Mà ở đây, chuyện “giao hợp” còn là trung tâm hơn nhiều so
với cái vấn đề “tinh hoàn” trong tập một. Nó là xung năng, là động cơ, là yếu tính của toàn bộ câu chuyện. Giao
hợp với Murakami chính là hình thức giao tiếp hiệu quả nhất, làm người tham gia
phải mở toang toàn bộ con người mình. Và sự giao hợp ấy, như mọi khi, vẫn không
hề gợi dục. Đây là ưu điểm tuyệt đối của văn chương Murakami Haruki, rất khác
với Murakami Ryu, đọc vật tưng chết thôi :p
Kết cấu của tập hai vô cùng chặt chẽ và tập trung: chủ yếu
nó xoay quanh hai mối quan hệ (thực chất là cuộc đối thoại) liên tục được đẩy
lên cao trào: đối thoại giữa Tengo và cha mình, rồi đối thoại giữa Aomame và
Lãnh Tụ. Kết cục của cả hai cuộc đối thoại ấy đều là cái chết: như một chân lý,
bên kia của lời nói là hư vô. Cộng thêm vào đó là mối quan hệ (cũng là đối
thoại, nhưng là theo một dạng khác hẳn, đối thoại không lời) giữa Tengo và
Aomame.
Aomame có nhiệm vụ mời Lãnh Tụ của Sakigake “sang thế giới
bên kia”, một nhiệm vụ “đặc biệt khó khăn”, còn người cha của Tengo, người cha
mà Tengo càng lúc càng nghi ngờ không phải bố đẻ của mình, đã đến chặng cuối
của một quá trình lão suy không thể cứu vãn, chìm sâu vào một niềm lặng lẽ lớn
lao. Lãnh Tụ nói rất nhiều trong suốt hai chương, nhưng người cha cục mịch và
ít lời kia mới là người phát ngôn ra câu thâu tóm ý vị toàn bộ câu chuyện 1Q84: “Chuyện gì mà không giải thích
không hiểu, thì có giải thích thế nào cũng không thể hiểu”.
Mối quan hệ Tengo-Aomame bắt đầu nảy sinh vào lúc Tengo chợt
nghĩ đến cô bạn từng nắm tay mình năm mười tuổi, khi đang đi mua đậu tương
trong siêu thị (đây là kiểu hài hước rất đặc trưng của Murakami). Câu chuyện
giữa hai người hứa hẹn đi vào con đường sến đặc vì mang đầy đủ phẩm chất và
triệu chứng. Nhưng, cũng như mọi khi, luôn luôn, Murakami cực kỳ giỏi cái việc
lách khỏi sự sến. Ví dụ như hai điểm: nếu Aomame gặp Lãnh Tụ rồi bị thuyết phục
vì chiều sâu tâm tưởng của một bậc vĩ nhân lạ thường để mà tha chết cho ông ta,
thì đó là sến, hoặc giả Aomame và Tengo chạy đến với nhau sau khi trải qua bao
nhiêu gian khổ, thì đó là sến. Thứ sến ấy sẽ làm người đọc tỉnh cả người vì
được thỏa mãn những ao ước thầm kín, thấy rung động vì một vẻ đẹp lý tưởng mà
họ tự tạo ra cho chính mình. Nhưng không có chuyện ấy, và Murakami vẫn tiếp tục
kháng cự vô cùng khôn khéo lại sự sến.
Và 1Q84, trái
ngược với rất nhiều người, với tôi chính là kiệt tác của Murakami Haruki. Cái
vấn đề chính không phải giao hợp, không phải tinh hoàn :p, thậm chí cũng không
phải những phân tích tỉ mỉ về tâm lý con người và thế giới, mà Murakami chính
là một vấn đề, một vấn đề của thời đại chúng ta.
Dường như những gì kỳ quái được miêu tả trong 1Q84, tác giả đều nhìn thấy. Kể cả
chuyện có hai mặt trăng trên trời, những “Little People” chui ra từ miệng con
dê. Bởi vì thế giới là một vấn đề, và một số người được phú cho năng lực nhìn
thấy nhiều hơn những người khác, xoay được vấn đề đó theo đủ mọi hướng. Thiện
và ác đều không có ý nghĩa, ý nghĩa là sự cân bằng của thiện và ác, một bên lớn
quá là không có được, kể cả bên ấy là bên vẫn được đồng lòng gọi là “thiện”. Và
ở một số mối quan hệ đặc biệt, như Aomame và Tengo, một người có thể sống bên
trong người kia, sống trong cái thế giới mà người kia tạo ra (hư cấu bao trùm
hiện thực, hoặc giả hiện thực là một tập con của hư cấu). Chuyện ấy là thực,
không kém gì mèo, võ judo, đài NHK hay giao hợp.
Và: “Chết không hề đáng sợ. Chỉ có bị hiện thực vượt lên
phía trước, bị hiện thực quăng lại phía sau thì mới đáng sợ mà thôi”. Rồi: “Không
thể chọn cách sinh ra, nhưng có thể chọn cách chết”.
Mấy thứ bonus của tập hai 1Q84 này: kỹ thuật tự sát bằng súng sao cho hiệu quả nhất (đừng bắn
vào thái dương mà cũng đừng bắn vào bụng: Toujou Hideki, một viên tướng lừng
lẫy, thủ tướng của nước Nhật, từng dùng súng tự sát định bắn vào tim nhưng
trượt, sau đó phải sống trong ngắc ngoải). Rồi câu chuyện thành phố mèo, động
tác “dệt tầm gai” bằng tơ không khí, vân vân và vân vân.
Tôi thích điều này: “Đôi khi Tengo có thể lờ mờ nhận thấy ở
Komatsu một thứ gần như khát vọng tự hủy diệt”. Đúng thế đấy, đó là một cái
nhìn chuẩn xác vào các nhà xuất bản đích thực :p
Ôi... Bác làm tôi mong được đọc tập 2 quá...
ReplyDeleteBài của bác có hơn 900 chữ (chính xác là 952 chữ) thì có tới 5 chữ "giao hợp" :D Đúng như bác nhận xét, rằng nó là "hình thức giao tiếp hiệu quả nhất", vậy nên cái bài này của bác chắc sẽ rất hiệu quả. (Dưng ngoài đời mà để giao tiếp hiệu quả như thế thì khí mệt nhỉ?!)
ReplyDelete(Tôi khoái cái chữ "vật tưng chết thôi" của bác, rất chi là hình ảnh ;)
Xuyến là người bên lương hay bên giáo? :p
DeleteKhông,không còn tên là Xuyến nữa rồi, đổi sang tên Tâm rồi mình ạ ;)
ReplyDeleteKhổ cuối cùng nghĩa là gì NL À không cái câu cuối cùng thì đúng hơn Đúng thế đấy đó là một cái nhìn chuẩn xác vào các nhà xuất bản đích thực Như đọc tiếng nước ngoài ấy.
ReplyDeleteNhững thứ nghĩ là liên quan đến mỗi mình thì có thể khó hiểu, thậm chí là rất nên không dễ hiểu :p
DeleteÔ kê, về chi tiết thì bác Mu ảo diệu vô đối rồi có ai phản đối đâu :D Em cũng thích Cat town với mấy chỗ bác bảo, cả cái vụ NHK gõ cửa ấy mới khiếp :D nhưng bác Mu lách sến mãi cuối cùng không tránh được, ở cuối con đường ấy thôi :D
ReplyDeleteĐôi ta không có chung quan niệm về sến (hoặc kitsch) zồi :p
DeleteTengo đối thoại với ông bố là ở tập 3 chứ bác nhỉ (tôi nhớ đọc bản tiếng anh là vậy)
ReplyDeleteỞ tập hai này đấy.
Deletehình như không phải nắm tay ở siêu thị bác Nhị ơi !
ReplyDeletethì có phải nắm tay ở siêu thị đâu :p mà là Tengo đi mua đậu tương ở siêu thị thì nhớ đến cú nắm tay Aomame (đậu xanh) mà, cú nắm tay ấy thì là ở lớp học
Delete