Mar 23, 2023

Đỡ đắn đo

(đã xong hoàn toàn cái đấy; còn cái kia thì - chắc - cũng sắp)


Ơn Trời, tôi đã có thể sống như một enigma.

(Kierkegaard, đại ý)


Đắn đo là chuyện (đặc trưng, rất đặc trưng) của một thứ: ý thức. Vì có ý thức cho nên chúng ta (mới) đắn đo (nhiều đến thế). Cần phải - nếu đã vậy - nhìn vào ông hoàng của ý thức, ít nhất thì cũng là người muốn tiến hành một việc: làm ra một khoa học về ý thức.



Chính ở đây hiện ra một trong những điểm quan trọng nhất trong xung đột giữa Hegel và nhân vật chống Hegel trầm trọng hơn cả: Kierkegaard.

Dường như, thậm chí, Kierkegaard nhận ra cần phải chống lại Hegel (gần như có thể coi Kierkegaard từng là môn đệ của Hegel, ít nhất thì đấy là nhân vật khiến Kierkegaard bận trí rất nhiều) khi nhận thấy ở đó không có sự tức thì. Như vậy cũng đồng nghĩa với nhìn vào médiation lừng danh. Nhưng tồn tại thì lại nhất thiết cần immédiat.


Ý thức, tất nhiên là một câu chuyện lớn của con người, một trong những câu chuyện lớn nhất của con người - nếu không muốn nói là câu chuyện lớn nhất của con người; thậm chí: câu chuyện ý thức chính là câu chuyện của con người. Câu hỏi nho nhỏ cho các môn đệ triết học: ý thức và tinh thần có tương quan như thế nào? (nhất là khi Phenomelogie của Hegel, đương nhiên ai cũng đã đọc rồi, ít nhất thì cũng có thể đọc rất dễ dàng)

Ta sẽ không sa vào ý lớn của Hegel: ý thức bất hạnh - có thể hiểu, chính vì có ý thức, cho nên con người mới bất hạnh; sở dĩ nói đến điều này ở đây là vì Kierkegaard, hết sức nghịch lý, lại chính là minh chứng (thậm chí, minh họa) - một trong những minh chính lớn nhất - cho sự thể một ý thức bất hạnh nghĩa là như thế nào.

Điều có thể chắc chắn: ta sẽ không bị dằn vặt, nếu không có ý thức (chính vì vậy, ý thức rất hay bị trượt sang thế phẩm của nó, lương tâm: khi nói lương tâm thì tức là cũng đồng nghĩa với ý thức đã được làm cho hết nhọn - và sắc).

Và điều khốn khổ nằm ở chỗ, không phải ý thức không tăng mức độ, mà thế nào nó cũng tăng mức độ. Kể cả những người không tin vào tiến hóa (triết học của Marx đặc biệt - một trong những điều làm cho nó đặc biệt - nằm ở chỗ nhìn thấy, thay vì evolution thì lại revolution: chỉ một chữ r bé xíu) thì cũng đều biết trình độ ý thức rất thay đổi.

Cần phải là một người nản với triết học như Cioran (cf. Cahiers) thì mới có thể đặt ra vấn đề: thì đúng là ý thức sẽ phát triển, nó phát triển, nó tăng lên, nhưng cũng phải có giới hạn nào chứ?


Ý thức còn khó vì một điều nữa: nó rất dễ bị lẫn lộn sang với hiểu biết; chắc hẳn hai cái đó, ý thức và hiểu biết, có tầm hoạt động rất gần nhau, và nhiều khi trùng vào với nhau. Nhưng tất nhiên, ý thức không phải là hiểu biết. Ý thức và tinh thần cũng vậy: nhiều khi gần nhau đến vô hạn, nhưng cũng như một ngôi sao ở tư cách vật thể thì không phải là ngôi sao mà ta hiểu là sáng, chúng vẫn lệch nhau.

Nếu đẩy vấn đề đi xa hơn, theo hướng của cổ điển, thì sẽ vấp ngay phải chuyện en soipour soi. Ý thức chính là cái khiến cho chuyện ở-trong-thế giới trở nên không hề hiển nhiên và cũng khó vô cùng. Nếu muốn xem người ta vật lộn với cái đó như thế nào, thì đã có sẵn ngay một kinh điển: L'Être et le Néant.

Nhưng


(định nhưng gì đó nhưng quên mất rồi)


Dẫu có thế nào, những khi chúng ta luyện tập một cái gì đó - những luyện tập ở cường độ rất cao - thì đấy không phải là để nâng cao trình độ của ý thức; ít nhất thì cũng rất ít. Mà chúng ta luyện tập (nhất là ở cường độ rất, rất cao) là nhằm thoát khỏi ý thức.

Nghịch lý bắt đầu hiện ra rất rõ.


6 comments:

  1. nói nhịu lêu lêu

    minh chính - cứ như là mì chính lúng lính

    ReplyDelete
  2. Liệu có đường nối nào ở đây không?
    "The most merciful thing in the world, I think, is the inability of the human mind to correlate all its contents. We live on a placid island of ignorance in the midst of black seas of infinity, and it was not meant that we should voyage far." - Lovecraft
    Cthulhu

    ReplyDelete
  3. Ý thức là công cụ để hiểu thực tại. Tinh thần chính là thực tại.

    ReplyDelete
  4. Vậy tại sao khi ta làm gì mà người khác cho là sai thì họ hay mắng ta “cái đồ sống không ý thức”?

    ReplyDelete
  5. Mais ‘précisément parce qu'il s'agil d'un absolu d'existence et non de connaissance, il échappe à cette fameuse objection selon laquelle un absolu connu n'est plus un absolu, parce qu'il devient relatif à la con- naissance qu'on en prend. En fait, l'absolu est ici non pas le résultat d'une construction logique sur le terrain de la connais- sance, mais le sujet de la plus concrète des éxperiences’

    ReplyDelete
  6. ăn thua gì, trước đây đi qua bà nào mà lỡ động vào đồ của bà sẽ ăn chửi, "đồ vô ý thức", cô giáo thì hay phê: "thiếu ý thức tập thể, không hòa đồng với các bạn cùng lớp"

    ReplyDelete