Tiểu thuyết Nam tước trên cây (một trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta) vừa xuất hiện tại Việt Nam, qua bản dịch từ tiếng Ý của Vũ Ngọc Thăng (Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành). Là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX, nhưng trước đây Calvino mới chỉ thấp thoáng được biết đến trong tiếng Việt qua một tác phẩm nhỏ mang tên Palomar và một số tiểu luận văn học, với lượng độc giả hạn chế trong giới nghiên cứu. Nam tước trên cây có thể coi là một bước tiến tới độc giả “đại chúng”, vì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, có thể quyến rũ từ độc giả nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Sau đó, nó còn là một tác phẩm đầy tri thức và gợi mở nhiều suy nghĩ, ý tưởng.
Hãy thử hình dung một thử thách như thế này (điều hẳn rất nhiều người đã từng làm khi còn nhỏ): bạn có thể đi qua một quãng đường một cách hết sức bình thường, như mọi người khác, nhưng để tự thử thách mình, bạn quyết định sẽ vượt qua quãng đường ấy bằng cách bước đi trên bức tường chạy dọc bên đường. Sẽ rất khó khăn, nhưng sự thỏa mãn sẽ là rất lớn nếu quả thực bạn hoàn thành được việc bước đi ở lưng chừng không khí. Điều tương tự cũng xảy đến với nam tước Cosimo nhà Rondo ở xứ BóngRâm: ở tuổi lên mười, để tỏ ý bất tuân phục trước những bữa ăn gia đình (thường xuyên có những món kinh khủng như ốc sên hoặc nhím), cậu bé leo lên cây và không xuống nữa. Chuyện sẽ rất bình thường nếu sau vài tiếng đồng hồ hoặc một buổi chiều cậu trèo xuống, để được tha thứ hoặc chịu vài cái đét đít. Nhưng thử thách của Cosimo có tham vọng lớn hơn nhiều: cậu sẽ không đặt chân xuống đất cả cuộc đời mình.
Thử thách và bó buộc cũng chính là một trong những nguyên lý quan trọng của nhóm Oulipo mà Calvino là một thành viên nổi bật (bên cạnh các nhà văn lừng danh như Raymond Queneau hay Georges Perec, và một số nhà toán học): tự đặt ra một số nguyên tắc bó buộc, các “oulipien” sáng tác văn học, và nhiều khi đạt được những thành tựu không ngờ, chẳng hạn như khi Georges Perec viết cả một cuốn tiểu thuyết không xuất hiện một chữ “e” nào (cuốn sách có nhan đề Disparition – Biến mất).
Calvino miêu tả Cosimo vị nam tước ở trên cây trong một khung cảnh đầy yên bình và thơ mộng, một vùng đất cây cối um tùm xanh mướt, tán lá giao nhau như tạo sẵn đường đi lối lại cho chàng Robinson giữa biển lá. Để vượt qua những khoảng trống không cây, dần dà Cosimo luyện được các kỹ năng thiện nghệ với sự giúp đỡ của những vật dụng như dây thừng hoặc nhiều sáng tạo khác. Để vượt qua khoảng trống thời gian mênh mông của một con người tự bắt mình xa lánh đời, Cosimo lao vào học tập, nghiên cứu, trở nên uyên bác đến mức (tất nhiên là theo hư cấu của Calvino) các nhà triết học như Voltaire cũng biết tiếng và kính phục. Khung cảnh thiên nhiên rậm rạp thực vật và khung cảnh tri thức cuối thế kỷ mười tám là hai nét chính của cuốn tiểu thuyết Nam tước trên cây, cộng vào đó là bối cảnh lịch sử đầy biến động của cách mạng, với cả một trường đoạn đầy phóng túng với Cosimo trên cây và hoàng đế Napoléon dưới gốc cây.
Từ cuốn tiểu thuyết đặc biệt, được các nhà văn lớn sau này như Carlos Fuentes và Salman Rushdie nhiệt thành ca ngợi, ta học được cách suy nghĩ rộng mở hướng về phía bầu trời, khả năng sức mạnh của ý chí và, điều cuối cùng không kém quan trọng, cách thực hiện một ước mơ kéo dài cả đời người: không chạm chân xuống đất.
CVD
+ Hehe sự cố: sáng mưa ngập hết đường tôi không đi mua báo được, theo đúng tinh thần thỏa thuận với tờ báo thì chronicle tuần này phải là bài về "bên lề và trung tâm", nhưng hóa ra lại đi trước bài này lol. Bản báo thành thật cáo lỗi cùng bạn đọc :)
Cuốn của Tạ Chí Đại Trường có ở hiệu sách chưa?
ReplyDeleteKhông biết cuốn Sử Việt đọc vài cuốn của ông này liệu có in được/được in không?
Chắc có rồi đấy, bác thử ra xem.
ReplyDeleteQuyển này là quyển thứ ba của TCĐT in ở VN sau 1975, trước là "Lịch sử nội chiến" và "Thần, người đất Việt", quyển "Sử việt đọc vài cuốn" chắc khó. Có thể là sắp tới, hopefully :)
Bác đưa ra cái cơ hội to đùng đùng, đọc xong bài này ối người tưởng bở với mơ mông.thế nhưng em hỏi khí không phải chứ triết học Việt Nam hiện nay có hạt nhân nào đáng kể không bác?
ReplyDeleteƠ, lúc nãy đọc một bài khác cơ mà, thế này là thế nào? Chẳng lẽ post nhầm? Hay là có ma?!?
ReplyDeleteÀ, vừa đọc cái sự cố ở dưới hehehe
Sáng nay đi qua khu nhà bác, thấy ngập hết cả, không biết bác có phải đi trên tường không nhỉ? Nhớ phim Picnic của Shunji Iwan.
ReplyDeletePhải đọc cuốn này gấp.
cả bờ tường và mái nhà :) thêm nhảy trên mấy cái thùng rác nổi lềnh phềnh
ReplyDeleteThế ra ai vào thăm nhà sớm là lời to, được đọc tận 2 bài 1 ngày. :D
ReplyDelete@L'amante inachevée: lời đâu không biết, cứ tưởng bị ma quỷ nhập hồn, tim cứ gọi là đập thình thịch, giảm thọ ghê gớm í.
ReplyDeleteQueneau có vẻ được bọn Ý yêu thích nhỉ? Calvino thì được bọn Mẽo khoái. Việt Nam thì mê hết.
ReplyDelete:)) Lộ ra được khối đồng chí vào thăm nhà bạn NL hơn 1 lần một ngày nhỉ?! Kiểu như đánh răng sáng rồi đánh răng tối :))
ReplyDelete@ Liếc qua những bài như vầy trong lúc này, thấy ức chế quá, hức!
ReplyDelete@ Ahhhh, hối lộ cho ta mau, không thì ta post nguyên văn cái bài bên lề và trung tâm đó ở facebook để câu khách liền! :))), kakaka! Tưởng tượng cảnh các báo mạng đăng lại trong khi báo giấy chưa đi, thấy hết ức chế luôn! :Đ
@ Gợi ý hối lộ: Tất nhiên là "Nam tước trên cây", hì hì.
@L'amante inachevée: ơ, thế này thì mình mòn răng mất à?
ReplyDeleteĐố đồng chí không chạm tay xuống keyboard đấy, cả đời, hehe.
ReplyDelete