Jun 16, 2019

thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường

Trong thời của chúng ta, cách chắc chắn nhất để đi tới sự tầm thường (đâm thẳng vào đó, nhảy bổ xuống đó - rất có thể  mát như một bể bơi mấy khu "nghỉ dưỡng": nghỉ dưỡng là thêm một trong "những từ" mà kỳ trước tôi còn chưa nhắc đến), trong thế giới của những ai liên quan đến sách vở ở Việt Nam: nhận bất kỳ một giải thưởng nào mà chánh chủ khảo là ông Nguyên Ngọc. Rất nhiều đấy: những cái giải thưởng đó có một lợi thế là nó nêu đầy đủ danh sách sự tầm thường của cả một thời đại.

Đấy là vì, trước hết, tuy là chánh chủ khảo vô số giải thưởng, nhưng Nguyên Ngọc có đọc cái gì bao giờ đâu. Cách đây mấy năm, bỗng có người khẩn cấp liên hệ với tôi, vì ông Nguyên Ngọc cần một quyển sách, cần ngay lập tức. Tôi có liên quan (thật ra không nhiều) nên người ta nghĩ nên nhờ tôi - điều đó rất nhầm lẫn, nhưng tôi vẫn giúp để quyển sách cuối cùng cũng đến được tay ông Nguyên Ngọc. Chỉ hôm sau hay cùng lắm là hai hôm sau, quyển sách ấy được tuyên bố trao giải thưởng. Để tôi đoán nhé: ông Nguyên Ngọc được ai đó nói cho về quyển ấy, thế là vội vã trao luôn giải thưởng cho nó - tôi nghĩ (tôi chắc) đến giờ ông Nguyên Ngọc vẫn chẳng hề biết cuốn sách ông trao giải thưởng năm đó nói về cái gì. Nhân tiện, ông thật nhầm lẫn, vì đó là một cuốn sách trung bình (tuy rằng giới đọc sách ở Việt Nam ca ngợi không ít).

Tất nhiên, tôi hiểu, một chánh chủ khảo không nhất thiết đọc hết những gì mà ban giám khảo của người ấy trao giải (thật ra rất không nên vậy). Nhưng xem danh mục sách giải thưởng nào có vai trò của Nguyên Ngọc, tôi cũng thấy toàn sách dở. Đấy là vì ông Nguyên Ngọc không biết đọc, và cũng đấy là vì Nguyên Ngọc đại diện cho một tinh thần lớn của thời chúng ta: tinh thần của sự phát biểu (cho ý kiến) về tất tật mọi thứ trên đời - kể cả và nhất là những gì đương sự có hiểu biết sơ sài, thậm chí chẳng có chút hiểu biết nào. Nguyên Ngọc không những là một nouveau riche, mà Nguyên Ngọc còn chính là một Hữu Thỉnh thứ hai.

Những nhân vật như vậy tạo niềm tin cho diễn thuyết trước đám đông (nhất là dạy làm giàu, đào tạo nhân sự), hoạt động giờ đây gồm toàn clown.

Tôi quyết định bỏ không bao giờ nói gì trước đông người nữa chính là sau một cuộc ra mắt sách (xem ởkia, chính nó đấy: tháng Năm năm 2010). Thời điểm đó, tôi chán ngấy cảnh nói trước những đám người - dần dần tôi tin chắc họ đến nghe cho nó mát và cho nó oách là chính, cộng thêm tranh thủ ăn uống chùa mấy thứ thỉnh thoảng được dọn ra phục vụ ngoài cửa mấy khán phòng, đặc biệt có một nhân vật lần nào cũng thấy, cứ thấy là miệng đang ngậm đồ ăn, và lần nào cũng đứng lên hỏi, chưa bao giờ hỏi một cái gì có liên quan đến chủ đề đang bàn luận (cái ông Lưu Trọng Lư, được cả giai lẫn rể). Nhưng cái hôm trong đường link là hôm tôi thấy không thể chịu nổi luôn cả người nói (cùng). Người nói cùng tôi hôm ấy là Nguyên Ngọc. Phải ngồi ngay bên cạnh, tôi mới thấy rõ đến mức nào, tinh thần của Nguyên Ngọc là một tinh thần không có chút sáng sủa: lèn chặt và rỗng trong chính sự chất đầy ấy. Thêm nữa, hôm đó, ông Nguyên Ngọc đọc lại một bài viết từ lâu (và chán ngắt).

Những người kiểu như Nguyên Ngọc, vào thời của chúng ta, lại không bao giờ ngần ngại làm một số việc họ chẳng hiểu quái gì. Nguyên Ngọc là một trong ba nhân vật đứng tên "hiệu đính" các bản dịch nhiều nhất trong quãng hơn chục năm vừa qua. Cả ba nhân vật đó đều làm hại các văn bản thay vì làm cho nó tốt thêm, nhưng nhất là Nguyên Ngọc: ông Nguyên Ngọc luôn luôn làm được một việc cực khó, là sau khi qua bàn tay hiệu đính của ông, văn bản vẫn y nguyên (đấy là trường hợp tốt đẹp nhất), nhưng chủ yếu chúng trở nên tồi tệ không thể cứu chứa. Tôi sẽ còn quay trở lại với riêng điều này. Và đi trao giải thưởng.

Một trong mấy nhân vật hay hiệu đính đã xuất hiện ởkia (xem dưới phần comment), đó chính là khi tôi bắt đầu đề cập câu chuyện hiệu đính. Nhân vật ấy là một nhân vật hải ngoại: hải ngoại và quốc nội ngang phân nhau ở không ít địa hạt. Tôi sẽ còn quay trở lại.

Thêm một nhân vật thứ ba của sự hiệu đính nữa: cách đây một thời gian, tôi nhìn thấy một tờ tạp chí (dạng chuyên ngành), trong có bản dịch một bài của Iser, có người dịch và có người hiệu đính. Tôi quyết định dành cho bài đó 30 giây (why not?): tôi không có ý định đọc lại Iser, nhưng tôi tò mò muốn biết, người dịch và người hiệu đính bài đó có phải là độc giả của Laurence Sterne hay không. Khỏi phải nói, không hề. Thêm nữa, những thứ đơn giản như thế mà cũng phải hiệu đính, thì tức là thế nào?

Ở trên tôi đã nói đến chuyện tôi từ bỏ những cuộc nói trước đông người (công chúng thuộc dạng phổ thông) từ mười năm nay. Sau đó một vài năm, tôi cũng quyết định bỏ nốt, không đăng các nghiên cứu trên các tạp chí so-called "chuyên ngành" nữa. Bài cuối cùng là bài ởkia. Chẳng có ý nghĩa gì.




(còn nữa)



thời chúng ta (2) Những từ và những từ
thời chúng ta (1)

10 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. quả là! ko hoàng hôn chẳng thần tượng

    ReplyDelete
  4. Hơi lạ chút, là ô Thiệp, trong "Mổ nhà văn" (lưu truyền trên mạng), coi NN là một Đại-ca, có học hành võ-nghệ đàng hoàng ở phương xa về.

    Chả có nhẽ ô Thiệp cũng nhầm(?)

    ReplyDelete
  5. đã nghĩ lắt léo đến thế rồi mà không nghĩ thêm được là NN ở báo VN lúc truyện NHT đang cần chỗ để đăng à?

    NHT cũng chính là người luôn luôn tuyên dương những gì khôn lỏi trông như là lung linh còn gì: Đồng Đức Bốn, Nguyễn Bảo Sinh etc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ôi trời! Anh nhìn ra hết mọi sự.

      Delete
  6. Anh có thể cho share bài này đc ko.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chắc share fb kiếm like đây.

      Delete
  7. Hoang phong TuấnJul 16, 2019, 10:56:00 PM

    Quả thật lúc dịch chưa đọc Laurence Sterne. Cảm ơn bác góp ý. Sẽ sửa chữa khi in cùng các bài vừa dịch.

    Về chuyện hiệu đính, thực ra mọi đoạn dịch, bài dịch hoặc bài viết mình đều nhờ người hiệu đính hoặc đọc và góp ý. Tất nhiên là mọi sai sót đều là mình chịu trách nhiệm. Thế mà nhiều khi xem lại vẫn thấy có chỗ cần sửa hoặc bổ sung.

    H.P.T

    ReplyDelete
  8. đấy không phải là "góp ý"

    ReplyDelete