Niên biểu và tác phẩm của Foucault mà tôi soạn ra, nhiều thuật ngữ vẫn ở tình trạng tạm bợ. Bộ sách Dits et Écrits (Nói và viết) gồm 4 tập, khoảng 3.000 trang, Gallimard ấn hành năm 1994, tập hợp các bài viết lẻ và trả lời phỏng vấn của Foucault. Di chúc của Foucault viết rõ: Pas de publication posthume, không được in những gì còn ở dạng bản thảo, nên sau này ngoài bộ Dits et Écrits này sẽ chỉ có 13 quyển bài giảng của Foucault tại Collège de France (1971-1984) cùng một số bài giảng khác in bên Mỹ, được coi là các phát ngôn chính thức của Foucault.
Niên biểu Michel Foucault
(các sự kiện chính; nguồn: bộ sách Dits et Écrits)
1926. 15/10: Foucault sinh ra tại Poitiers, trong một gia đình cả nội ngoại đều là bác sĩ; ông nội Foucault từng là bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo tại Nanterre, tại đây có một phố mang tên Foucault.
1942. Nhận bằng tú tài cổ điển (baccalauréat classique) mặc dù chưa đủ tuổi.
1943. Vào học lớp dự bị dành cho học sinh muốn thi các trường lớn (grande école) tại Poitiers (trường Henri-IV).
1945. Thi trượt ENS (Sư phạm phố Ulm, Paris), tiếp tục học dự bị tại trường Henri-IV Paris. Lúc này Jean Hyppolite (người dịch Hiện tượng học tinh thần của Hegel) đang dạy triết học tại đây. Jean Hyppolite chấm điểm rất cao cho các bài luận triết học của Foucault, báo hiệu một tương lai triết học đầy hứa hẹn; sau này Foucault sẽ thế chỗ Hyppolite để dạy tại Collège de France sau khi Hyppolite qua đời.
1946. Thi đỗ vào ENS.
1947. Maurice Merleau-Ponty trở thành répétiteur (chức danh đặc biệt dành cho những người chuyên đào tạo học sinh chuẩn bị thi lấy bằng agrégation tức thạc sĩ giáo dục) ngành tâm lý học tại ENS; các bài giảng của Merleau-Ponty đã hướng lối cho Foucault chuẩn bị luận án về sự ra đời của tâm lý học ở các nhà tư tưởng hậu-Descartes.
1948. Lấy bằng licence triết học tại Đại học Sorbonne. Cũng năm này, Louis Althusser trở thành répétiteur ngành triết học tại ENS. Foucault định tự tử.
1949. Lấy bằng licence tâm lý học. Bắt tay làm luận án cao học ngành triết dưới sự hướng dẫn của Jean Hyppolite (về Hegel).
1950. Vào Đảng Cộng sản Pháp. Định tự tử lần thứ hai. Thi trượt kỳ thi lấy bằng agrégation.
1951. Đỗ bằng agrégation ngành triết học (đề tài lớn của kỳ thi lần này mà Foucault rút thăm trúng là “tính dục”). Trở thành répétiteur ngành tâm lý học tại ENS; các bài giảng hằng tuần của Foucault có rất đông người dự, trong đó có Jacques Derrida, Paul Veyne, Jean-Clause Passeron, Gérard Genette, Maurice Pinguet.
1952. Bắt đầu mối quan hệ lâu dài và say mê với nhạc sĩ Jean Barraqué (1928-1973), niềm hy vọng lớn nhất của âm nhạc Pháp kể từ Claude Debussy.
1953. Bắt tay nghiên cứu các bản thảo của Husserl, lúc này đã được Van Breda chuyển lại cho Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo. Thế chỗ Althusser ở vị trí répétiteur ngành triết ở ENS.
1954. Xuất bản tác phẩm đầu tay, Bệnh tâm thần và nhân cách.
1955. Được Bộ Giáo dục Quốc gia cho nghỉ một năm để sang làm việc tại Uppsala, Thụy Điển. Tham gia một cuộc sống trí tuệ sôi động ở đây với rất nhiều trí thức thường xuyên gặp gỡ. Năm 1957 Foucault sẽ gặp Albert Camus tại Stockholm khi Camus sang đây nhận giải Nobel Văn chương. Tại Paris dịp Giáng sinh, gặp Roland Barthes lần đầu tiên, khởi đầu một tình bạn lâu dài.
1957. Phát hiện tác phẩm của Raymond Roussel, nhà văn ít được chú ý, mà Foucault sẽ viết riêng một cuốn sách xuất bản năm 1963.
1958. Sang Ba Lan, ở chức vụ tham tán văn hóa cho Đại sứ Murin des Roziers.
1960. Georges Canguilhem, người hướng dẫn luận án tiến sĩ cho Foucault, giới thiệu Foucault với Jules Vuillemin, khi đó là trưởng khoa triết học của Đại học Clermont-Ferrand; Foucault được đề nghị làm maître de conférences (tương đương phó giáo sư) chuyên ngành tâm lý học tại đây. Luận án Folie et Déraison (Điên và loạn thần kinh) bị NXB Gallimard từ chối. Bắt đầu cuộc sống rất điển hình của giới giáo sư đại học Pháp: sống ở Paris đồng thời giảng dạy ở tỉnh.
1962. Làm quen với Gilles Deleuze khi ấy vừa cho xuất bản Nietzsche và triết học tại NXB PUF, khởi đầu một tình bạn lâu dài nhưng sẽ có nhiều xung đột trong tương lai. Chính thức trở thành giáo sư (professeur) ngành tâm lý học tại Đại học Clermont-Ferrand.
1963. Jacques Derrida công khai phê phán Foucault về diễn giải của Foucault đối với tác phẩm của Descartes, trong Lịch sử bệnh điên.
1964. Xuất bản phiên bản rút gọn của Lịch sử bệnh điên trong tủ sách 10/18 của NXB Plon. Sang Tunisie, viết xong phần đầu Từ và vật.
1965. Từ chối nộp hồ sơ ứng cử vị trí giáo sư tâm lý-xã hội học ở Sorbonne, mặc dù được nhà xã hội học Gurvitch đề nghị. Sang Sao Paulo theo lời mời của khoa triết học tại đây.
1966. Nhận lời cùng Deleuze phụ trách ấn hành bản tiếng Pháp bộ Toàn tập của Nietzsche, đã được Colli và Montinari biên soạn trước đó. Sang hội thảo tại Budapest, khám phá rằng các trí thức Đông Âu lấy cấu trúc luận làm một tư tưởng thay thế cho chủ nghĩa Marx. Từ và vật được ấn hành, đợt sách đầu tiên bán hết trong vòng một tháng rưỡi. Tờ L’Express coi tác phẩm này là cuộc cách mạng lớn nhất trong triết học kể từ chủ nghĩa hiện sinh. Một số cách nói của Foucault trong Từ và vật nhanh chóng trở thành thành ngữ trong giới trí thức, như “cái chết của con người” hoặc “ở thế kỷ mười chín chủ nghĩa Marx giống như cá gặp nước”. Cả tháng Bảy, Foucault dành rất nhiều thời gian mỗi ngày để viết trả lời những đợt tấn công vào quan niệm “cái chết của con người”. Quen biết và giao tiếp qua thư với họa sĩ René Magritte, mà sau này Foucault sẽ viết một tác phẩm nhỏ để vinh danh. Quyết định sang sống ở Tunis, nơi ông được đề nghị, lần đầu tiên, một chân giáo sư ngành triết học (chứ không phải tâm lý học). Jean-Paul Sartre tấn công cấu trúc luận, nhất là Althusser và Foucault, trên tạp chí L’Arc và viết: “Foucault là thành lũy cuối cùng của giới tư sản”.
1967. Bắt đầu tập trung nghiên cứu triết học phân tích của Wittgenstein và các triết gia anglo-saxon. Các giờ dạy của Foucault tại Đại học Tunis luôn luôn đông quá tải. Ở Anh ấn hành bản dịch Lịch sử bệnh điên. Quyết định không bao giờ ứng cử vào Sorbonne nữa, thay vì vậy nộp hồ sơ vào trường Nanterre mới thành lập; cùng lúc, Foucault trở thành một thành viên của ban tuyển chọn học sinh của ENS. Bắt đầu viết cho tờ Le Nouvel Observateur.
1968. Ở Tunis, Foucault cho phép các sinh viên nổi loạn in truyền đơn tại nhà mình. Khi cuộc nổi loạn của sinh viên bùng nổ tại Paris, Foucault đang ở Tunis, ngày 27/5 mới về tới Paris. Chính thức rời Tunis về lại Paris nhận chức giáo sư tại Đại học Nanterre, đồng thời tham gia thành lập một trường đại học mới nữa, Vincennes (theo lời đề nghị của Hélène Cixous).
1969. Tại Vincennes, Foucault tham gia cùng sinh viên đối đầu với cảnh sát. Ấn hành Khảo cổ học kiến thức tại Gallimard. Collège de France bỏ phiếu đổi ghế giáo sư phụ trách “Lịch sử tư tưởng triết học” mà Jean Hyppolite từng giữ (đã qua đời ở thời điểm này) thành ngành “Lịch sử các hệ thống tư tưởng”, theo đề xuất của Jules Vuillemin, để chuẩn bị cho Foucault.
1970. Được mời sang Đại học Buffalo, Mỹ. Foucault chính thức được bầu vào Collège de France. Được mời sang Nhật Bản lần đầu tiên, thực hiện nhiều bài giảng và trả lời nhiều cuộc phỏng vấn (chuyên gia về Foucault lúc này tại Nhật Bản là giáo sư Moriaki Watanabe). Foucault phê phán Althusser trên tạp chí La Pensée về các vấn đề liên quan đến Nhà nước, chủ đề mà Foucault sẽ phát triển trong Giám sát và trừng phạt sau này.
1971. Thành lập GIP (Groupe d’information sur les prisons - Nhóm thông tin về các nhà tù), khởi đầu cho các hoạt động rất tích cực liên quan tới cải thiện hệ thống nhà tù ở Pháp. Bị George Steiner chỉ trích trên The New York Times Books Review. Được mời sang Montréal, Canada. Lần đầu tiên gặp Jean-Paul Sartre, trong một hoạt động tranh đấu chính trị. Được mời sang Eindhoven, Hà Lan, để tranh luận với Noam Chomsky về vấn đề bản tính con người; sau này Chomsky sẽ bình luận cuộc tranh luận đó trong Language and Responsibility.
1972. Cùng nhiều trí thức tổ chức “sit-in” (biểu tình ngồi) tại trụ sở Bộ Tư pháp nhằm kêu gọi cải thiện chế độ nhà tù. Sau đó không lâu Foucault bị cảnh sát bắt, rồi liên tục cùng Jean-Paul Sartre tranh đấu trong vụ việc nhà máy Renault. GIP giải tán, thành lập CAP (Comité d’action des prisonniers - Ủy ban hành động của tù nhân), rồi ADDD (Association de défense des droits des détenus - Hiệp hội bảo vệ quyền của tù nhân).
1973. Giảng một loạt bài tại Montréal. Sang New York làm việc một thời gian.
1974. Giảng bài tại Rio de Janeiro, chủ yếu về tâm thần học của thế kỷ XIX, từ quan điểm “phả hệ”.
1975. Xuất bản Giám sát và trừng phạt, sự ra đời của nhà tù. Tờ Le Nouvel Observateur in một chuyên đề về những nhân vật quan trọng nhất của giới đại học Pháp thời điểm ấy, Foucault xếp bên cạnh Lacan, Lyotard và Barthes. Lần đầu tiên sang California, giảng bài tại Berkeley, nơi Foucault còn quay lại nhiều và rất thành công. Cùng một số trí thức Pháp khác sang Tây Ban Nha, đấu tranh chống chế độ Franco.
1976. Bắt đầu chuyển giờ dạy hằng tuần tại Collège de France nhằm làm giảm lượng thính giả quá lớn. Ấn hành tập đầu tiên của Lịch sử tính dục; bộ sách được tiếp nối 8 năm sau. Từ 1976 Foucault hầu như không cho in tác phẩm nào nữa.
1977. Gần gũi với các “triết gia mới”, nhất là André Glucksmann. Tại Liên Xô, Từ và vật được dịch và được truyền tay nhau một cách kín đáo. Foucault bắt đầu nghiên cứu sâu về các nhân vật giai đoạn đầu của Nhà thờ, nhằm phân tích các khía cạnh của hoạt động và cơ chế vận hành của Thiên chúa giáo.
1978. Các bài giảng tại Collège de France bắt đầu đặc biệt tập trung vào vấn đề “thiết trị” (gouvernementalité). Bắt đầu viết tiếp tập hai cho Lịch sử tính dục, bàn về quan niệm Kitô giáo về da thịt con người; bản thảo này sẽ bị Foucault hủy bỏ. Sang Nhật Bản lần thứ hai, chủ yếu để thuyết trình về vấn đề “Tính dục và quyền lực”. Bị tai nạn ôtô, phải vào viện. Nhận lời nghiên cứu về Iran. Sang Iran (Téhéran), khởi đầu cho một loạt hoạt động tích cực liên quan tới Iran.
1979. Đóng góp bài cho số đầu tiên của tờ báo đầu tiên dành cho người đồng tính tại Pháp, Le Gai Pied. Cho in trên tờ Le Monde một bài báo ủng hộ tự sát; bị nhiều báo khác chỉ trích. Sang Stanford giảng bài.
1980. Xuất bản tác phẩm The Will to Truth của Alan Sheridan, nghiên cứu dài đầu tiên về Foucault trong tiếng Anh. Thành công vang dội tại Mỹ. Sang New York giảng bài về chủ đề “Tính dục và cô đơn”. Sang Princeton giảng bài về chủ đề “Sự ra đời của chính trị-sống”.
1982. Cùng John Searle, Umberto Eco… tham gia một đợt hội thảo dài tại Toronto, trong đó Foucault bàn về chủ đề “Nói thật về chính mình”. Sang Vermont giảng bài về chủ đề “Các công nghệ về mình” (Technologies of the Self).
1983. Nghiên cứu sâu hơn và trình bày trong các bài giảng về vấn đề “Thiết trị bản thân và những người khác”, xoay quanh khái niệm parrhêsia tức nói sự thật trong văn học cổ đại. Gặp gỡ và tranh luận nhiều lần với Habermas. Xuất bản Michel Foucault, an Annotated Bibliography của Micheal Clark, thư mục quan trọng đầu tiên về Foucault, gồm khoảng 3.000 đề mục. Giảng bài tại Berkeley về các nghệ thuật về bản thân và cái viết về bản thân. Bị nhiều người chỉ trích vì giữ thái độ im lặng.
1984. Bệnh Sida mà Foucault mắc phải bắt đầu trầm trọng nhưng vẫn dạy tại Collège de France về parrhêsia và sửa bản thảo chuẩn bị in các tập tiếp theo của Lịch sử tính dục. Tháng Năm, tờ Magazine Littéraire thực hiện một chuyên đề dành riêng cho Foucault. Qua đời ngày 25 tháng Sáu.
Tác phẩm của Michel Foucault
1954. Maladie mentale et Personnalité [Bệnh tinh thần và nhân cách], PUF, tủ sách “Initiation philosophique”
1961. Folie et déraison. Histoire de la folie à l'âge classique [Điên và loạn thần kinh. Lịch sử bệnh điên thời cổ điển], Plon
1962. Maladie mentale et Psychologie [Bệnh tinh thần và tâm lý học], PUF, tủ sách “Initiation philosophique” [phiên bản sửa đổi của Maladie mentale et Personnalité]
1963. Naissance de la clinique. Une archéologie du regard médical [Sự ra đời của bệnh viện. Một khảo cổ học về cái nhìn y học], PUF
1963. Raymond Roussel, Gallimard
1966. Les Mots et les Choses. Une archéologie des sciences humaines [Từ và vật. Một khảo cổ học về các khoa học nhân văn], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des sciences humaines”
1969. L'Archéologie du savoir [Khảo cổ học kiến thức], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des Sciences humaines”
1971. L'Ordre du discours [Trật tự diễn ngôn], Gallimard [bài giảng mở đầu tại Collège de France, 2/12/1971]
1972. Naissance de la clinique. Une archéologie du regard médical [Sự ra đời của bệnh viện. Một khảo cổ học về cái nhìn y học], PUF, tủ sách “Galien” [với một số chỉnh sửa]
1972. Histoire de la folie à l'âge classique [Lịch sử bệnh điên vào thời cổ điển], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des histoire” [lần tái bản có thêm hai văn bản: “Mon corps, ce papier, ce feu” và “La folie, l’absence d’oeuvre”]
1973. Ceci n'est pas une pipe [Cái này không phải là cái tẩu], Fata Morgana, Montpellier [in lại bài báo đã đăng trên Cahiers du chemin, số 2, 15/1/1968]
1975. Surveiller et punir. Naissance de la prison [Giám sát và trừng phạt. Sự ra đời của nhà tù], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des histoires”
1976. Histoire de la sexualité, t.1: La volonté de savoir [Lịch sử tính dục, t.1: Ý chí hiểu biết], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des histoires”
1984. Histoire de la sexualité, t.2: L'usage des plaisirs [Lịch sử tính dục, t.2: Sử dụng ham muốn], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des histoires”
1984. Histoire de la sexualité, t.3: Le souci de soi [Lịch sử tính dục, t.3: Chú tâm vào bản thân], Gallimard, tủ sách “Bibliothèque des histoires”
1985. Discourse and Truth. The Problematization of Parrhesia [Diễn ngôn và chân lý. Đặt vấn đề về Parrhesia], Northwestern University, Evanston, Illinois (in theo sáu bài giảng của Michel Foucault trình bày tại Đại học Berkeley, 11/1983] [in sau khi Michel Foucault mất]
Dits et écrits [Nói và viết], 4 tập, Gallimard, tập hợp các bài viết lẻ của Michel Foucault, do Daniel Defert và François Ewald biên soạn, với sự cộng tác của Jacques Lagrange
Sách in từ các bài giảng của Michel Foucault tại Collège de France, đều do Gallimard và Le Seuil ấn hành trong tủ sách “Hautes Études” từ cuối những năm 1990 cho tới gần đây:
1970-1971: La Volonté de savoir [Ý chí hiểu biết]
1971-1972: Théories et Institutions pénales [Các lý thuyết và thiết chế hình luật]
1972-1973: La Société punitive [Xã hội trừng phạt]
1973-1974: Le Pouvoir psychiatrique [Quyền lực tâm thần]
1974-1975: Les Anormaux [Những kẻ bất bình thường]
1975-1976: “Il faut défendre la société” [“Cần phải bảo vệ xã hội”]
1977-1978: Sécurité, territoire, population [An ninh, lãnh thổ, dân chúng]
1978-1979: Naissance de la biopolitique [Sự ra đời của chính trị-sống]
1979-1980: Du gouvernement des vivants [Về thiết trị với người sống]
1980-1981: Subjectivité et Vérité [Tính chủ thể và chân lý]
1981-1982: L'Herméneutique du sujet [Thông diễn học chủ thể]
1982-1983: Le Gouvernement de soi et des autres [Thiết trị bản thân và những người khác]
1983-1984: Le Gouvernement de soi et des autre: Le Courage de la vérité [Thiết trị bản thân và những người khác: sự can đảm của chân lý]
Các công trình khác:
Moi, Pierre Rivière, ayant égorgé ma mère, ma sœur et mon frère: un cas de parricide au XIXe siècle, Gallimard, 1973
Herculine Barbin dite Alexina B., Gallimard, 1978
Les Machines à guérir, aux origines de l'hôpital moderne, Pierre Mardaga, Paris, 1979
Arlette Farge, Michel Foucault, Le Désordre des familles. Lettres de cachet des archives de la Bastille au XVIIIe siècle, Gallimard, 1982
Foucault có bài viết ngắn, La lecon, hình như là bài khai giảng khóa học, khi ông nhận ghế Viện Sĩ Ưu Tú của nhân dân, giống như Steiner!
ReplyDeleteTrong bài đọc [Lecon] mở ra khóa giảng môn học "Sémiologie littéraire" [Ký hiệu học văn học], tại Collège de France, ngày 7 tháng Giêng 1977, sau được in lại trong tủ sách Points, bộ môn Nhân Văn, nhà xb Seuil, ông cho rằng, cái phương pháp dậy và học bấy giờ nó không như trước nữa. Trích dẫn câu của Mallarmé, "Mọi phương pháp là một giả tưởng" (Toute méthode est une fiction), ông coi phương pháp viết và giảng của ông không nhắm phát hiện, không nhằm tháo gỡ, không mong đạt kết quả, mà chỉ là một giả tưởng, qua đó:
ReplyDeleteKhi viết có tính tản mạn (fragmentation),
Khi trình bầy, lan man lạc đề (digression);
Hay là dùng một từ mơ hồ một cách thật là kiểu cách, excursion (đi ra ngoài, dạo chơi, thăm thú...).
http://www.tanvien.net/Gossip/hong_02.html
lỗi nhỏ: sit-in (biểu tình ngồi) - "in"
ReplyDeleteđã sửa, cám ơn
ReplyDeleterất buồn là năm 1977 Foucault chẳng dạy gì về "Sémiologie littéraire" ở Collège de France cả, như trên danh sách tác phẩm ghi rõ kia kìa, năm 1977 (ngay sau một année sabbatique, năm xin nghỉ duy nhất của Foucault trong suốt những năm có chân ở Collège de France) đề tài là "Sécurité, territoire, population", và cũng là năm Foucault đặc biệt quan tâm đến khái niệm "gouvernementalité"
trước đó lâu Foucault đã rũ bỏ hoàn toàn với những "signe" và "structure"; theo tôi chưa bao giờ Foucault là cấu trúc luận, thành thử tấn công của Sartre (đồng loạt vào Althusser và Foucault năm 1966) là một fiasco
trong vòng khoảng 10 năm cuối đời, ba vấn đề Foucault quan tâm đặc biệt là: pouvoir, savoir và sujet
trong số các triết gia Pháp thế kỷ XX, Foucault là hiện thân của "tinh thần rigueur"
ReplyDeletechỉ duy nhất trong "Les Mots et les Choses" có một nỗ lực nhất định về làm triết học bằng văn chương với nhiều ẩn dụ (và phải nói là rất thành công) thì ngay từ "L'Archéologie du savoir" Foucault đã viết rất "stoique" rồi
[bản dịch tiếng Anh của "Les Mots et les Choses" là "The Order of Things" mới đúng là tinh thần cuốn sách: Foucault đã đặt tên cho "Les Mots et les Choses" là "L'Ordre des Choses" rồi nhưng đen đủi là ngay thời điểm ấy Jacques Brosse in trước một quyển sách cũng tên như vậy, theo luật Foucault không được dùng lại nữa hic]
chi tiết về "The Order of Things" lý thú: thì ra thế!
ReplyDeletecác bài giảng (dits) của Foucault cũng đã đâu ra đấy, rigueur oách. à, cái kiểu thuyết giảng có đông thính chúng, ở Mỹ hầu như không có. những seminars bất thường, mở cho công chúng, tương đối vắng.
hai còm thêm của NL "ngon", bổ túc cho niên biểu. dần dần, bác viết thêm vài bài chi tiết chứ nhỉ? [nsc]
viết rồi, nhiều người cũng đã đọc (và nghe) rồi, nhưng cái đó là phục vụ cho một project khác nên ở đây tôi chỉ public một số cái vặt vãnh
ReplyDeleteCollège de France không phải ai và lúc nào cũng đông thính giả đâu, mấy lần tôi đi nghe cũng vắng thôi, amphi Navarre to đùng trống nhiều, nhưng khi những người như Bergson hay Foucault giảng thì đông lắm
Mỹ cũng có lúc đông đấy, như lần Foucault sang giảng ở Berkely :ddd 800 người ngồi nghe và 700 người chen chúc ở cửa, lần đầu tiên sau hàng chục năm cảnh sát mới phải can thiệp ở campus hehe
đống bài giảng của Foucault ở Collège de France tôi vẫn thiếu một số, các bác xem thế nào chứ vậy thì có chết không cơ chứ :p
ReplyDeleteBao giờ thì mới có bản dịch sách của Foucault bác Nhị nhỉ? Hình như năm trước nghe giang hồ dồn thổi sắp có rồi phải ko ạ?
ReplyDeletedunno
ReplyDeleteở Việt Nam tôi biết ít nhất ba người có thẩm quyền hơn tôi rất nhiều về Foucault, nhưng mãi không thấy họ làm gì
dự định trước đây của tôi không hề có liên quan tới Foucault, nhưng đến lúc thấy cái lacune này kinh quá nên cố đấy, not really my taste
So what's your taste, NhiLinh? Please share with us...
ReplyDeleteno :d it's a personal matter
ReplyDeleteBác Nhị Linh chuyên bợ mông tây nhỉ. Mấy đứa khác cũng ti toe nhảy vào làm như ta đây cũng biết.
ReplyDeleteChúng tớ chả biết Fu-cu là bạn nào và bạn ấy có hay gì không.
hehe không biết là chuyện của bác, thế mà cũng nói được, chết mất
ReplyDeleteÊ bạn Ano gì đấy ơi... bác Nhị "chuyên bợ mông Tây" mà toàn những cái mông to và đẹp, hay đấy. Còn hơn là đã đi rất sâu rất xa vào trong quần chúng, mà vẫn chẳng thấy được cái mông, cái mênh cuả nó hỉ??? Vậy nên bạn nên ủng hộ bác Nhị có thêm vài cái mông khác ;-p
ReplyDeletehttp://www.vnn.vn/giaoduc/201007/Cac-DH-danh-gia-khong-man-ma-voi-sinh-vien-ngheo-921968/
ReplyDeleteKhiếp, bọn Pháp nhợn nước cũng chả to lắm mà có đến 220 trường là Grand Ecole, thế còn trường nào không là GE nữa hả Nhị linh??
đại học thì không phải grande école; grande école là một hệ thống, khác mỗi cái là có thi đầu vào thôi (nhìn chung), nhưng sau đó thì nó cũng chia ranking, như là đại học cũng có ranking ấy
ReplyDeleteLa Lecon,của Roland Barthes, lecon inaugurale de la chaire de semiologie literaire du College de France,prononcée le 7 Janvier 1977
ReplyDeleteSorry
Cua Foucault, la, L'ordre du discours, lecon inaugurale au College de France pronocée le 2 decembre 1970
Sorry again
NQT
vâng, đúng vậy, cả Foucault và Barthes đều đánh dấu những thay đổi quan trọng trong cơ cấu của Collège de France: ghế (chaire) "Histoire des systèmes de la pensée" được chính thức tạo ra vào năm 1970 để Foucault giữ, "L'Ordre du discours" Foucault phát biểu năm 1971, diễn văn chính thức, chính là nội dung quan trọng nhất trong lần tôi thuyết trình vừa rồi (Gallimard in lại bài này, bổ sung những chỗ vì lý do thời gian mà Foucault đã phải lược bỏ khi đọc trước công chúng)
ReplyDeleteđến Roland Barthes tình hình lại tương tự: ghế "Sémiologie littéraire" được tạo ra (mới hoàn toàn) để Barthes giữ, và người chủ chốt trong công cuộc lobby nhằm tạo ra ghế này chính là Foucault
năm 1980 Barthes chết vì tai nạn khi từ Collège đi ra sau bài giảng, thành thử số lượng bài giảng của Barthes không nhiều, trong đó quan trọng hơn cả là quan niệm về tiểu thuyết và viết tiểu thuyết
tranh thủ hỏi bác NQT và bác NSC: trong sách vở và báo chí của Sài Gòn tôi từng đọc thấy nhắc tới Barthes, kể cả Genette hay Jean-Paul Weber, nhưng chưa bao giờ tôi thấy có ai nhắc đến Foucault cả, hồi đó các bác hoàn toàn không quan tâm đến ông ấy à?
ReplyDeleteBữa đọc đâu đó thấy có nói, Tuệ Sỹ đã giới thiệu Foucault ở VN rồi, bác thử check xem.
ReplyDeleteLỡ một nhịp, bóng đen trùm xuống ngọ
ReplyDeleteSưả một vầng, khai sáng nở thành thơ
rất cám ơn bác, tìm được thông tin rồi, trong bài Phạm Công Thiện viết về Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ:
ReplyDeletehttp://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/nhan-vat-phat-giao-viet-nam/608-le-mnh-that-va-thich-tu-s-hai-v-thin-s-.html
như vậy là có bài thuyết trình của Tuệ Sỹ ở Vạn Hạnh về Foucault, mong rằng ở quãng thời gian đã có tạp chí "Tư Tưởng", nếu trước đó thì khả năng tìm được là nhỏ hơn, vì bộ "Vạn Hạnh diễn thuyết" hay "Vạn Hạnh diễn đàn" hơi khó tìm
"L'Ordre du discours" Foucault phát biểu năm 1971
ReplyDelete1970 theo cuon sach toi co
NQT toi co nhac toi Foucault trong bai viet ve TTT, Bep Lua trong van chuong
Than
NQT
Foucault được biết ít ở Sài Gòn, tuy rằng có sách gốc và có người đọc. Thầy Tuệ Sỹ thuyết trình về Foucault: có lẽ là sự kiện duy nhất. tài liệu in ấn cũ thì tôi ngờ lắm. bác hỏi, biết đâu Thầy có nhã hứng hồi tưởng chuyện xưa [nsc]
ReplyDeleteđể tôi phục vụ riêng các bác :)
ReplyDeletebài của Tuệ Sỹ mang tên "Cơ cấu ngôn ngữ của Michel Foucault" đăng trên tạp chí "Tư tưởng" số 6 (bộ mới), ngày 1/11/1969, "đặc biệt về vấn đề: Những vấn đề cơ cấu luận do G.S. Thích Nguyên Tánh phụ trách"
Thích Nguyên Tánh là pháp danh của Phạm Công Thiện; đọc lại thư tịch cũ :d thì Thích Minh Châu đã kéo Phạm Công Thiện khi ấy đang hippy ở xứ Paris về Sài Gòn, giao cho làm giáo sư Vạn Hạnh đồng thời cùng phụ trách tạp chí "Tư tưởng" cùng Thích Minh Châu (Thích Minh Châu là chủ nhiệm, vậy thì Phạm Công Thiện hẳn là chủ bút hoặc thư ký tòa soạn)
một chi tiết tiểu sử đáng chú ý là Phạm Công Thiện thời đầu là người Thiên chúa giáo, nhưng lúc này đột nhiên trở thành người của Vạn Hạnh
tiền thân của tạp chí "Tư tưởng" là "Vạn Hạnh diễn đàn", tôi chỉ có một số nên không nói được gì nhiều
nguyên tắc của "Tư tưởng" là mỗi số do một người phụ trách nội dung, mỗi số là một chuyên đề, trong đó hình như số chuyên đề về giáo dục Việt Nam cực kỳ hiếm
số tạp chí này có các bài sau:
ReplyDeleteĐẳng thời Lévi-Strauss (Ngô Trọng Anh)
Sự thất bại của việc giải thích cơ cấu và con đường tư tưởng Việt Nam (Thích Nguyên Tánh)
Sự thất bại của cơ cấu luận (Phạm Công Thiện)
Cơ cấu ngôn ngữ của Michel Foucault (Tuệ Sỹ)
Âu cơ túy (Kim Định)
Claude Lévi-Strauss (Madeleine Chapsal)
Tin tức Vạn Hạnh
----------
chú ý là số "Tư tưởng" trước đó Phạm Công Thiện đã viết một bài về sự thất bại của Heidegger, để lúc nào có thời gian tôi xem còn thất bại của ai nữa không nhé :)
vừa bới được ra bài này chưa kịp đọc, tạm thông báo với các bác thế thôi, bài (của Tuệ Sỹ) gồm các phần: I. Sự thất bại II. Khung bất động của ngôn ngữ III. Ngôn ngữ mới con người mới IV. Một trăm lẻ tám điệp ngữ Lankàvatara-Sutra
nhìn vào niên đại thì đoán ngay được nội dung bài của Tuệ Sỹ chỉ có thể là về "Les Mots et les Choses"
ồ, bác NL "nghề" thật: các chi tiết ấy quý. dạo ấy, có lẽ Foucault chỉ có một lần bùng lên rồi chợt tắt.
ReplyDeletesự kiện PCT chuyển từ TCG (truyền thống gia đình) sang PG (lựa chọn cá nhân) xảy ra ở Chùa Hải Đức ở Nha Trang, khoảng 1964, thọ giới từ thầy Trí Thủ. sau đó, về tá túc ở Vạn Hạnh [nsc]
vâng, nghề của tôi là vậy đấy: tự đặt ra câu hỏi rồi tìm cách trả lời, bác có thấy giống hình ảnh con lừa bị một người chủ khôn ngoan treo lủng lẳng một món gì đó ngon trên sợi dây cách mặt một chút để nó cứ phải nhao theo không :d
ReplyDeletenhư hôm trước tôi đặt ra câu hỏi về mối liên quan giữa Roland Barthes và Mircea Eliade, thì tôi cũng đã trả lời được nửa vế rồi: Barthes chưa bao giờ nhắc tới Eliade, còn lại Eliade có viết về Barthes không thì chưa trả lời được
mà muốn trả lời câu hỏi đó cũng dễ: tra Index toàn tập Roland Barthes là xong :ddd
thành thử với tôi nhiều lúc một quyển sách không có Index là một quyển sách vô đạo, không đáng giá đến một xu, có khi chỉ có Index mà không có trang nào khác còn có ích hơn hihi
hì, Google mà scan sách đầy đủ thì bác tha hồ search ngay trong văn bản, tích tắc. họ cũng "nghề" thật: scan không chỉ ở đạng số (digital) mà cả ở dạng chữ (textual) :) [nsc]
ReplyDelete