Mar 24, 2023

Maupassant trong tiểu thuyết

Thật không ngờ, đã đi được khá xa trong địa hạt Maupassant. Mới chỉ cách đây ít lâu thôi, tôi sẽ hoàn toàn không tin nếu ai đó nói tôi sẽ đi vào đó. Và cái ấy, đã thút được một phát. (những gì liên quan đến Maupassant, xem các đường link ở dưới)


(cũng tiếp tục "Đỡ đắn đo", "Ra khỏi đêm""Hy tuyệt")


Truyện ngắn của Maupassant thì giống tranh pastel hay aquarelle, tiểu thuyết của Maupassant thì giống tranh huile; hoặc cũng có thể, truyện ngắn Maupassant: ảnh màu, còn tiểu thuyết Maupassant: ảnh đen trắng. Đúng hơn nữa, tiểu thuyết của Maupassant giống nhất với Aiguille creuse, tại Étretat yêu quý của lui. (google, nếu muốn xem)

Nhưng trước hết, tiểu thuyết khiến Maupassant thoát khỏi một điều cứ tưởng là nhỏ nhặt nhưng lại không hề: nếu viết hàng trăm truyện ngắn, thì chuyện cũng đồng nghĩa với phải nghĩ ra ngần ấy cái tên. Điều này rất không đơn giản - có cảm tưởng nhiều khi chỉ cần tìm ra tên thôi thì gần như đã xong luôn cả truyện. Chuyện tất nhiên phức tạp hơn thế, nhưng cũng có thể nghĩ vậy.

Với tiểu thuyết thì chỉ cần: sau chương I thì đến chương II, sau chương II thì đến chương III, và cứ thế tiếp tục. Tất nhiên, cả ở đây, chuyện cũng không đơn giản như thế. Nhưng dẫu thế nào thì cũng đúng là cả một quyển sách vài trăm trang, chỉ cần duy nhất một cái tên (chung), một nhan đề. Tức là rất khác so với ở truyện ngắn.

Maupassant viết tiểu thuyết thì tất nhiên không mênh mông như Maupassant viết truyện ngắn (và cũng cả: Maupassant le chroniqueur), nhưng cũng không đến mức như thế: chỉ cần nhìn vào một chút là đã thấy ngay, Bel-AmiUne vie thì còn chưa là gì.


Sự tàn nhẫn: tất nhiên, với một thứ như thế, truyện ngắn sẽ khiến Maupassant (bởi vì tàn nhẫn là đặc trưng của văn chương Maupassant, của cái nhìn ấy) thoải mái đẩy nó lên mức độ rất cao. Bởi vì, sự tàn nhẫn thì cần phải ngắn (nếu kéo dài, nó sẽ chuyển thành một trạng thái: đó là sự hành hạ). Càng ngắn thì càng dễ tàn nhẫn. Những con chó hay xuất hiện cho Maupassant trong chủ đích đó (nếu ấy là chủ đích); tức là ngược hẳn với ở thế giới của Céline, nơi chó, mèo xuất hiện để làm mọi thứ mềm đi - nếu như mà quả thật có thể làm cho mềm đi, ở đó. Một con chó bị một anh hầu đem đi nhúng xuống sông, và xuất hiện trở lại, nhiều tháng sau đó: đấy chỉ là một trong những con chó khủng khiếp trong truyện ngắn của Maupassant, và còn chưa phải là sự khủng khiếp lớn nhất. Trong Mont-Oriol, cuốn tiểu thuyết còn chưa có tiếng Việt, cũng có một con chó. Nó chạy quanh một tảng đá lớn đã được gài chất nổ, rất nhiều người đứng từ xa để xem (sự kiện lớn của một vùng hẻo lánh). Maupassant để cho một nhân vật liều mình chạy đến tìm cách cứu con chó; nhưng cuối cùng con chó vẫn nổ tung: vài mẩu lông, ruột của nó sẽ xuất hiện trở lại.


Cần phải quay lại những cái tên. Cách tốt nhất là luôn, như thế này:





Mọi thứ liền trở nên rất rõ: Une vie, tức là Chapitre I rồi Chapitre II rồi cứ thế đến Chương cuối, tức là Chapitre XIV. Jeanne cứ thế đi từ số la mã này sang số La Mã khác.

Nhờ nhìn như thế này, ta hiểu ngay, Bel-Ami có vị trí vô song trong số những tiểu thuyết của Maupassant không chỉ ở nội dung, mà còn ở - tạm gọi là - hình thức: không còn giống ở Une vie, tức là cứ thế chạy một mạch từ đầu cho đến cuối, mà tiểu thuyết của Maupassant kể từ đây sẽ mang hình thức và - tạm gọi là - cấu trúc gồm hai vế (volet), tức là hai phần, hết Phần 1 cùng các Chương của nó thì sẽ sang Phần 2, cùng các Chapitre của nó. Hai phần này tương đối ngang bằng nhau về dung lượng: chúng thực sự là hai vế (của một phương trình). Như vậy, Georges Duroy đi từ phần này sang phần kia: ta dễ dàng hình dung, đó cũng là, sau đi lên thì đến đi xuống, vinh và nhục.

Khi một cuốn tiểu thuyết được cấu tạo như vậy, ta có thể nghĩ là đã có một điều tương tự như trong composition của các bản nhạc: cụ thể hơn, những tiểu thuyết hai phần có modulation.

Hình thức nói trên (hai phần, tương đối bằng nhau) được Maupassant lặp lại trong số một nửa tiểu thuyết (tổng cộng, Maupassant có 6 tiểu thuyết, nếu tính cả 2 tiểu thuyết chưa viết xong - nằm ở cuối bức ảnh thứ ba - thì tổng cộng là 8).

Hình thức nghiêm ngặt này nằm ở Bel-Ami, Mont-OriolFort comme la mort.

Như vậy, ngoài Une vie (đầu tiên, coi như không tính: một lần thì chưa là gì; khi làm một cái gì đó, lần đầu tiên, thì người ta không thực sự biết là mình đang làm gì: chính vì thế sự tái phạm mới hay bị coi là chuyện trầm trọng) chỉ Jean et Pierre thực sự vi phạm mô hình. Và đấy là sau khi Maupassant đã viết hai tiểu thuyết theo đúng mô hình, Bel-AmiMont-Oriol.

Nhưng Jean và Pierre là trường hợp đặc biệt: trông như vậy, nhưng nó vẫn có hai phần, trong đó phần thứ nhất là texte hết sức quan trọng, trong đó Maupassant nói mình nghĩ tiểu thuyết nghĩa là như thế nào, và đặt nó ở đầu sách. Điều này là hết sức quan trọng, vì Maupassant chủ yếu viết truyện ngắn: ai cũng biết Maupassant viết nhiều truyện ngắn đến thế nào. (cf., trong tiếng Việt, bản dịch của Madame Lê Hồng Sâm)

Sau Jean et Pierre, mô hình quay trở lại, với Fort comme la mort, và tiếp tục, nhưng có biến tấu, trong Notre coeur. Lúc này, tiểu thuyết có 3 phần chứ không phải 2 nữa. Khi có ba phần, thì ta có thể nghĩ, giống một bản nhạc, có hai lần modulation: chẳng hạn có thể, bắt đầu bằng giọng trưởng, chuyển sang giọng thứ rồi quay về trưởng ở coda.


Giờ, ta sẽ đặc biệt quan tâm đến ba cuốn tiểu thuyết còn chưa có tiếng Việt: Mont-Oriol, Fort comme la mortNotre coeur.

Điều đặc biệt là cả ở đây, cũng xảy ra sự phân đôi đều đặn. Tức là, ở thời điểm này, trong tổng số 6 tiểu thuyết của Maupassant (nếu không tính 2 tiểu thuyết dang dở) có đúng 3 đã được dịch ra tiếng Việt, 1, 2 và 4, thiếu 3, 5 và 6.




Gil-Blas

mọc lên

Ở lại đó, Maupassant

Maupassant đi

Phạm Quỳnh và Maupassant


No comments:

Post a Comment