Apr 22, 2009

Read more

Vừa xong được mấy cái việc mệt quá (dĩ nhiên là còn cả đống chưa xong, nhưng thôi kệ cái đã), bắt đầu sờ đến được đống sách chưa kịp sờ.

- Những di chỉ của ký ức (Pierre Nora, sous la direction de). Gốc của nó là một bộ sách lớn (Les Lieux de mémoire), đi kèm với một khái niệm lớn của lịch sử, "lieu de mémoire", và một số tên tuổi lớn của ngành sử học Pháp (trong đó dĩ nhiên Pierre Nora nổi bật).

Bộ sách trong tiếng Pháp gồm mấy tập (ba thì phải) to sù sụ, bản tiếng Việt chỉ lấy lại hai mươi bài, tức mới chỉ là một phần khá nhỏ. Ý tưởng chung của bộ sách là để cho các sử gia viết ra những suy tư về một số "ký ức cộng đồng/tập thể", chia thành một số chủ đề lớn, như "Quốc gia" và "Nhà nước".

Đáng nói là ở Việt Nam, bộ sách này đã từng được xuất bản (một quyển rất nhỏ) và ở trong một tình trạng chất lượng ghê rợn, thảm hại đến từng dòng một. Vẫn bản dịch đó, nhưng chắc có bổ sung thêm so với lần trước (dưới sự chỉ đạo của Đào Hùng) vừa được NXB Tri Thức ấn hành. Đọc qua thấy ổn hơn rất nhiều, sửa chữa cẩn thận. (Sách lần trước cú nhất là trong bài của Mona Ozouf viết về điện Panthéon cứ thế tương Plutarque thành Phutarque nghe cứ như mù tạt).

- Thành phố quốc tế (Don DeLillo, tên nguyên bản: Cosmopolis), Nguyễn Mỹ Linh dịch, Bách Việt và NXB Thanh Niên. Hehe thôi để tôi nói ngay: sau bác Cormac McCarthy (The RoadNo Country for Old Men) thêm một siêu cao thủ nữa của dòng văn học hậu hiện đại Mỹ bị xử trảm tại Việt Nam. (NB: bản tiếng Anh có thể load dể dàng từ gigapedia - rất có ích nếu bạn đang chuẩn bị thi IELTS hehe)

- Trong những vòng tay (Camille Laurens, tên nguyên bản: Dans ces bras-là), La Phương Thủy dịch, NXB Phụ nữ. Càng đọc các nhà văn kiểu như thế này (chắc tình hình này sắp tới còn có cả thêm Christine Angot và Catherine Millet hehehe) tôi càng thêm hiểu vì sao văn chương Pháp ngày càng gây ác cảm sâu sắc. Tất cả bắt nguồn từ chính cái autofiction của nợ ấy. Nghiên cứu về bản thân khái niệm "autofiction" thì đúng là cũng có chỗ thích thú, nhưng đọc các tiểu thuyết "autofictionnel" thì hết chịu nổi rồi. Mà lại còn tràn lan trên diện rộng.

Camille Laurens cũng là một trong các "kiện tướng" của văn chương đương đại Pháp, một ví dụ rất rất điển hình về autofiction (nhân vật trong Trong những vòng tay cũng tên là Camille luôn, of course). Đọc được mấy chục trang thì tôi đâm tự hỏi việc quái gì mà cứ phải đổi ngôi kể chuyện liên tục thế này, rối tung lên chả biết là ai đang nói nữa. Đọc kiểu truyện này rất bực vì không biết đến dòng tiếp theo liệu có một thằng dở hơi bị bệnh tâm thần nào đó tự dưng nhảy ra nói lăng nhăng hay không. Thế thật thì điên lắm :)

Những đoạn không phải "tôi" mà kể về nhân vật ngôi thứ ba cứ dùng "chị ấy" mới tức chứ. Nói chung tức lại càng tức, với cả "bác sĩ phân tích tâm lý" là cái gì? Thôi đã tức chả đọc hết nữa.

6 comments:

  1. Your search - Cosmopolis - did not match any documents.

    Suggestions:

    * Make sure all words are spelled correctly.
    * Try different keywords.
    * Try more general keywords.
    --------------
    Đúng là bác dùng gigapedia search ko đó?

    ReplyDelete
  2. http://hotgiraffe.msk.ru/books/DeLillo/DeLillo-Cosmopolis.rar

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Tại bác Hakkai để cái search mặc định là google, bác phải chuyển thành gigapedia bác ạ

    ReplyDelete
  5. Các nhà văn bây giờ viết nhiều về những kẻ mất ngủ quá. Ở truyện Thành phố quốc tế, nhân vật chính nằm đọc "Học thuyết đặc biệt" của Einstein để cho mỏi mắt. "Học thuyết đặc biệt", he he, dịch giả.

    ReplyDelete
  6. Vầng em đã mua "thành phố quốc tế" và đã chán. Ức chế lắm bác ah >"<

    ReplyDelete