Như ta thấy trong đường link, phong cách dịch thơ của Vũ Đình Liên và phong cách dịch thơ của Bùi Giáng (cùng một bài thơ, của Baudelaire) là hai phong cách không thể đối lập hơn: mỗi bên đi về một cực.
Vũ Đình Liên thì không, nhưng tôi từng gặp Đỗ Đức Hiểu, một lần. Đó là một vài năm sau quãng 1995-1996, tức là khoảng thời gian liên quan đến quyển sách trên đây; tại nhà Đỗ Đức Hiểu, phố Hàng Bài. Tôi từng nói, ở một chỗ khác, rất may người viết lời tựa cho bộ sách Balzac tiếng Việt là Đỗ Đức Hiểu - có lẽ đấy là người duy nhất của cả một thời không buộc chết Balzac vào một danh hiệu rất vớ vẩn: "nhà văn hiện thực".
Một chi tiết: quyển sách có thể coi là dịch đầy đủ tập Les Fleurs du Mal, nhưng chính cái tên, "Les Fleurs du Mal", thì lại không hề xuất hiện. Ta thấy là không có trên bìa, và trong sách cũng không hề thấy. Cái tên chỉ xuất hiện trong bài của Đỗ Đức Hiểu: Đỗ Đức Hiểu gọi là "Hoa Ác".
Ta có thể suy đoán, Đỗ Đức Hiểu gọi như vậy là theo cách gọi của Vũ Đình Liên. Nhưng điều này cũng không thể chắc chắn hoàn toàn: rất có thể tuy quen biết Vũ Đình Liên nhưng Đỗ Đức Hiểu cũng không chắc được là Vũ Đình Liên dịch "Les Fleurs du Mal" thành gì, dùng cụm từ nào. Vậy cho nên trên bìa sách ghi "Thơ Baudelaire" chứ không có tên tập thơ.
Thế nhưng, đây lại là một điểm rất then chốt: một tập thơ như Les Fleurs du Mal, chỉ cần biết cái tên (chung) được dịch như thế nào, là đã có thể biết rất nhiều điều (nhiều vô biên). Ta sẽ coi Vũ Đình Liên dịch Les Fleurs du Mal nhưng lại không dịch cái tên.
Một trường hợp ngược hẳn lại: chính là Đinh Hùng. Tuy viết một tiểu luận về Baudelaire nhưng (điều này có thể gần như chắc chắn) Đinh Hùng không dịch bài thơ nào của Baudelaire, cụ thể hơn, không bài nào thuộc Les Fleurs du Mal.
Thế nhưng, không dịch bài thơ nào của Les Fleurs du Mal, Đinh Hùng lại dịch tên tập thơ ấy. Ít nhất là ta có thể đoán, Đinh Hùng gọi đó là "Ác Hoa", cụm từ xuất hiện trong một bài thơ của Đinh Hùng.
Như vậy là, quả thật đó là hai trường hợp đối lập và đối xứng; từ đó ta có một cặp đảo ngược: "Hoa Ác" và "Ác Hoa".
Việc hiểu từ "mal" như thế nào là cả một vấn đề. Tức là, tôi thấy rằng từ ấy đã gây ra một vấn đề lớn trong lịch sử Les Fleurs du Mal trong tiếng Việt. Tất nhiên là tôi biết có bản dịch đầy đủ cả tập khác nữa, và rất nhiều người dịch tên tập thơ (tuy không phải lúc nào cũng dịch các bài thơ trong đó) - từ lịch sử đó thấy ngay được rằng, từ "mal" gây ra vô cùng nhiều vấn đề.
Nhưng Đinh Hùng và Vũ Đình Liên-Đỗ Đức Hiểu hiểu rất đúng, "mal" tức là "evil".
Một nhà thơ lớn như Đinh Hùng không thấy có vấn đề (hay hồ nghi) nào: Ác Hoa quả thật chính là Baudelaire. Đinh Hùng làm điều đó (tức là đi vào tâm hồn Baudelaire) một cách hết sức giản dị - tức là chẳng cần phải chứng minh gì hết. Nhưng nếu vẫn còn cần chứng minh, thì tức là chưa hề đúng, còn lâu mới đúng được.
Philippe Langlet Phan Thế Hồng Hoàng Công Khanh Hồ Dzếnh Nghiêm Xuân Thiện Trúc Khê (Ngô Văn Triện) Nguyễn Ngọc Kha Nghiêm Xuân Huyến Tùng Lâm Lê Cương Phụng Dương Bá Trạc Nguyễn Khánh Đàm Đoàn Thị Điểm Cao Hải Hà Phan Huy Đường Tạ Thu Thâu Nguyễn Triệu Luật Bùi Cẩm Chương Đỗ Đình Thạch Lưu Quang Vũ Lê Văn Thiện Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
nếu phía sau sách không ghi chú, anh có thể nói một tí về ảnh bìa cuốn sách tím?
ReplyDeletecách đây một thời gian, "Le Spleen de Paris" được dự tính sẽ in cùng (đi thành một cặp) với "Bộ hành Paris" của Léon-Paul Fargue:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2021/08/gioi-thieu-tiep-nua.html
lúc làm bìa, Phạm Đam Ca lấy hình ảnh tay của Fargue cho vào bìa Baudelaire; giờ, khi không làm như vậy nữa, thì cái bìa cũ vẫn đúng, cho nên giữ lại - Fargue là nhân vật rất phù hợp ở đây, về mặt tinh thần
cuối năm chạy cho nốt bài chứ gì
ReplyDeletetiếp tiếp tiếp
cái nhìn “mỗi bên đi về một cực” của anh làm em phải mở hai cửa sổ cùng lúc xem luôn cho rõ
ReplyDeleteđây có thể là một nối-nhỏ vào câu chuyện dịch thuật không? “cực” cho độc giả thấy personal của BG gần CB hơn VĐL
ReplyDeletevớ vẩn, Vũ Đình Liên mới chính xác là người Baudelaire cần
ReplyDeleteơ hóa ra có 2 Vũ Đình Liên
ReplyDeleteBeaudelaire sao nghe chừng "Thơ Mới" thế. Nữa, "tính hiện đại" sao có thể định nghĩa được nhỉ - for what?
ReplyDeleteDạ, em đang cần tìm bản dịch của thơ của Baudelaire, liệu có bản số không ạ?
ReplyDelete