(tiếp tục "Nguyễn Văn Vĩnh", "Hai Mươi Năm" và "Vũ Đình Liên")
Quyền có thể coi là một cái gì đối xứng, với Phenomenologie, ở Hegel. Chính xác là "ở Hegel", chứ không phải trong hệ thống của Hegel.
Thậm chí, có thể nói hơn thế, Quyền và Phenomenologie có tương quan với hệ thống của Hegel nhưng lại không thuộc vào đó, ít nhất là không hoàn toàn. Cụ thể hơn, đây là sự thể của chưa đến & đã quá.
Hegel viết Phenomenologie với mục đích bắt đầu hệ thống của mình. Nhưng chính Hegel cũng nhận ra là nó không thuộc vào đó. Lẽ ra nó phải mang tên Khoa học về ý thức, hay một cái gì tương tự. Không chỉ vậy, Hegel cũng nhận thấy là cần điều chỉnh nó cho khớp vào hệ thống mà mình dựng lên sau đó, cho nên đã định viết lại. Nhưng đến cuối cùng, lúc Hegel đã qua đời, người ta thấy Hegel đã không làm được việc đó. Tức là, hệ thống của Hegel (nếu muốn ngắn gọn: Bách khoa thư và Logik) hoàn toàn không chứa Phenomenologie: nó trật ra ngoài (có lẽ vì ngay hệ thống cũng quá chật).
Quyền lại giống như một mảnh bắn ra từ đó, và cũng không hoàn toàn thuộc vào đó. Cho nên, với tư cách chính nó, Phenomenologie và Quyền là những thứ giúp ta động vào Hegel nhưng không phải Hegel-hệ thống. Như thể chúng có một chức năng khác: chức năng hào quang.
Phenomenologie là một trong những cuốn sách hiếm hoi làm được một điều kỳ lạ: nếu đọc lại nó, người ta mới thực sự thấy tầm vóc vấn đề, tức là thấy lung lay đến tận gốc rễ lòng tin vào năng lực hiểu. Ở lần đọc thứ nhất, điều đó chưa hoàn toàn xuất hiện, dường như đọc (ít nhất một số thứ) thì đi quá nhanh so với ý thức. Những cuốn sách như vậy rất quan trọng: như cát lún, liên tục sụt.
Cuốn sách nằm yên lâu quá, làm cứ ngẩn tò te chiêm ngưỡng rồi đoán nó sẽ chạy về bên trái hay bên phải của hegel :))
ReplyDeleteđọc thấy thuật ngữ (?) “sự trung giới” rất buồn cười, buồn cười hơn nữa là một ông dịch giả khác xài lại và ghi chú do dịch giả BVNS sáng tạo nên từ Vermittlung
ReplyDelete