Để tôi tiết lộ với các bác một bí mật cực kỳ bí mật nhé: trời nóng như thế này ở Việt Nam người ta không in sách mới đâu, từ cả tháng nay chẳng có gì mới cả. Bí mật này cũng tương tự bí mật về bọn gấu suốt mùa đông chỉ có ngủ là ngủ :)
Thế thì làm gì? Hỏi làm gì là hỏi làm gì thật, chứ không phải để nhại cái bác gì đầu hói hay có ảnh trên mấy cái huy hiệu. Làm gì bây giờ?
Không có gì mới, thì ta nên đọc cổ điển.
Thật ra tôi muốn nói là ngay cả ở hoàn cảnh bình thường, tức là không nóng đến như thế này, các bác cũng nên đọc cổ điển.
Hôm nay ta đọc Anna Karenina nhé. Đúng ra thì khi nói tới các bộ phim có hình ảnh đoàn tàu là chi tiết quan trọng, nhất thiết không thể bỏ qua Anna Karenina, các bộ phim từng làm đều mặc định có đoàn tàu ở đoạn đầu và đoạn cuối, một đoạn đầu bối rối lúng túng thẹn thò của lần đầu gặp gỡ, một đoạn cuối bi thảm của cú đâm đầu vào đoàn tàu tự sát phút cuối trên cõi đời. Thì tại ông Tolstoi viết thế mà :d
Ở Việt Nam theo tình hình thu thập của tôi (nhà sưu tầm sách không chuyên hehe) thì đã có ba bản dịch Anna Karenina, đều không phải từ tiếng Nga.
Nhân vật thứ nhất dịch bộ tiểu thuyết này là Vũ Ngọc Phan (ngoài đó ra Vũ Ngọc Phan còn dịch một số tác phẩm văn học khác, như đợt trước tôi có nói, Tiễu Nhiên và Mỵ Cơ tức Tristan et Yseult, và quan trọng hơn là tiểu thuyết Châu đảo của Stevenson in rất lâu rồi, tức cuốn sách Đảo kho vàng sau này chúng ta thời bé hay đọc). Không rõ đầu tiên Vũ Ngọc Phan dịch thì là đăng báo hay sách in thế nào, đã đủ hết chưa, tôi chỉ có bản An-na Kha-lệ-ninh ghi tên hai dịch giả, "Vũ Ngọc Phan và Vũ Minh Thiều", 6 tập, Nhà sách Khai Trí, "Loại sách Gió bốn phương", 1970. Có lẽ Vũ Minh Thiều đã hiệu chỉnh và/hoặc dịch nốt, vì Vũ Minh Thiều là dịch giả của Sài Gòn, người dịch các tác phẩm của Solzhenitsyn và Agutagawa cùng nhiều tác giả khác. Chú ý là Levin đã trở thành Lê-vinh trong bản dịch này :)
Một bản dịch khác, của Sài Gòn, mang tên Anna Karénine do Mạc Thái Phong dịch, Đất Sống, 1973. Nhìn cách viết tên là biết dịch từ bản tiếng Pháp, ở trong cũng ghi dịch từ bản tiếng Pháp của Henri Mongault (hì, ai rành lịch sử dịch thuật Pháp sẽ biết Mongault là như thế nào; Cao Xuân Hạo từng nhắc tới Mongault với muôn vàn tôn kính í lộn muôn vàn hãi hùng :d), thêm một bản tiếng Anh chắc dùng để đối chiếu.
Bản dịch quen thuộc nhất, mà ta vẫn gặp và vẫn đọc ngày nay dĩ nhiên của Nhị Ca và Dương Tường. Chắc chắn cũng không phải dịch từ tiếng Nga, vì cả Nhị Ca lẫn Dương Tường đều không biết tiếng Nga :)
Tôi chỉ quan tâm đến mỗi câu đầu tiên, cái câu nổi tiếng, một trong những câu nổi tiếng nhất của Tolstoi cũng như của lịch sử văn chương thế giới, về hạnh phúc và bất hạnh của gia đình, có lẽ nổi tiếng ngang với một vài câu khác của Tolstoi như là "Người ta sống bằng gì", "Ê con chó kia lui ra" hoặc "Sáng nay tỉnh dậy tôi thấy người hơi khác lạ" :d (đùa đấy).
Bản dịch Vũ Ngọc Phan và Vũ Minh Thiều như sau:
"Ở đời, tất cả mọi sự sung sướng đều giống nhau, nhưng mỗi sự đau khổ lại có riêng một bộ mặt."
Bản dịch Mạc Thế Phong như sau:
"Các gia đình có hạnh phúc đều giống nhau, các gia đình bất hạnh, mỗi nhà mỗi khác."
Bản dịch Nhị Ca và Dương Tường như sau: (vì không tìm ra bộ sách trong cái tủ ngày một bơ phờ của tôi, nên mượn tạm trên vnthuquan, chắc mấy quả gõ bàn phím nhanh như thỏ này không đến nỗi gõ sai, mới cả ngay câu đầu ai lại gõ sai, làm người ai làm thế :d):
"Mọi gia đình sung sướng đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo cách riêng."
Thế tức là như thế nào mới là đúng? Cái gì là chủ thể ở đây? Gia đình hay gia đình hạnh phúc gia đình đau khổ? Hay bản thân hạnh phúc và đau khổ?
Tôi chịu.
Các bác thấy chưa? Cổ điển nó hay chưa?
Chưa thấy hay ạ? Thế thì các bác đi xem bóng đá đi cho rồi :d
ha ha ha, vua doc xong Anna anh a, tat nhien la ban dich cua NHI CA va DUONG TUONG.
ReplyDeleteXem bong da thoi.
Hoang.
Cổ điển "sống" dai lắm. Các cao niên đọc cổ điển đã đành, thanh niên, sinh viên cũng mê và đọc cổ điển, chưa nói là bắt buộc phải đọc cho bài vở. Hy vọng Nhị sẽ dịch một loạt cổ điển nay mai, mấy cái bản dịch cũ dù hay thì cũng có nhiều cái "lỗi thời". Nhưng Hậu Hiện Đại cũng rất bí ẩn, cần ngâm kíu đấy Nhị. Một vườn văn hoá đầy kỳ hoa dị thảo, mong thay...
ReplyDeleteHì, tiếng Nga thì tôi thua. Nhưng liếc qua mấy bản quét ở nhà bác Gúc và bác Dôn thì thấy tình hình chiến sự nó như thế này:
ReplyDeleteTous les bonheurs se ressemblent, mais chaque infortune a sa physionomie particulière. (Henri Mongault)
Happy families are all alike; every unhappy family is unhappy in its own way. (Constance Garnett)
All happy families resemble one another, but each unhappy family is unhappy in its own way. (Louise and Aylmer Maude)
All happy families are alike but an unhappy family is unhappy after its own fashion. (Rosemary Edmonds)
All happy families are alike; each unhappy family is unhappy in its own way. (Pevear and Volokhonsky, bản in của tôi)
Rõ ràng là bọn Anh Mỹ đồng thanh nhất ý xoa đầu xoa mông em Tây Mongault rồi: điểm chính ở đây là "gia đình hạnh phúc" tương phản với "gia đình bất hạnh".
Đề nghị thế này: "Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau; mỗi gia đình bất hạnh thì bất hạnh theo cách riêng."
Các tác phẩm cổ điển vẫn hay. Có hơn 5 bản dịch tiếng Anh của Anna Karenina, mà bản dịch mới nhất là của Richard Pevear và Larissa Volokhonsky: họ tốn nhiều năm cho bản dịch, qua nhiều giai đoạn phân tích, ghi chú, dịch nháp và sửa chữa. Tại sao dịch lại? Kinh nghiệm, hiểu biết, chiều sâu, phát hiện, văn phong, ngôn ngữ thời đại: những điều này giúp bản dịch mới "chín" hơn. Cho nên, ở Việt Nam, nếu cần dịch lại thì... lại dịch, lần tới cần một bác rành tiếng Nga (và văn học). [nsc]
Đây, nguyên gốc tiếng Nga nhá:
ReplyDeleteЛев Толстой
АННА КАРЕНИНА
Все счастливые семьи похожи друг на друга, каждая несчастливая семья несчастлива по-своему.
Hàng đầu là tên tác giả, hàng thứ hai là tên tác phẩm, rõ chưa nào? :) Còn câu đầu bất hủ thì... dễ ợt:
All happy families are similar to each other, each unhappy family is unhappy in its own way.
Henri Mongault xạo ke. :)) [nsc]
"Happy families are all alike, each unhappy family is unhappy in its own way."
ReplyDelete...and the unhappy family's proud of its OWN WAY. Hic hic sic.
nếu theo phần Gúc của bác NSC thì bản của NC+DT là đúng hơn cả, nhỉ? Nhưng các bản dịch lại quá khác nhau, hay hỏi chị TA bản gốc tiếng Nga đi cho rồi ;) (Z)
ReplyDeleteSao hai bác Vũ, nhất là bác Vũ Ngọc Phan mình vẫn hâm mộ, lại bỏ hẳn từ "gia đình" đi nhỉ, nhất là lại trong cuốn này.
ReplyDeleteсемьи là những gia đình còn семья là một gia đình (vốn tiếng Nga còn sót lại của mình hihi)
À, trong tiếng Việt có câu "Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh" rất hay dùng khi nói về sự bất hạnh của gia đình cũng trùng hợp với vế sau của câu trên.
ReplyDeleteHY: Có lẽ vì họ dựa theo bản tiếng Pháp của Mongault. [nsc]
ReplyDeleteTrong "Súng Vi trùng và Thép" bác Cao Đăng dịch như sau (trang 195):
ReplyDeleteCác gia đình hạnh phúc đều giống nhau; mỗi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo một cách riêng.
"Súng, Vi Trùng Và Thép - Định Mệnh Của Xã Hội Loài Người": thầy bói nói thế, nhưng phải "tận nhân lực mới tri thiên mệnh". Gia đình nào BụM MiệNG kinh hoàng, bịt mắt bịt tai, co ro cúm rúm... dĩ nhiên sẽ "bất hạnh" trước nhất. Phải hong bạn Nhị? ;-p
ReplyDeleteConstance Garnett vị trí trong lịch sử dịch thuật Mỹ có khác gì Henri Mongault bên Pháp đâu :)
ReplyDeleteCòn mấy dịch giả Pháp nữa sau này bị xét lại kinh lắm, Prosper Mérimée dịch Pouchkine, Tourgueniev, Alexandre Vialatte dịch Kafka, hình như cả Roger Caillois dịch Borges và Maurice-Edgar Coindreau dịch văn học Mỹ (Faulkner, Hemingway)...
Hay hôm nào ta chuyển qua "Chiến tranh và hòa bình" cho nó máu nhỉ :)
CTVHB ở Việt Nam có ít nhất hai bản dịch, bản của nhóm bốn người ngoài Bắc (Cao Xuân Hạo, Hoàng Thiếu Sơn, Nhữ Thành Phan Ngọc và một ai đó nữa), cùng bản Nguyễn Hiến Lê.
Hay một cái là hai bản dịch này có đường link với nhau, chứ không như trường hợp "Anna Karenina": trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê chê bản dịch của miền Bắc, tuy nhiên theo tôi NHL có rất ít thẩm quyền trong chuyện này, vì NHL dịch từ bản tiếng Pháp, nếu tôi không nhầm thì lại là Henri Mongault :d
thấy google translate dịch hay hơn cả :)
ReplyDeleteVừa mới mua mà đã đọc xong rồi ý hả anh, phục anh quá.
ReplyDeletePhản hồi câu "Tôi chịu" chính là câu tiếng Nga trong bản gốc: nó mở đầu với "những gia đình hạnh phúc" chứ không phải là "tous les bonheurs" (Mongault) hay "mọi sự sung sướng" (Vũ và Vũ).
ReplyDeleteBản tiếng Nga:
http://ilibrary.ru/text/1099/index.html
Ngoài Anna Karenina, Pevear/Volokhonsky cũng dịch lại War and Peace và The Brothers Karamazov. Dạo trước, khi bàn về Vassily Grossman (Life and Fate, Everything Flows), ta đã gặp Robert/Elizabeth Chandler, dịch khá nhiều tác phẩm tiếng Nga. Những bản dịch xưa, như của Constance Garnett chẳng hạn, nay được dịch lại, và những bản dịch mới cũng được phê bình kỹ lưỡng và xác đáng. Tốt thôi, thế mới tiến bộ.
Chuyển qua "Chiến tranh và Hòa bình" à? Ừ, cứ mỗi quyển một câu đầu như thế này thì đọc được khối sách cổ điển! :) [nsc]
Cụ NHL dịch, thỉnh thoảng hay nhảy quãng (...) hoặc giản lược. :( [nsc]
ReplyDeleteNói về việc dịch nhảy quãng và giản lược, bà Constance Garnett (1862–1946) dịch các tác phẩm Nga rất nhanh và rất nhiều. Nghe nói mỗi ngày là cả hàng chục hàng trăm trang, đặt bút xuống là dịch, khỏi nghiên cứu, khỏi tham khảo, đoạn nào khúc mắc bà bỏ qua hoặc giản lược. Cho nên phẩm chất bị phê bình năng nề, tuy rằng "người đọc bình thường" dạo ấy rất thoải mái vì đọc văn Anh đương thời. [nsc]
ReplyDeleteta làm luôn cả series mở đầu của tác phẩm cổ điển, nhỉ, cái này là incipit theo lý thuyết, có một bác người Ý viết nguyên một cuốn sách về vấn đề này, dày cỡ 400 trang trong bộ "Poétique" của NXB Seuil, lấy cảm hứng từ Italo Calvino, chính xác hơn là từ "If a Winter's Night a Traveler", mà bản dịch tiếng Việt đang nằm trước mặt tôi :d
ReplyDeletesao được nhiều bản dịch nằm ở trước mặt thế? :) quyển này của Italo Calvino thú vị, cấu trúc lạ, như chơi cờ í, bản dịch bao giờ ra?
ReplyDeletehì, đoạn đầu của các tác phẩm nổi tiếng: dzô luông! các bác mới ra lò đều phải chuyên tâm về đoạn đầu để "nắm cổ" mấy agent duyệt bản thảo. :)) [nsc]
agent đểu thì mới thế thôi, lừa sao được hehe
ReplyDeletetrong năm nay bác ạ, năm nay dành để hommage văn chương Ý đấy :d còn nhiều bất ngờ đang chờ đón bác nữa cơ
agent nào mà không "đểu"? :) nói đùa thôi, có nhiều agent giỏi, đề nghị tác giả sửa chữa vài chỗ, thế là tươi mát ngọt ngào ngay. nói chung, các bác nổi tiếng thời "hàn vi" đều nhận hàng tấn thư từ chối! nhiều bestseller năm nay, một hai năm trước bị từ chối lên từ chối xuống như giẻ rách :( [nsc]
ReplyDelete"ta làm luôn cả series mở đầu của tác phẩm cổ điển, nhỉ?" - bạn Nhị có ý kiến hay í. Nhưng mở đầu một series xong, còn cái đuôi thì sao, bỏ ngang hay tiếp tục? Bạn Nhị có thích văn học Mỹ không? Hay chỉ dịch anh Auster con nuôi cuả Pháp thôi?
ReplyDeleteTớ đọc bên TalaAi thấy câu:"Từ khi có ngành nghiên cứu về văn hoá đại chúng, toàn bộ văn hoá bình dân được coi trọng hẳn lên […\tự ý đục bỏ cho hợp lệ làng, đã học tập và đang có tiến bộ/…] Trong bóng đá người ta tìm ra cách trung thành với quyền lợi của giai cấp vô sản. Việc còn lại chỉ là tìm ra lời diễn giải cao siêu cho những sự kiện tầm thường mà thôi." - Peter Sloterdijk
Theo kiểu nói cuả anh Peter châu Âu này, chắc nước Mỹ là Tân Maxist quá. Hic hic. Thương nước Mỹ quá...
có đầu thì ắt có đuôi hehe
ReplyDeletephần lớn thời gian đọc của tôi được dành để đọc văn học Mỹ :d thề luôn, mà mình lại thích đọc cheap literature, cái này thì Mỹ nhiều vô kể tha hồ nhá
Sloterdijk là nhân vật cực oách, oách thế thì nói gì chả được :p với cả bác hiểu sai ý của ông ấy rồi
à, mở đầu Chiến tranh và Hòa bình thì khoai phết đấy, dài ngoằng thì phải, đoạn conversation mấy bà quý tộc, toàn tiếng Pháp là tiếng Pháp, snob vô cùng tận, hồi bé đọc chả hiểu gì, chỉ nhảy cóc đến chỗ anh giai đi oánh nhau, bị thương nằm trên chiến địa nhìn bầu trời xanh Austerlitz
ReplyDeleteironie du sort, sau này tôi ở rất gần Gare d'Austerlitz, gần luôn Jardin des Plantes, và góc đó trở thành favori của tôi
nhưng lúc ấy thì quên hết Chiến tranh và Hòa bình rồi :d
Sloterdijk "cực oách... thì nói gì chả được", Nhị chưa óach mà đã lên giọng khinh người hơi nhiều đấy nhá ;-p
ReplyDeletekhinh người lúc nào? chả bao giờ luôn, kể cả oách hay không oách, bác hâm nó vừa thôi
ReplyDeleteDon't worry, Nhị. Just kidding.
ReplyDeleteThis "cheap literature" might burn a hole in your pocket...
http://www.amazon.com/Norton-Anthology-African-American-Literature/dp/0393977781/ref=sr_1_5?s=books&ie=UTF8&qid=1278654831&sr=1-5
like it?
à này đồng chí nhét giùm thêm cái ô search vào để có gì người ta tìm cho dễ nhá
ReplyDeleteAndrei ngam troi xanh thi nho, nhung khong nho do la o Austerlitz. Hoa ra la o day day a, chinh la Jardin des plantes co day, hay that, minh cung hay ngam troi xanh o day, xanh cao long long :-)
ReplyDeletechịu khó mà tìm đi, in house có khác, lười quá :d
ReplyDeleteGare d'Austerlitz (toàn tàu đi các tỉnh nhỏ heo hút) là điểm chiến lược đấy, từ đó rẽ trái rẽ phải hoặc đi thẳng đều hay, nhưng tôi tránh rẽ trái về phía Notre-Dame de Paris ("Rẽ trái là tương lai, rẽ phải là quá khứ" - Anh Ngọc; hic sao mà không chỉ văn chương nhà ga, hóa ra tôi thuộc lắm cheap poetry quá nhỉ :d), đi thẳng sang rive droite cũng hay, mặc dù với một sinh viên quartier Latin thì bên đó là một thế giới khác, xa lạ, exotique, thậm chí hostile
thích nhất là rẽ phải, sẽ đến cầu Bercy ("sous le pont de Bercy, ohh ohhh", chuyển sang bình dân học vụ Edith Piaf nhá), tiến thêm chút nữa là đến cái cầu mới nhất trên sông Seine, mang tên Simone de Beauvoir (thật ra không phải cầu - pont - mà là "passerelle")
trên cây cầu mới chỉ dành cho người đi bộ, có lần phởn tôi đã nằm ngủ, tỉnh dậy mới nghĩ bỏ mẹ thế hóa ra mình nằm trên bà già à :ddd
may mà là nằm ngửa hehe
nhìn quyển sách trên amazon cũng khoái đấy, nhưng đợt trước có bạn ĐT tặng tôi đúng một quyển trong bộ Norton Anthology này, đề tài lại cực kỳ cao cấp, thế nên là đang muốn giữ tình cảm đẹp với Norton í :d
ReplyDeletemà bác biết rồi đấy, quy luật cuộc đời là đang khổ bỗng được sướng thì quen dễ lắm, nhưng ngược lại thì thiên nan vạn nan
quy luật này đúng phăm phắp, chứ không như các quy luật của triết học, phập phù lúc đúng lúc không, muốn đúng thì lại phải thêm bao nhiêu là điều kiện
chẳng hạn như là tôi đã nhìn thấy khối thiên nga đen, thành ra khó nghĩ lắm, Aristote có nói tầm phào không? :d
Anh Nhị Linh có thư. Anh Nhị Linh đọc thư đi ạ. :D
ReplyDeletenằm trên nữa là Jean-Paul, cho nên xấp ngửa gì cũng hợp cả :))) [nsc]
ReplyDeleteấy, nghe nói J-P hay nằm dưới vì bị paranoid bác ạ :dddd
ReplyDeletekhai mở mục incipit cho các bác này: mở đầu của "Tristram Shandy" (Laurence Sterne) nhé, bác nào hứng thú không ạ? :d
ReplyDeletehề hề, bác đùa dai trên cái đùa dai của cụ Laurence Sterne đấy à? Mở đầu của "The Life and Opinions of Tristam Shandy, Gentleman" dài ngoằng, toàn phẩy với chấm phẩy với gạch ngang, đến dấu chấm hết đoạn thì là vừa hết Chương I, có khả năng dài hơn những entry dài nhất trên blog này! lại còn các ẩn dụ xa gần về ấy ấy, dịch sang tiếng Việt (bằng máy) thì... rất dễ được giải thưởng.
ReplyDelete"Tôi ước là hoặc cha tôi hoặc mẹ tôi, hay đúng ra cả hai, vì họ có bổn phận ngang nhau về việc ấy, đã để tâm đến việc họ làm khi họ kết tinh tôi..." (tạm dịch một khúc)
và ngay trong đoạn mở đầu có hai chữ cực kỳ yêu quý của tôi: sense và nonsense :)) [nsc]
Aristote chẳng tầm phào, chủ yếu Nhị có được cặp mắt tinh đời để nhìn mọi thứ, chẳng phài chỉ thiên nga... (Ui, cái này gọi là múa rìu qua mắt Tàng King Kác NSC ) ;-p
ReplyDeleteBạn ĐT đã tặng Nhị quyển nào trong bộ Norton Anthology này?
Aristote nào lại tầm thường? Chỉ cần có hoặc giữ được đôi mắt cho tinh đời để nhìn mọi thứ, chứ chẳng phải mỗi thiên nga...
ReplyDeleteBạn ĐT tặng NL quyển nào trong bộ Norton Anthology?
I can't post my comment :-(
ReplyDeletepost ầm ầm kia kìa bác lại còn than thở cái gì nữa?
ReplyDeleteỪ, độ khoảng chừng 10 phút sau, sau khi đánh còm trở lại, thì mới hiện cả hai ;-p
ReplyDeleteKỳ lạ chưa. Chỉ lo bác nghĩ tôi lẩm cẩm còm đi còm lại.
ơ thế không phải à :d
ReplyDeletequyển Norton của tôi là literary theory
tôi cũng đã đoán là bác có Norton Anthology of Theory and Criticism, dầy kinh hồn, bìa cứng, rất oách, chỉ có cái là mòn ví và mòn mắt [nsc]
ReplyDeletebác đoán hay là bác nhìn thấy? :)
ReplyDeletesách của Norton đúng là de luxe
với công việc và sở thích của NL thì cũng dễ đoán thôi. tôi chỉ tham khảo nó ở thư viện đại học, chứ không dám ôm làm của riêng :) [nsc]
ReplyDeleteKể bác Nhị nghe chuyện này còn lạ hơn nưã. Tối qua tôi nằm mơ thấy mình bay vút lên như có cánh ấy, lên rất cao...
ReplyDeleteRồi bỗng dưng, toi vụt dừng lại, rơi xuống, tốc độ kinh khủng. Thay vì kinh hồn khiếp vía, tự nhiên tôi nhắm mắt lại, enjoy…
(Chắc là hậu quả cuả việc đọc "Chàng Hải-Âu kỳ diệu")
Dù trong mơ, tôi vẫn suy nghĩ, rơi mạnh thế này thì mới có cơ hội xuống tới tận đáy biển chứ nhỉ?
Tưởng tượng ra xung quanh mình những thủy vật xinh đẹp như hình dưới biển Hawaii, có chết cũng cam lòng.
Nhưng khồồng, tôi thấy mình nhẹ nhàng chạm vào mặt nước như một chiếc lá vậy, thế mới khổ chứ.
Rồi tôi bơi, dĩ nhiên bằng cả hai tay, trái và phải, có khi bơi thẳng, rồi lại cong cong…
Đột nhiên tôi nghe tiếng cười rúc rích, dù quanh đấy chẳng có bóng người.
Tôi sinh nghi, chắc là âm ba tiếng cười từ giàn đậu Hà Lan trong một truyện dịch cuả Mr. Hoàng Ngọc Tuấn, mà tôi đã đọc đi đọc lại 3 lần.
Định thần lại, tôi mới nhận ra đó là tiếng bầy trẻ đang tắm biển ở đàng xa.
Chúng xây những toà lâu đài tí hon trên cát.
Bơi vưà đến mé bờ thì lập tức có một làn gió nhẹ thổi tới, nâng tôi đứng dậy.
Tôi thất kinh nghĩ, tại sao mình nhẹ hều như không trọng lượng rưá?
Chợt có tiếng thì thầm bên tai, rất dịu dàng, trang trọng:
"Thưa Nữ hoàng Rơm, ngài đã đi dạo hơi xa và hơi lâu đấy ạ."
"Ai đấy? Mau bước ra đây."
"Thưa ngài, chính là Gió ạ. Tôi vưà mới hầu nâng ngài đứng dậy, quên rồi sao?"
Ái chà, thì ra vì mấy hôm trứơc tôi đọc "Hoàng Tử Rơm" trên blog cuả Mr. Ngô Văn Tao.
Có phải "Hoàng Tử Rơm" cuả ông thơ dại và thơ mộng, như một cái còm ở đó đã viết?
Tôi vão blog cuả Nhị Linh còm hoài mà chưa có giấc mơ nào. Nếu có, tôi sẽ kể tiếp.
Hết chuyện.
khiếp mơ mẩn lẩn thẩn thế
ReplyDeleteTristram Shandy, ai cứ mở miệng nói hậu hiện đại mà chưa biết gì về Shandy thì tức là hậu hiện đại dởm, đó là cách phân biệt của tôi đấy
hậu hiện đại, nhìn vào các đặc điểm của nó, theo tôi là một điều xưa cũ, Shandy được viết từ thế kỷ XVIII (hay XVII nhỉ), nó giống như là một cái gì đó đã có sẵn chỉ chờ dịp, chờ thanh la xèng pháo để nổi lên
giống như là cái câu George Steiner dùng để đập Michel Foucault trên "The New York Review of Books" trong những năm 1970: "The Mandarin of the Hour"
"of the Hour" hehe
Hậu Hiện Đại hả, mời các bác Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc í, chúng cháu không biết gì đâu mà ca cẩm, chỉ biết đọc thôi. Sắp có những cuốn sách rất dày... dày như Norton Anthropology. Can't wait...
ReplyDeletesách dày sắp có là sách gì đấy ạ? give me a name pls :d
ReplyDeleteNorton Anthropology?? Norton Antivirus??? [nsc]
ReplyDeletetập đầu xuất hiện 1759: thế kỷ XVIII. Laurence Sterne tiền phong nhiều chiều hướng trong văn chương. nhận xét của NL về "Tristram Shandy" chính xác, tôi coi là proto-postmodernism. tiếc là ít người biết và nghiên cứu. [nsc]
ReplyDeleteLovely...Postmodern...Anthology...Virus free...
ReplyDeletePeople need to enjoy and t...rrrry ever..rrr...y thing.
But this is not from Amazing.com, but AustrAmazing.com
ReplyDeleteCâu đề từ dịch nghĩa thế này:"Tất cả các gia đình hạnh phúc đều giống nhau. Mỗi gia đình bất hạnh thì bất hạnh theo kiểu của mình".Theo nghĩa đó thì Cao Đăng dịch sát hơn cả.
ReplyDeleteKhách vãng lai: Tôi có đọc cuốn "Những cánh thư hè", dịch giả Lưu Bằng. Sau này, cuốn sách được nhà Ngoại văn dịch và in thì ôi thôi đoạn đầu truyện - đoạn hay nhất của truyện đầu bị cắt béng. Chả buồn đọc xem văn phong dịch có khác không nữa!
ReplyDeleteCám ơn bác cho thông tin, quyển "Những cánh thư hè" của Alphonse Daudet phải không? Hình như tên bản dịch sau này là "Những lá thư từ cối xay gió" thì phải. Anw, tôi có bản dịch Sài Gòn thì phải, khi nào có thời gian sẽ xem thử.
ReplyDelete"... trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê chê bản dịch của miền Bắc, tuy nhiên theo tôi NHL có rất ít thẩm quyền trong chuyện này, vì NHL dịch từ bản tiếng Pháp, nếu tôi không nhầm thì lại là Henri Mongault "
ReplyDelete-----> Chỗ này Nhị Linh biết không đủ mà cũng chê. Trong Lời giới thiệu bản dịch CTvHB Nguyễn Hiến Lê cho biết là ông tham khảo các bản dịch tiếng Pháp và bản dịch của miền bắc, nhận xét được Mongault dịch phỏng nhiều hơn, còn bản kia có lẽ sát hơn vì tương đồng với miền bắc. Người ta làm kỹ thế mà ông nói ẩu.
----
Trích lại cả đoạn của NL:
"CTVHB ở Việt Nam có ít nhất hai bản dịch, bản của nhóm bốn người ngoài Bắc (Cao Xuân Hạo, Hoàng Thiếu Sơn, Nhữ Thành Phan Ngọc và một ai đó nữa), cùng bản Nguyễn Hiến Lê.
Hay một cái là hai bản dịch này có đường link với nhau, chứ không như trường hợp "Anna Karenina": trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê chê bản dịch của miền Bắc, tuy nhiên theo tôi NHL có rất ít thẩm quyền trong chuyện này, vì NHL dịch từ bản tiếng Pháp, nếu tôi không nhầm thì lại là Henri Mongault :d "
có ai nói là ẩu đâu
ReplyDeleteNgười ẩu là Nhị Linh =))
ReplyDeleteù uôi Hoàng Tuấn Nhã ơi, nhà sưu tầm ơi, Đà Nẵng đáng sống ơi
ReplyDeleteNhị Linh bỏ Facebook mà có làm được gì nhiều hơn không :D
ReplyDelete