với rất nhiều tác phẩm của Ngọc Giao in lại trong thời gian vừa qua, cộng một số di cảo, ta đã có thể thấy ông đích thực là một nhà văn đặc biệt, một nhà văn lớn
“Những ngày xa xưa, ai đã từng xuôi ngược trong những chuyến
đi gần đi xa, trên các toa tàu hỏa được khó nhọc kéo đi bởi cái đầu tàu xấu xí
phì phò nhả khói, tất nhiên còn lưu giữ trong trí nhớ những nhà ga nhỏ bé đứng
chơ vơ đơn độc trên cánh đồng mênh mang hiu quạnh, ngày đêm ít có bóng người”.
“Ở lứa tuổi xanh rờn ấy, tôi tự đắc là khỏe mạnh, ít bỏ lỡ
dịp trổ cái vốn võ thuật ít ỏi của mình, nhờ một núi truyện kiếm hiệp Tàu đăng
câu khách trên hầu hết báo chí của thủ đô, hơn nữa, tuổi trai chưa vợ, tôi
thích cái chuyện “ân oán giang hồ” vặt, mê lăn các tuyến đường đất nước, nhất
là đường sắt. Mê đường sắt bởi lý do: trong toa tàu chạy xuyên đêm mịt mờ tối
sáng, luôn ánh lên một đôi mắt biếc, một nụ cười duyên, tiếng nói ngọt ngào có
hiệu lực ru mấy hành khách đang ngủ gật và làm tỉnh táo mấy gã đầu xanh, tim
đập rộn ràng, mở to mắt đoán tìm ánh mắt ấy, nụ cười, giọng nói ấy tất phải của
người đẹp hành hương. Thế rồi, tới lúc sáng trời, họ đã nhanh chóng trở thành
đôi bạn chim xanh, say sưa viết trang tình sử. Tuổi xanh, ở thuở nào cũng vậy,
con người sống với trời tình biển hận, nghĩa là phải có yêu đương, ngủ cũng mơ
yêu, thức cũng mơ yêu, yêu đến già, đến chết”.
“Chao ôi, cái ga Lạc Đạo bé nhỏ này! Một đời người có muôn
nghìn thương nhớ”.
“Bún riêu bà Bơ ăn với đậu nướng chợ Đường Cái, ăn vào hai
bát thì cô vợ đoảng sắp bỏ chồng cuốn gói theo giai cũng phải ở lại ăn thêm dăm
bát nữa mới chịu lìa chồng. Cái miệng bà Bơ bún riêu mà nở ra thì cụ sắp tới
giờ viên mãn cũng nam mô xin ở lại cõi tạm này thêm một giáp”.
“Nhân viên ga xép có ba người: xếp ga, người bẻ ghi, người
cắm cờ đỏ xách đèn xanh đỏ giơ lên đón những chuyến tàu vào ga, dừng bánh trước
sân ga. Sau này, tổng giám đốc xe lửa hạ lệnh: Con số ba người phục vụ ga xép,
rút xuống còn hai. Không cần người cầm đèn đỏ, việc này xếp ga đảm nhiệm, bớt
một nhân công, com-pa-nhi Vân Nam
đỡ tốn tiền chi phí”.
“Thôi rồi. Hết cả rồi. Trải hơn bán kỷ, thất thảy con người
lẫn cảnh vật ở đây, ở đó, đều cuốn theo thiên luật “hữu hình hữu hoại”, trở về
bụi cát.
Chao ôi, cái ga xép Lạc Đạo tôi yêu, tôi quý thời trai trẻ,
như kẻ hành hương yêu thánh tích, ngày nay không còn dấu vết, chỉ là một bãi
hoang tàn”.
(trích từ "Ga xép", Đốt lò hương cũ, Phương Nam & NXB Văn học, 2012)
tôi cũng có viết về xe lửa :p
Ồ, cũng có người thích tàu hỏa và cũng hoài nhớ những ga cũ như tôi à :d Chắc NG hay đi tàu hỏa tuyến Hà Nội - Hải Phòng rồi (cũng như tôi). Nên ga Lạc Đạo, Tuấn Lương, Cầu Bây, Cao Xá... giờ đúng chỉ là những "bãi hoang tàn". Tàu chạy một mạch từ ga Gia Lâm xuống tận ga Cẩm Giàng mới dừng, mà ga Cẩm Giàng sầm uất khi xưa giờ cũng đìu hiu lắm rồi. Chẳng còn mấy trứng vịt lộn hay là bánh chưng (đất)... nhưng ơn giời vẫn còn những thứ sản vật theo mùa, đại để là mùa hè thì có bát sen, ấu luộc, mùa đông thì có mía hấp... Nhắc lại những ga cũ sao mà buồn.
ReplyDeletetrong bài ấy Ngọc Giao chỉ viết mình là người Kinh Bắc
Deletecũng trong quyển này, ông ấy viết rất ngậm ngùi: "nhưng thời ấy đã qua rồi"
Cẩm Giàng giờ buồn hiu hắt
Bác đã về bao giờ chưa mà biết nào :-p
Deletexời sao không :p ga xép ở Việt Nam tôi biết chừng 200 cái, trong đó đặc biệt gắn bó với 4, 5 cái, có ga gì, Đồng Mỏ à, trên tuyến Lạng Sơn, giả cầy cực ngon :)
DeleteTrời, tưởng "thi nhân" gắn với người đẹp, ái tình hay cảnh đẹp gì, thì hóa ra là món giả cầy :( Đúng là ga Đồng Mỏ rồi đấy, thế còn những cái kia đâu, sao bác không liệt kê nốt ra, biết đâu còn món gì ngon ngon nữa.
Delete(Giờ mới nghĩ, có khi NG yêu quý, sùng bái ga Lạc Đạo vì món rượu ở đấy cũng nên, bên cạnh món bún riêu :D)
thế bác không biết Ngọc Giao từng viết "ái tình chính là món giả cầy nấu khéo" à?
Deleteđợi tôi nhớ đã nhé, giờ nhớ được quãng đường và hình dạng nhà ga nhưng tên tuổi thì bay hết tiêu
(à ở trên là tôi đùa đấy, NG không có viết thế :p)
Tôi sửa nhé: Nhị Linh từng viết rằng "ái tình chính là món giả cầy nấu khéo".
Delete(Hy vọng sau khi nhớ được tên các ga, y không còn "phải lòng" món gì khác nữa :D)
Tôi lớn lên bên một ga xép nhỏ, cảm giác thì có khác đôi chút, nhộn nhịp (hay nhốn nháo) đôi chút khi có chuyến tàu qua, còn lại là buồn, trước kia hay bây giờ cũng vậy: Điêu tàn và hoang vắng...
ReplyDeleteCon người ở đây thường khá khắc ngiệt, lũ trẻ cũng vậy, niềm vui của "lũ trẻ đường tàu" chúng tôi thực sự cũng ít ỏi ( có lẽ do trí nhớ giảm sút_nhớ nhất là những khi kiếm được tiền từ việc bán "than xỉ" hoặc tiền lãi từ việc bán rong nước và thuốc lá).
Like nhất là dù hiền nhưng khi đi học không bao giờ bị bắt nạt (vì thuộc đội quân "gần ga xa nhà văn hóa")..hà...hà...
À. tôi mới đọc cuốn "Vô tri" do bác chuyển ngữ, thấy khá hay (tôi mới biết cuốn này). Về chủ đề và cách viết thì không mới nhưng cách nhìn nhận thì có nhiều cái mới nhỉ_tôi hơi ngạc nhiên vì nó không gây sốt (hay tôi không biết). Định viết gì đó về cuốn sách này nhưng phải đọc lại đã.