Jul 29, 2010

Huyền thoại, ngày nay

Đang nghiên cứu vấn đề huyền thoại :d, một vấn đề cứ lâu lâu lại phải xem dượt lại vì corpus không phải lớn lên mà nở to tướng theo cấp nhân cấp lũy thừa cấp gì gì đó chẳng biết nữa, chạy theo muốn hụt hơi, mà thật ra thì tôi cũng không chạy theo. Phải bay vù vù theo thì may ra mới kịp í.

Northrop Frye: "Từ huyền thoại ngày nay được sử dụng trong các bối cảnh đa dạng đến đáng kinh ngạc, tới mức bất kỳ ai nói đến nó trước hết phải nói rõ bối cảnh của anh ta là gì".

Eric Gould cho rằng khái niệm "huyền thoại" đã trở thành khái niệm "omnibus" (các bác đọc lịch sử Paris sẽ biết cái loại xe xửa xưa này) của thời đại chúng ta, vừa nói lên mọi thứ vừa chẳng nói lên cái thứ gì cả. Gould cho rằng "huyền thoại" là "một tổng hợp về giá trị, rất đặc biệt là nó mang nghĩa của phần lớn mọi thứ đối với phần lớn mọi người. Nó là phúng dụ và trùng ngôn, lý lẽ và phi lý lẽ, logic và huyễn tưởng, nghĩ trong lúc thức và giấc mơ, khởi thủy và chung cục".

"fantasy" ok là huyễn tưởng, huyễn hoặc, huyền ảo đi, thế còn "fantasmagorie" thì tình hình như thế nào nhỉ :d

một khái niệm hay thuật ngữ mà đến cái mức phồng tôm như thế kia thì chẳng biết là còn có ý nghĩa gì nữa không

cũng như từ "tác giả" hiện nay, hehe một trường hợp xâm phạm ngữ nghĩa điển hình, một "huyền thoại" của thời chúng ta: nó đúng là trùng ngôn, vì ai cũng là tác giả, từ đó suy ra tác giả là tác giả, một tautology, một pleonasm không phải bàn cãi

dù vậy, tautology và pleonasm là tu từ học, nó cũng có phân hạng, xếp loại, giá trị etc. mình chỉ mong các "tác giả là tác giả" trước khi in sách chơi trò tay ngang cống hiến cho nhân loại thì nhìn vào những gì động chạm đến người khác, người thật có thật ở trên đời, rồi nghĩ đến việc chuyển đổi bối cảnh (context): huyền thoại mà anh đang nói đến, nó là huyền thoại nếu anh ở chỗ ấy, nhưng ra đến đằng kia thôi nó đã là cái khác

tay ngang thì trách nhiệm với những gì mình nói càng phải cao, không thì chẳng đáng giá đến một xu, vì trách nhiệm ở đây, ở các trường hợp tay ngang, chính là điều thay thế cho "credit": bởi một tay ngang không bao giờ có credit, tay ngang là một thứ bong bóng xà phòng

mấy cái này mình cứ nghĩ các bác lớn rồi phải tự hiểu chứ, hóa ra là không à

5 comments:

  1. Nhờ bác Nhị Linh giải thích giùm tautology và pleonasm có đồng nghĩa hoàn toàn không, hay khác nhau về sắc thái? Tôi tra từ điển cũng không thấy phân biệt gì cụ thể, chắc nhiều bạn đọc cũng băn khoăn như tôi. Many thanks

    Phương Hà

    ReplyDelete
  2. ở đây giải thích rõ ràng bác này:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Tautology_%28rhetoric%29

    ReplyDelete
  3. Rất rõ ràng,không ngờ wiki lại giải thích tường tận thế, cảm ơn bác Nhị Linh nhìu nhé!

    Phương Hà

    ReplyDelete
  4. hị mấy cái này chép thẳng từ sách ra được mà, sách của tây về tu từ học thì cơ man :)

    ReplyDelete
  5. Bác Nhị phải nói thế này: "... mấy cái này mình cứ nghĩ các CHáU lớn rồi phải tự hiểu chứ, hóa ra là không à"

    Rồi bọn CHáU nào đấy sẽ thưa: "Nhưng bọn tay ngang thường không thích 'credit' ạ. Bởi những ai muốn có 'good credit' thì đều phải... mắc nợ. Có lẽ vì bong bóng xà phòng chính là tự do?"

    ReplyDelete