi cũng hình dung mình đang bị mắc chứng khó tiêu, đang phải ngủ một giấc thật nặng nề, và rằng tôi sẽ tỉnh dậy, nhẹ nhõm thoát hẳn khỏi nỗi đau đớn, thấy mình lại được ở bên bạn bè. Phải, hẳn thế, hẳn tôi đã không hề hay biết mà nhảy từ trạng thái thức vào trạng thái ngủ, hay nói đúng hơn là từ sự sống vào cái chết. Bị lôi tuột khỏi trật tự sự vật theo cái cách tôi không hiểu là cách gì, tôi thấy mình lao vào một sự hỗn loạn không sao hiểu nổi tại đó tôi không nhìn thấy gì hết; và càng nghĩ đến tình trạng hiện nay của mình tôi lại càng thấy khó hiểu là mình đang ở đâu.
(1) "rêverie" hồi thế kỷ XVIII còn chưa hay được hiểu là "mơ mộng" hay "mộng tưởng" như sau này
No comments:
Post a Comment