(bởi từ lâu chúng ta không thể ngửi)
Vũng nhầy văn chương Việt Nam càng nhầy thêm nữa vì có những
thứ thoáng nhìn qua thì hào kiệt đường đường chính chính lắm nhưng thật ra là “phường
hương nguyện”, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là sặc mùi double-standard.
Riêng cái chuyện Trần Nhã Thụy đưa tôi vào mấy thứ văn
chương ễnh ương, tôi chẳng lý làm gì, đời mà chịu vài thứ bửn bửn kể ra cũng
chẳng sao, khéo còn hơn là vô trùng tuyệt đối, với cả tôi cũng gớm cái trò “đời
trọc ta trong” từ lâu lắm rồi, nhưng cái kiểu của Trần Nhã Thụy, nhìn tổng
quát, thì tôi thấy rất đáng nói.
Tôi chưa bao giờ thực sự viết về văn chương Trần Nhã Thụy,
giờ lại càng không, viết gì bây giờ cũng sẽ bị nghĩ là có dây dưa ba chuyện lẻ
tẻ khác, mặc dù bản thân tôi biết mình đủ sức tách bạch mọi thứ. Nabokov khi
trả lời phỏng vấn Playboy đã nói đến
chuyện ông ghê tởm phê bình văn học vì nó luôn luôn lẫn lộn tình cảm riêng tư
vào. Với tôi đó là một bài học lớn, một nguyên tắc nhất quyết phải theo. Nhiều
bạn nhà văn của tôi, tôi chưa từng viết đến để khen, nhiều người tôi không ưa
tôi vẫn có thể viết mà không chê, hoặc tránh không viết. Tôi hoàn toàn có thể
chỉ cần 500 từ là bình luận xong văn chương của Trần Nhã Thụy, nhưng tôi chưa
bao giờ làm, cũng chẳng thèm làm, mặc dù mấy thứ ấy tôi chẳng bỏ sót, Sự trở lại của vết xước đến Chàng trẻ măng ở phố treo đầu cho tới cả
Mùi vân vân và vân vân. Ngắn gọn, văn
chương Trần Nhã Thụy, rất ra vẻ nhưng là một thứ fake nhạt nhẽo, kỹ thuật kém,
tinh thần và cảm xúc nghèo nàn. Tản văn hay tạp văn thì đơn giản là Trần Nhã
Thụy không biết viết, mà điểm sách thì chưa từng có bài nào viết không có lỗi
này lỗi kia. Mở tờ Tuổi Trẻ ra, hai
mảng tôi quan tâm nhất là sách và phim, phần nhiều đều phải gấp lại ngao ngán.
Mà khi bị tôi chỉ trích công khai, lẽ ra có thể dùng tư cách
nhà báo hay nhà phê bình để trả lời, thì Trần Nhã Thụy lại dùng tư cách nhà văn
để đi bôi nhọ tôi. Có nhiều tư cách nhưng luôn dùng tư cách tréo nhoe, đó là
cách thức không chỉ của Trần Nhã Thụy, mà còn của nhiều người nữa, chẳng hạn
như Nguyễn Thanh Sơn. Không trả lời thẳng thắn được thì im đi cũng chẳng sao,
đằng này lại làm đủ mọi trò cắn chỗ này cắn chỗ kia (hình như trước đây Nguyễn
Thanh Sơn có một cái nick liên quan đến chuột thì phải).
Trong ngôi nhà tinh thần cá nhân, đương nhiên có vị trí tôn
nghiêm để bày cái bài vị viết dòng chữ “dĩ hòa vi quý”, nhưng lắm lúc cứ phăng
cho một phát cho đỡ bực còn hơn.
Mấy vị ấy tóm lại là không có nguyên tắc. Tôi chẳng phải
loại người tử tế gì, nhưng tôi có nguyên tắc. Không bao giờ lẫn lộn riêng tư là
một, không bao giờ chửi đểu ai là hai, không bao giờ hùa vào những cuộc ném đá
tập thể là ba. Ném đá tập thể là trò mọi rợ, đơn giản thế thôi, là lúc để bọn
chẳng biết gì mượn cớ để tranh thủ giở ba cái trò lăng nhăng nhằm trả mối tư
thù hoặc ấm ức nào đó. Đời tôi, mỗi khi thấy có chuyện như thế, hoặc nếu không
làm được gì thì im đi, hoặc nếu có tư cách nhất định nào đó thì phải nói ngược
lại, kể cả khi nạn nhân là người vốn mình cũng chẳng ưa. Lớn như vụ NBC, PHT,
nhỏ như vụ LNL, mình mà lên tiếng thì đám đông man rợ kia cũng khựng lại phần
nào. Đó là cách hành xử của Jesus khi đứng ra trước đám đông mà hỏi kẻ nào
trong các ngươi không có tội. Đó là tiếng nói của lương tri tối thiểu. Không
biết được thì đừng có nói cái gì khác nữa. Thần chú trong những hoàn cảnh như
vậy là đây: Antigone.
Trần Nhã Thụy, nhỉ, đi bôi nhọ nhưng đồng thời cũng phải
lick ass cái thứ bình thường mình vẫn tỏ ra khinh thường lắm, kể ra thì cũng
cú, nhỉ.
Chung quy lại, xét cho đến cùng, tài năng lớn thì đi cùng
đạo hạnh lớn. Trong những ngày ấy, Bảo Ninh là người nhất định tìm gặp tôi, gặp
rồi thì nói: “À ông, thấy ông thế này tôi mừng quá”, và trong buổi sáng hôm ấy,
tôi tin mình đã được nghe những điều ít ai được nghe, những gì không lẫn chút
cồn nào.
Địa ngục là thế đó, thứ mà cả lũ già đầu nhưng vẫn chưa lõi
đời cũng mắc, là sự “sa chước cám dỗ”. Tôi luôn luôn cố ngăn chặn mọi cuộc ném
đá vào người khác, vì tôi biết không phải ai cũng đủ sức chịu đựng. Còn bản
thân tôi thì, hề hề.
(như thường lệ, ký tên
thật ghi trên chứng minh thư: Cao Việt Dũng)
No comments:
Post a Comment