("Ne travaillez jamais"
- rue de Seine)
Guy Debord trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi ở đây đang thực sự diễn ra toàn bộ quá trình của xã hội "du spectacle". Spectacle: xã hội như vậy là xã hội không có authentique, chỉ toàn là những thứ faux.
Chính vì thế cho nên, những gì fake, ta sẽ thấy mọi nơi, có thể nói là lúc nào cũng thấy. Vài ví dụ trong xã hội ngày nay: Lê Hoàng, Đoàn (Thị) Hương, Trương Anh Ngọc - để chỉ kể vài cái tên.
Điều đó, tất nhiên, quá dễ thấy.
Không dễ thấy bằng là một sự khác. Một trí thức Việt Nam, suốt một thời gian dài làm như thể mình rất hard-core, không màng gì đến những tranh cãi futile, thậm chí là trivial. Nhưng rốt cuộc, ta hiểu ra, đấy là chỉ vì nhân vật đó còn chưa có audience: một khi đã có audience, thì còn lậm vào spectacle nặng nề hơn bất kỳ ai. Và bàn về Trump, và bàn về chiến tranh (vì nhân dân thích chiến tranh). Nhất là, thay avatar trên account facebook liên miên. Đến cả các nhân vật như vậy cũng không tìm ra căn cước. Bởi vì làm gì có (nhất là, không có căn).
Sự fake ở một độ khác: một tập đoàn này trở thành sosie của Jean-Paul Sartre - muốn vậy thì cũng dễ, chỉ cần một cặp kính kiểu Sartre, và ngậm tẩu mà chụp ảnh (lại càng dễ hơn, vì Sartre đặc biệt xấu, nên dễ giống - nhưng phiền một cái là nếu muốn giống hẳn, thì mắt phải lác: cả một thách thức lớn). Lại có những nhân vật khác trở thành sosie của Woody Allen. Lại cũng chỉ cần một cặp kính. Ta nhớ đến nhân vật "Sosie" trong một vở kịch của Molière, tức chính là Hermès (Mercury) hiện thân. Khỏi phải nói rằng, sosie loại này thì khinh bỉ sosie loại kia - tuy là sosie nhưng lại rất nhiều passion. Cần phải nói lại: sosie thì chẳng có gì khác ngoài các passion: một cái bọng đựng passion và passion và passion.
Nhưng, Debord ở đâu, trong tất tật những chuyện này?: Debord ở khắp mọi nơi. Chỉ cần nhìn bằng con mắt của Debord, ta sẽ hiểu ngay, tại sao lại có chuyện, các nhà xuất bản hiện nay, ở đây, một mực đi theo con đường của ấn bản đặc biệt. Đấy là vì spectacle. Thôi thúc của Spectacle quá mạnh. Nhưng trong hiện tượng đó, không có authentique, chỉ toàn faux: thứ nhất, sách thuộc dạng "ấn bản đặc biệt" không hề đặc biệt (nhưng nếu là đặc biệt, thì đặc biệt so với gì?) thứ hai - và điều này quan trọng hơn nhiều, tất nhiên - đó thậm chí không phải là sách.
Debord, déjà (sau "d'abord" thì đến ngay "déjà"): đó là một người không bằng cấp. Bằng duy nhất mà Guy (Ernest) Debord có là bằng bac (tú tài) - loại bằng rơi xuống đầu người ta thì đúng hơn là người ta lựa chọn.
Cho đến cuối cùng, Debord là một maître à penser (nhưng chưa bao giờ nhận cái đó, thậm chí cả đời trốn chạy nó) nhưng chỉ có bằng bac, trong một thời đại ai ai cũng có rất nhiều bằng cấp. Bằng cấp là một dạng second nature của con người hiện nay. Sau thời đại tầng lớp xã hội là bộ khung, cái khuôn định con người (dựa vào đó mà có căn cước, nhân cách cùng các nguyên tắc) thì đến thời đại nơi vị trí đó chuyển sang cho bằng cấp.
Ở chỗ chúng ta, điều này đã trở thành bão hòa - tự nhiên như không khí. Khi mà đến cả mấy nhân viên thuế vụ, hải quan cũng đi học lấy bằng thạc sĩ, và chỉ cần xem người nào có bằng tiến sĩ là biết trình độ thực của họ luôn: không phải trình độ cao mà ngược lại, thì sự spectacle đã đi đến các cực điểm kỳ lạ - sự đảo lộn trong đó người ta lấp sau những cái bằng.
Vậy thì phải làm sao (bây giờ em biết làm sao)? Mọi thứ gì thuộc về chiến lược ("chiến lược": một trong những từ thuộc vào tự vị Debord lối đậm sâu hơn cả; Debord từng nghĩ ra một trò chơi chiến lược, có đăng ký chứng nhận bằng sáng chế đàng hoàng), stratagème, etc. đều hấp dẫn Debord. Chỉ cần nhìn vào chính cuộc đời Debord là thấy.
Nhưng ta sẽ quay trở lại với Guy Debord từ trước (rất lâu) La Société du Spectacle. Một từ khác rất đậm chất Debord: trôi dạt.
Theo anh, không rời được Ondine để đi sang đọc tiếp những cuốn khác thì tức là đầu óc và khả năng cảm thụ văn chương dưới trung bình không và có cách nào để rời khỏi không?
ReplyDeleteThay đổi “hình thức” trước chẳng hạn; hút thuốc lá, váy silk 2 dây các kiểu, tóc hai lai các mẫu, đi bar nhảy đầm, tham gia hội hè ăn lẩu uống bia hoặc thịt nướng uống vang, lập hội chị chị em em vân vân xem thế lào ;:-
Deletenên có Bản thảo Thế kỷ du spectacle
ReplyDeleteCó người dịch spectacle là diễn cảnh. Hiểu ở đây là “diễn ảnh” có ổn không anh?
ReplyDeleteẤn bản đặc biệt đã biến sách thành dạng hàng hoá thuần tuý, để trưng bày, thức chất là khoe khoang. Em đã k mua nổi các sách bìa cứng, nói chi tới bản đặc biệt. Rồi đánh số nữa! Con số của ấn bản đặc biệt nói lên điều gì?
Ấn bản đặc biệt là để bầy chứ còn làm gì. Ví dụ như quyển của ông Thiệp, đặc biệt là vì có chữ ký( không vì cái gì cả) của ông ấy tuy ông ấy đã chết rồi. Đánh số là vì ông ấy chỉ ký được từng ấy quyển thôi.
ReplyDeletecó vẻ khổ cho cái lúc gì cũng bị khuất, ví như bây giờ du khách bị khuất lấp vì rác du lịch,
ReplyDeleteThe Great Gatsby tiên tri đúng thế không biết
ReplyDelete