Jun 9, 2019

tiếp Sách dở

Cũng như nếu muốn viết lịch sử báo chí cho tường tận (nhất là đầy đủ), cần dành dung lượng lớn nhất cho category báo lá cải (trong câu chuyện báo chí Việt Nam, Tuổi trẻ là tờ báo lá cải số một; nó là lá cải ngay từ khởi đầu - nó được hình thành với mục đích lớn nhất là tiêu diệt tinh thần báo chí tuyệt vời của Sài Gòn từ 1975 trở về trước vài chục năm, đồng thời tạo lập vị thế đặc quyền cho một số dạng nhân vật, như hoạt động thành, sinh viên tranh đấu, thanh niên xung phong etc.; cái tên của nó, cũng như tên nhà xuất bản ở ngay cạnh nó, cũng nói lên một ảo tưởng lớn - dẫu thế nào thì năm mươi năm vừa rồi báo chí Việt Nam có thể có bất cứ gì nhưng không có lấy một nhà báo lớn), câu chuyện sách không thể bỏ qua sách dở.

Trước tiên, sách dở nằm ở đâu một cách tập trung? Dạng xã hội Việt Nam (xã hội nouveau riche) đơn giản đến mức nhiều lúc chỉ cần cơ chế đảo ngược sơ đẳng là đã thấy: một trang web tự gọi mình là "Sách Hay" sẽ chứa toàn sách dở. Cũng cái nơi có trang web đó sản xuất ra vô số sách dở (introduction chất lượng thấp giống cám gia súc đểu trước đây). Điều này không quá khó hiểu, vì nó tương ứng với một tinh thần chung: goodreads chỉ là một cuộc trưng bày khổng lồ của sự không biết đọc (tức là đã không có "good", thậm chí hình như còn không có cả "read" luôn); cà phê Starbucks (hay Trung Nguyên) không khác gì nước cống và McDonald's ngạo nghễ giương cao ngọn cờ của những thứ đồ ăn không thể nuốt nổi được coi như chuẩn mực về ăn uống.

Tất nhiên, sách dở xuất hiện rất nhiều ở chính những nơi nào được coi là bộ lọc về đọc (rất hay đánh sao giống như đánh giá đồ ăn: nhưng dường như mấy hội nhóm ăn uống kiểu ấy giờ đã trở nên nơi nói xấu nhau trá hình của các quán ăn; các trang được gọi là đọc sách đã không khác mấy), cứ thấy "review" (hay "cảm nhận") là bắt đầu có thể thấy.

Nhưng sách dở nghĩa là thế nào? tôi vẫn nhất định cho rằng sách dở có ý nghĩa lớn lao. Đó mới chính là dạng đọc cần đến cái mà người ta hay gọi là "nghệ thuật": nếu phát hiện được sách dở thì nên cảm tạ trời đất. Quá tốt, quá tốt. Trong đời một người đọc, cần có kinh nghiệm sâu xa với sách dở. Khi đọc Books of My Life hay cái gì đó tương tự, của Henry Miller, tôi tưởng tôi đã chạm được vào một cuốn sách lớn, vì ngay từ đầu Miller nói cần đọc ít chứ không phải đọc nhiều. Nhưng rất mau chóng, xem các loại list mà Miller lập ra thì tôi hiểu, đó lại là thêm một reader quá good.

Ấy là vì Henry Miller (cũng như vô số thần tượng của nouveau riche) rơi vào đúng cái mà Pound gọi là "vague terms". Muốn đừng như thế, hay nói đúng hơn, đi lướt qua nó, cần phải nói hết sức cụ thể về sách dở.

Tôi có một kinh nghiệm không nhỏ về cái đó với cuốn tiểu thuyết rất dày Người thầy thuốc. (nếu cần phải chọn giữa sách dở mỏng và sách dở dày, tốt nhất hãy đi về phía dày: khi đó mọi sự được phóng to lên rất nhiều lần; vả lại đằng nào thì cũng)

Cuốn tiểu thuyết rất (rất) dày đó của Noah Gordon, trong ấn bản tiếng Việt trước đây, của nhà xuất bản Hội Nhà văn, tôi đọc nó trong mùa hè năm 2003, tại vùng sông Neckar, miền Nam nước Đức: những người (mới) quen ở đó sợ tôi buồn chán nên đưa cho tôi mượn nó để đọc. Tất nhiên, tôi không trả lời (tức là nói thật) là không cần đâu, vì tôi không buồn chán, tôi vẫn cầm lấy nó. Đó là một khải ngộ lớn đối với tôi về việc một cuốn sách có thể dở đến mức nào chính vì sự nghiêm túc (muốn biến nó thành một cuốn sách lớn) của tác giả (André Gide: "de bons sentiments" etc.) Khỏi phải nói là tôi đã sửng sốt, thiếu điều thì lăn ra cười khi lại nhìn thấy nó, xuất hiện trở lại dưới một hình thức mới. Tôi đã tận dụng việc nó đến tay tôi để đọc lại, đọc thật chăm chỉ, không nhảy qua dòng nào - từ trước khi nó được in ra. Cuộc đọc lại ấy còn làm cho tôi thấy nó dở hơn cả mức cách đây mười lăm năm tôi từng nghĩ.

Một ví dụ khác (tôi chỉ lấy trong những gì ai cũng biết): cũng rất dày, Cân bằng mong manh, tức A Fine Balance của Rohinton Mistry, cuốn tiểu thuyết tự muốn nó là classic trong miêu tả xã hội Ấn Độ. Thêm một lần nữa, tôi đọc không sót một dòng cuốn sách dày hơn nghìn trang (trong tiếng Việt): Borges nói rằng, nghĩa vụ của con người là tự tạo ra mê cung rồi đi qua đó; nhưng còn có một nghĩa vụ nữa (ít nhất): thấy địa ngục ở trước mặt thì phải đi qua, không được né tránh. Noah Gordon thì nghiêm túc, còn Mistry thì cố gắng điều ngược lại, cố hài hước, và hết sức tỏ ra humble, nhưng cái đó dẫn đến đích xác kết quả ngược lại: nó pompous, nó trở thành một ví dụ kinh điển về kitsch, cũng như ví dụ lớn cho sự không biết đọc của thời chúng ta.

Tôi còn có thể nói được đích xác rất nhiều tương tự, chỉ tính riêng trong địa hạt của dày: mới nhất là Siegfried Lenz, hay Elena Ferrante (à nhân vật vừa xong thì chưa dịch ra tiếng Việt, mặc dù đã vào tầm ngắm của một số cơ sở xuất bản Việt Nam - chính tôi là người khiến một nơi trong số đó từ bỏ ý định xuất bản cái thứ giả vờ bí ẩn ấy: giả vờ bí ẩn chính là một yếu tố không nhỏ của sự brilliantly mediocre). Những The New Yorker và nhất là The New York Times không ngừng cổ xúy cho những thứ đó. Nhưng cần phải nói đến một cuốn tiểu thuyết quán quân về mọi mặt, và có tác động không nhỏ: Suối nguồn tức The Fountainhead của Ayn Rand (cũng rất dày). Chắc chắn sẽ tìm ra bọn giả vờ đọc ở những kẻ hâm mộ Howard Roark ấy. Nếu cộng thêm một yếu tố (tham số) nữa thì bức chân dung nouveau riche trong đọc (tức là, phô trương sự đọc) đã trở nên vô cùng chặt chẽ: hâm mộ Howard Roark và không chịu nổi Bùi Giáng (như tôi đã nói gần đây ởkia).

Xã hội thời chúng ta - trong rất nhiều điều - đi theo cơ chế đảo ngược. Muốn tìm bọn ngu nhất (tức là khôn nhất)? rất dễ, cứ tìm trong số có bằng tiến sĩ ấy. Có bằng tiến sĩ và lại hay xuất hiện trên ti vi hoặc các workshop hay ra mắt sách và những gì tương tự thì càng chắc. Các trung tâm văn hóa (nước ngoài, cũng như những "không gian văn hóa", "không gian nghệ thuật") đang truyền bá một sự tầm thường mênh mông. Cứ xem các cuộc ra mắt sách, tọa đàm liên quan đến đọc ở mấy trung tâm văn hóa kiểu l'Espace Tràng Tiền mấy năm trở lại đây thì thấy ngay: đó đơn thuần là sự trưng bày các nouveau riche điển hình. L'Espace chính là một hiệu kem Tràng Tiền.

Trong xã hội ấy, ăng ten là nhà báo: nhà báo ở Việt Nam lại đặc biệt hay là những người chơi trò tên giả, nặc danh hơn cả. Nhưng vậy nghĩa là thế nào? ý nghĩa đầu tiên của điều ấy nằm ở chỗ, các nhà báo Việt Nam hoàn toàn chẳng thấy công việc của họ (cung cấp thông tin) có bất kỳ ý nghĩa nào cả (vả lại, mấy thứ theo dạng "bảo trợ thông tin" đã góp phần lũng đoạn công việc của báo chí ở mức độ rất cao). Vả lại, họ cũng chẳng buồn che giấu cho lắm: cứ xem facebook của một nhà báo nào đó thuộc tờ Tuổi trẻ mà xem: đến phải nghĩ rằng họ nói trên facebook những gì đích xác ngược lại với những gì họ nói ở trên tờ báo. Tức là, họ có (ít nhất) hai giọng - đấy là chưa kể nhan nhản những pha nặc danh, cờ nhôn etc. Nhưng, hai giọng, rất đơn giản, là khởi đầu chắc chắn của một điều nho nhỏ: tha hóa.

Tuy vậy, xã hội của chúng ta lại rất ngây thơ - ngây thơ chính trong sự lọc lõi của nó. Muốn biết đâu là sách dở, thật ra dễ vô cùng tận: tuyệt đại đa số những sách nào trên bìa ghi "best-seller" đều là sách dở tuốt. Làm gì có best-seller.

Cảm giác buồn nôn trở nên đặc biệt lớn khi, chẳng hạn, tờ Tuổi trẻ, dưới ngòi bút của một nouveau riche tuyệt đối không biết đọc (chưa bao giờ Tuổi trẻ có một bỉnh bút nào biết đọc) chiêu tuyết Bình Nguyên Lộc.

Quay trở lại với mấy chỗ bình phẩm sách nhưng thực chất là nói xấu đối thủ cạnh tranh: trước đây, tôi từng nói đến một account facebook có avatar là con hắc tinh tinh, chưa bao giờ đọc Proust nhưng bình luận bản dịch (tiếng Việt) như điên, có sự đóng góp của các nhân vật kiểu Mai Sơn tức Nguyễn Minh Sơn (đây cũng là một trong những agent sản xuất sách introduction chất lượng tồi tệ), rồi lại còn có account facebook có avatar hình batman gì đó. Nhưng sao lắm thú vật thế nhỉ. Trang đó, một trong các yếu nhân mang họ Trịnh, và là sự kết hợp giữa rởm đời Vạn Hạnh pha Sorbonne cùng nhôm nhựa Hàng Than (Nhà Thương Khách) Hà Nội. Điều đáng chú ý hơn là ở đó có sự góp mặt của một yếu tố lăng xăng trong xuất bản tại Việt Nam (đại khái giống như một nhà ngoại giao hay đúng hơn là  giới thiệu cá nhân này với cơ sở kia), và nhất là mấy nouveau riche Đà Nẵng. Nouveau riche Đà Nẵng dường như có đặc sản là chụp ảnh sách theo bộ trông rất đầy đủ, và rất thích chơi trò kiếm ăn tàm tạm rồi bắt đầu đi theo đam mê sách vở.

Ta quay trở lại với câu chuyện nho nhỏ ởkia.

(Những khi nào là người có tiếng nói, tôi tuyệt đối yêu cầu các cộng sự, đồng nghiệp không được tham gia mấy trò ném đá người khác như vậy. Giờ thế nào, tôi không còn biết, nhưng trong quá khứ, tôi từng xử lý một vụ không nhỏ: ký tên giả đi nói xấu lung tung - chuyện này, nhiều người còn nhớ. Tôi cũng để ý xem về sau các đương sự sẽ như thế nào: quả nhiên tất tật đều đâm đầu xuống hố, không cách này thì cách khác. Đến là phải nghĩ rằng trong những gì liên quan đến đọc - xuất bản sách, trước hết là chuyện của đọc, tuy điều này đang bị lãng quên khủng khiếp tại Việt Nam, nơi người ta đã gần như hoàn toàn chỉ chọn sách bằng mấy bảng xếp hạng, và hài hước nhất là chủ yếu theo bảng ngu ngốc nhất: amazon - chủ yếu cần nhìn nhận sự không biết đọc và sự giả vờ đọc. Tôi sẽ còn phân tích kỹ sự tràn vào hoạt động xuất bản của tinh thần nouveau riche đã nêu.)

Giờ đến một phần hấp dẫn hơn nhiều: lần trước, đã tóm gọn sách dở vào những quyển nào mang trong tên của chúng từ "Sài Gòn", lần này, chúng ta chuyển sang một loại sách dở rộng lớn mênh mông: cứ nhìn vào sách du ký in ở Việt Nam trong những năm trở lại đây ấy.


[viết tiếp ngày 31/12/2019]

(mấy nhân vật liên quan đến vụ cờ nhôn, núp nick tôi từng xử lý cách đây hơn chục năm quả nhiên đang hoạt động tưng bừng, ra sức chứng tỏ là mình đọc nhiều đọc giỏi lắm nhưng đều là giả vờ hết, quy tụ quanh đám đó là không biết bao nhiêu nhân vật của giới nouveau riche mới của Việt Nam hiện nay, trong đó phần lớn có cùng profile du học nước ngoài từ sớm, nhà có điều kiện, hay học mấy ngành trước đây ít được quan tâm như nghệ thuật, điện ảnh, triết học etc. - điều hài hước là tất cả đều ra cái vẻ kẻ cả về thái độ)

Chúng ta càng ngày càng hay thấy có những con người trẻ tuổi tuyên bố bỏ đi (xưa kia thanh niên bỏ quê lên thành phố, giờ ngược lại), lên núi làm trang trại (kèm luôn kinh doanh homestay: lại một trend), đi phiêu lưu vùng nào hẻo lánh, sa mạc hay núi đồi thảo nguyên gì đó. Họ hướng đến tự do, họ ị vào cái cuộc sống gò bó thối nát của chúng ta hiện nay? Tất nhiên là thế rồi, có những người còn lên báo kể mình từ bỏ công việc ổn định lương cao vì không chịu nổi cuộc sống công sở chật hẹp. Nói chung là rất nhiều thứ. Một phụ nữ nouveau riche kể về chuyến đi Paris lần đầu của mình sẽ mơ mộng nói: hóa ra nó không được như em tưởng.

Nhưng không, tôi nghĩ không hoàn toàn như vậy. Hiện tượng trên đây (được phản chiếu bằng vô số cuốn sách du ký in ồ ạt trong những năm gần đây: được gọi là trend) chính xác chỉ nói lên một điều: cuộc sống bourgeois của chúng ta đã chuyển sang một nét mới: không còn là bourgeois thuần túy nữa, mà là bo-bo (bourgeois-bohême): con người bourgeois vẫn bourgeois nhưng đồng thời làm mọi cách để tỏ ra mình phóng khoáng, ưa phiêu lưu, chuộng mới lạ ("Khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quen"). Giống những nouveau riche bủn xỉn nhưng đồng thời thích tỏ ra hào phóng (bằng cách làm từ thiện). Trông mọi thứ phức tạp lên, nhưng vẫn vậy, y nguyên, không một chút xê xích.

Cái xê xích nằm ở điểm sau đây: du ký từ đầu phong trào sẽ cố rặn ra vẻ nghiêm túc, đắp đắp phết phết những philosophy dạng như "cái gì đó cũng là tài sản" (thì tất nhiên, con người bourgeois, nouveau riche coi tài sản là điều lớn nhất: Joseph Prudhon từng thản nhiên bảo: "Sở hữu là ăn cắp", và cho tới tận bây giờ người ta vẫn còn cãi nhau xem có phải Karl Marx đã thuổng lý thuyết sở hữu và tài sản từ Proudhon hay không), còn mới gần đây ta thấy có sách mang nhan đề Giai Hà Nội lặn lội London. Thêm một lần nữa, mọi thứ trượt từ bi kịch sang hài kịch. Nhưng vẫn không ra khỏi vòng.


Các nhà báo đi đâu đó nước ngoài dăm ngày, về thế nào cũng có cả loạt bài chụp ảnh rất nét những viện bảo tàng: đó là chuyện của chục năm trước đây (xem thêm ởkia). Giờ thì đến cả Santorini hay Maldives cũng đã bắt đầu hết mốt. Nhưng người nouveau riche có đi đâu thì cũng mang theo (như cái mai rùa) sự ti tiện của họ. Thomas Bernhard, lại là Bernhard, chính là người đã miêu tả một cách hết sức sâu sắc hiện tượng khách du lịch, trong một cuốn tiểu thuyết - cụ thể là những người Nga đi sang Viên Wien Vienna Vienne.

Khách du lịch phương Tây hiện nay đến Hà Nội để xem tàu hỏa chạy trong thành phố và uống bia Trúc Bạch.

Các thiếu nữ thì mơ mộng "đi du lịch" giống hệt như phụ nữ những thế hệ trước mơ đến lấy chồng.






(còn nữa)

16 comments:

  1. cũng nhiều như bụi sao trong thiên hà Gutenberg là cùng

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn cảm ơn cảm ơn :D Mốt là xấu. Nhà sách trưng bày Elena Ferrante khiếp quá, khắp nơi từ ngoài phố đến phi trường, em đọc một loạt và cũng tự hỏi tại sao ai cũng đọc nó vậy. Đồng ý về Cân bằng mong manh, còn Suối nguồn thì dày thật chứ không lớn nhưng đâu có dở

    ReplyDelete
  3. When I originally commented I appear to have clicked on the -Notify
    me when new comments are added- checkbox and from now on every time a comment is added I get four emails with the exact same
    comment. There has to be an easy method you are able to remove me from that service?

    Thanks!

    ReplyDelete
  4. Vai trò của editor/dịch giả là khá lớn, đúng không anh. Em có một cách chọn sách là chọn theo tên biên tập/dịch giả.

    Tiếp tục lại mục sách mới luôn đi anh. Em vừa mua Rễ trời, đọc được 1/3, cảm ơn anh đã "mang" cuốn này về.

    ReplyDelete
  5. thế những quyển mang trong tên chữ Đà Lạt thì không dở phải không ạ? :P

    đi tới mọi thành phố, thích nhất là đi được xa khỏi những thành phố.

    ReplyDelete
  6. Good day very nice website!! Guy .. Excellent .. Wonderful ..
    I'll bookmark your site and take the feeds also?
    I am happy to seek out numerous helpful information here in the submit,
    we'd like work out more strategies on this regard,
    thank you for sharing. . . . . .

    ReplyDelete
  7. Heya i'm for the first time here. I came across this board
    and I find It really useful & it helped me out much.
    I hope to give something back and aid others like you helped me.

    ReplyDelete
  8. My family members all the time say that I am wasting my time here at
    web, however I know I am getting familiarity every day by reading
    such fastidious articles or reviews.

    ReplyDelete
  9. robot giờ kinh thật, bắt đầu biết nói chuyện không off-tocpic rồi, chắc sắp vượt xa con người luôn

    ReplyDelete
  10. Appreciating the hard work you put into your site and
    detailed information you offer. It's nice to come across a blog every
    once in a while that isn't the same outdated rehashed information.
    Excellent read! I've saved your site and I'm including your RSS feeds to my
    Google account.

    ReplyDelete
  11. Thanks for some other informative web site.
    Where else may I get that type of info written in such an ideal
    approach? I've a mission that I am just now running on, and I've been on the
    look out for such information.

    ReplyDelete
  12. mới đọc trang zzz khen Siegfried Lenz, sang đây gặp Nhị Linh chê

    ReplyDelete