"Có những khi sẽ thật là không lịch nếu nói sự thật."
(Socrate nói, trong Gorgias của Platon)
[nghe lỏm được ở bàn bên cạnh, quán cà phê, hai cô nương đang bình luận về một người đàn ông vắng mặt: "Gì cũng biết, gì cũng hay, chỉ mỗi chặt thịt gà là hay bị run tay."]
đấy, mới nhớ ra là vẫn chưa viết "Phố Hàng Pho"
Nếu muốn biết lịch sử dịch Platon ở Việt Nam thì xem cái đó, dưới comment: hết sức rõ ràng, tất nhiên cũng còn có vài thứ râu ria, nhưng coi như không cũng được.
Đọc Platon, thì:
[Thứ nhất, đọc Platon thì cũng giống đọc truyện trinh thám]
[Thứ hai, đọc Platon thì cũng giống đọc truyện tình cảm, có thể nói trắng là truyện diễm tình, thậm chí có những khi đầy màu sắc erotic, porn]
[Thứ ba, đọc Platon thì cũng giống đọc]
[đang lên dàn ý để đi cãi nhau với các Sophist; dù gì thì trước kẻ địch quá đông cũng cần có chiến lược sẵn]
-----------
dàn bài trên đây sẽ được xử nhí dần dần, giờ sẽ là chủ đề chính, "phô"; tức là, một cách cụ thể, một trong hai Hippias của Platon
"phô" ở đây là một phiên âm (lại phải quay trở lại đó: luôn luôn phải quay trở lại đó)
[một địa danh có "Phô"? Cẩm Phô, tất nhiên - một cái gì đó không thể quên nổi]
[nguyên văn câu nghe lỏm được đã chép lại ở trên kia, đoạn cuối phải là "chặt thịt gà thì cứ phải day", ý muốn nói tay yếu, không một phát đứt ngay được - vậy thì cũng tức là thịt chặt ra xếp vào đĩa trông sẽ không đẹp lắm; ai cũng biết các chuyên gia chặt thịt gà, dứt khoát, đẹp đẽ, theo đúng tiêu chuẩn "vuông" của Confucius, những người chuyên chặt thịt gà bày cỗ, nói chung là việc mà phụ nữ không thể đảm nhiệm, phụ nữ thì có thể vẩy rau sống, vẩy í - nhưng nếu thế thì phải giải thích, cho nên mấy từ ấy đã được biên tập lại; giờ nghĩ lại, lương tâm biên tập thì được thỏa mãn, nhưng lương tâm của người đi nghe lỏm, vì người nghe lỏm cũng có thể có lương tâm lại day dứt, vì vậy thì trông ngay ngắn, có thể gọi là đẹp, nhưng lại mất đi tính chất raw, cru, và biết đâu vi phạm vào sự thật
ta cũng có thể nghĩ, Platon có chép đúng những gì Socrate đã nói hay không? Platon làm đúng phận sự của nghe lỏm hay làm đúng phận sự của editor? lòng kính trọng ông thầy có làm sự thật bị suy suyển chút nào hay không?
tất nhiên toàn là những câu hỏi không thể trả lời được - và không hề bất ngờ, tức là nửa đúng là nửa không đúng lắm socratic method, socratic questions; ta cũng có thể tưởng tượng ra một điều: Socrate hỏi và Anh Chất trả lời: người hỏi lừng danh nhất lịch sử và người trả lời lừng danh nhất lịch sử; bên nào sẽ thắng, Anh Chất có vượt được mặt các sophist về trình độ hay không, trong cuộc đối đầu với một nhân vật như thế? điều có thể chắc chắn - rất đáng mừng - là chuyện lương tâm sẽ không bị đặt ra thành vấn đề, ở đây, rất đỡ phiền hà
nhân tiện, "nghe lỏm được" từ giờ sẽ được viết ngắn gọn (cho đỡ mỏi tay vì phải gõ) là nghl - nhớ phải viết đúng, không được tùy tiện nhl hay nl, vì như thế là phạm húy]
cứ trang thủ đi cafe là có cả khối contents
ReplyDeleteanh nào biết chặt thịt gà thì yêu luôn
ReplyDeleteở vn có ai thật sự hiểu plato và aristotle không
ReplyDeletenhiều chứ, rất nhiều, có thể nói là toàn dân; thậm chí còn có "doxa" cơ mà, nếu tôi không nhầm
ReplyDeletedàn chông
ReplyDeletekhông lịch sự?
ReplyDeletebồi, phổ ky, buộc-boa phiên từ từ nào anh?
ReplyDelete夥記
Deleteboy, pourboire, cái còn lại là Tàu
ReplyDelete