Thường thì sau khi chết các nhà văn (nhất là lớn, nhỏ ai mà quan tâm) mới bắt đầu trở nên rộn ràng. Tờ The Guardian ở đoạn cuối bài này liệt kê một số vụ việc mới đây, liên quan tới một số người như George Orwell hoặc André Malraux. Tất nhiên toàn là những chuyện mang tính tiêu cực, nhất là thường xuyên dính dáng đến những thứ tài liệu mới được công bố.
The Guardian có vẻ bỏ qua hai nhà văn tên tuổi khác: Kundera và Auden. Kundera từng bị cáo buộc chỉ điểm theo giấy tờ của công an mật Tiệp Khắc, còn Auden làm thơ ca ngợi Stalin. Vụ Kundera có vẻ không còn ai nói đến nữa.
Nhân vật chính lần này là Ernest Hemingway. Theo quyển sách vừa xuất bản Spies: The Rise and Fall of the KGB in America (Yale University Press) của ba tác giả John Earl Haynes, Harvey Klehr and Alexander Vassiliev, Ernest Hemingway bắt đầu được KGB tuyển làm nhân viên cho mình vào năm 1941. Không những thế, Hemingway còn tự đề nghị được phục vụ. Năm 1941 là ngay trước khi Hemingway sang Trung Quốc, tại đó ông gặp Tưởng Giới Thạch (công khai) và Chu Ân Lai (bí mật).
Nhân vật đáng chú ý trong ba tác giả kể trên là người mang họ Nga: Vassiliev; đó là một cựu sĩ quan KGB, đã xâm nhập được kho hồ sơ thời Stalin.
Tuy nhiên theo cuốn sách, câu chuyện không có gì là ly kỳ cả: sau vài năm không thấy Hemingway cung cấp được tài liệu chính trị gì quan trọng, KGB đánh giá ông là loại "điệp viên tài tử" (dilettante spy) và rốt cuộc gạch tên khỏi danh sách. The Guardian chỉ nhẹ nhàng nói là Hemingway chắc "lose some of his lustre".
Có thể Papa thiếu tiền hoặc thấy thiếu cảm giác mạnh nên định phiêu lưu một chuyến chăng?
+ Còn ở đây khi các bạn nói đến chuyện đích danh với tên thật sao mà mình thấy funny thế (chú ý các comment).
+ Frederic Raphael mà viết lách như thế này bằng tiếng Việt chắc bị dân tình chửi chết cha vì cứ tương từ ngữ ngoại nhập vào. Không trong sáng tiếng Anh và không thuần thục tinh thần dân tộc, đã thế lại cứ chơi trò elite: viết tiếng Anh thế này có chết không cơ chứ: "just the kind of remark to nettle the bien-pensants", "Le Lièvre de Patagonie leaps from episode to episode of a vie mouvementée" hay là "during the plus beaux jours of Saint Germain-des-Prés", từ tiếng Anh thì cũng lại toàn chơi gốc Pháp, như là "rancour" chẳng hạn. Hê hê nhưng personally thì tôi thấy đọc rất dễ hiểu.
Bài này điểm quyển hồi ký mang tên Le Lièvre de Patagonie, của nhân vật nói tên ra là đã thấy oách rồi: Claude Lanzmann. Quyển này là quyển tôi đang chờ đợi nhất, mà không biết đồng chí đang cầm bỗng dưng lưu lạc đâu mất dấu vết. "Into the Wild" chăng :) Phần câu khách của bài (bài điểm sách thường có một hoặc nhiều yếu tố câu khách) là khi Raphael viết về Lanzmann hồi trẻ:
"a member of the “family” of intimates and acolytes surrounding Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir. He was an early contributor to their house mag, Les Temps Modernes, of which he is now Editor-in-Chief. The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame."
đoạn trên đại ý Lanzmann từng là người tình của Le Castor (một trong những). Với những ai còn chưa biết: Le Castor là biệt danh mà Jean-Paul Sartre đặt cho Simone de Beauvoir. Đợt trước khi người ta cho in một tập thư từ nào đó de Beauvoir gửi cho một chàng trẻ tuổi (nếu không nhầm thì là Bost, cũng thuộc nhóm "family" của cặp Sartre-de Beauvoir) nói lên nhiều hình ảnh dung tục (:), thì Trần Hinh đã tương lên một bài nói là thần tượng de Beauvoir bị sụp đổ hehe; tôi đồ rằng tình hình ngược hẳn lại chứ chẳng chơi.
Thông tin hay ho là Lanzmann hiện đang làm tổng biên tập tờ Les Temps Modernes của Sartre. Tám mấy tuổi rồi, tổng biên tập già nhỉ :) NB. Dành cho các bạn ưa tìm hiểu (pour aller plus loin theo tinh thần của Raphael lol): Les Temps Modernes chính là nơi đăng truyện "Sẽ không ai cười" trong Những mối tình nực cười của Kundera vào năm 1964, ngay sau bài của Sartre viết về đồng chí tổng bí thư đảng cộng sản Ý ngay sau Gramsci - tên là Tottiglieni thì phải (hehe chắc viết sai tên rồi).
Đợi mãi không thấy cái thứ Hai là ngày đầu tuần đâu cả. Cái này chắc là không phải đâu nhỉ. Ai lại bàn chuyện chỉ điểm với gián điệp thế.
ReplyDeletehì cái báo nó chạy chuyên đề mấy số liền, mấy rau củ quả bị xếp lại đầu tiên bác ạ
ReplyDeletehy vọng tuần sau lại bình thường