Guy de Maupassant có một sự hiện diện không tầm thường tại Việt Nam, và là từ rất sớm. Nhưng cần đẩy câu hỏi đi xa hơn: sớm như thế nào?
Bài dưới đây của Phạm Quỳnh ("Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant") (niên đại: 1919; năm nay, 2017, cũng chính là tròn 100 năm Nam phong ra số 1) nếu không phải chứng từ đầu tiên cho sự hiện diện của Maupassant tại Việt Nam thì hẳn cũng phải thuộc vào những gì sớm nhất:
Đăng Nam phong năm 1919, về sau bài báo được Phạm Quỳnh cho in vào bộ Thượng Chi văn tập. Bộ sách này, ở lần đầu in, cũng như lần thứ hai (tại Sài Gòn, đầu thập niên 60 của thế kỷ 20) đều gồm 5 tập.
Người ta rất hay ghi niên đại Thượng Chi văn tập bản đầu là 1943: như vậy là không hoàn toàn chính xác; cần phải viết rõ hơn, niên đại của bộ sách là 1943-1945:
Đắc Lộ thư xã (hay nhà xuất bản Alexandre Rhodes) quảng cáo sách do họ ấn hành trong một tập Thượng Chi văn tập:
Ta thấy có Lên cung trăng của Jules Verne, xem thêm ở kia.
Về Đắc Lộ thư xã (hay nhà xuất bản Alexandre de Rhodes), xem ở kia.
Quay trở lại với bài của Phạm Quỳnh về Maupassant. Ta dễ dàng thấy, giờ đây với độ lùi trăm năm, rằng Phạm Quỳnh không bao giờ là một nhà phê bình văn học đáng kể. Phạm Quỳnh luôn luôn rất nhanh chóng rơi vào đủ mọi thứ cliché, chỉ biết nói những điều chung chung, không có năng lực nhìn sâu vào bất kỳ đối tượng văn chương nào. Tôi có cảm giác đối với Phạm Quỳnh bất kỳ nhà văn nào, bất kỳ thứ văn chương nào, cũng vậy vậy hết. Về Maupassant: "Sở-trường về lối tả-thực, nên ham mê cái vật-giới ở ngoài và trọng phần hình-sắc trong văn-chương." "Ông không biết cái xảo-thuật biến-hóa sự thực thành văn-chương, dường như cho làm thế là phạm tội với cái đạo "tả-chân" vậy." "Ông đã quá quen cái thói chỉ kể những chuyện vắn-tắt, chỉ thuật những việc vụn-vặt, nên đến khi làm chuyện trường-thiên cũng không khỏi cái lối tả-thực tỉ mỉ đó."
Dường như cách bình luận của Phạm Quỳnh đã tạo ra cả một "truyền thống" không nhỏ trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam, dẫu cho những người ở trong "dòng" ấy có công nhận hay không. Ezra Pound, khi bàn về phê bình văn học, gọi kiểu phê bình này là viết lách "in vague terms", nói những điều ai cũng thấy là đúng cả, lúc nào cũng mơ mơ hồ hồ (tức là uốn uốn éo éo, tức là không thẳng).
Pound cũng đề nghị nếu đọc phê bình thì trước hết phải đòi nhà phê bình nói người ấy thích các nhà văn nào, và tại sao. Không việc gì phải đi đọc những thứ chung chung chũm chọe. Hơn 90% phê bình tồn tại trên đời là "in vague terms" như thế.
Một cuốn sách khác của Phạm Quỳnh liên quan rất mật thiết:
"Nam Phong tùng thư" thuộc Đông Kinh ấn quán, 1927.
Ở cuốn sách này, Phạm Quỳnh còn thể hiện một mức độ cao hơn nhiều của "in vague terms". Cuốn sách gồm một phần đầu "khái quát" dài, tiếp sau bình luận hai "danh sĩ", là Maurice Barrès và Pierre Loti. Tôi thấy chẳng thu lượm được gì về Barrès hay Loti sau khi đọc sách của Phạm Quỳnh, ngoài một thứ mà tôi sẵn sàng gọi là một "mentalité coloniale", một "tinh thần thuộc địa" rất kỳ quặc. Thêm nữa, dường như cũng chính Phạm Quỳnh làm cho từ "văn học" trở nên giống như trong vòng một trăm năm vừa qua, trở thành một cạnh tranh của "văn chương"; ở điểm này, dường như Phạm Quỳnh cũng rất tương tự khi đặt ra "từ vựng"/"tự vựng" thay vì dùng "tự vị".
Khái Hưng vs Phạm Quỳnh
những trở lại
Lên, lên nữa, lên mãi
Phạm Quỳnh và Charles Maurras
Những câu chuyện rất là khác
Phạm Quỳnh viết điểm sách
Phạm Quỳnh dịch Baudelaire
(9) Vài tủ sách Việt Nam nổi tiếng
Chữ nghĩa để lại (về Hoa Đường tùy bút)
Dịch thuật văn học trên Nam phong, Tri tân, Thanh nghị
(8) Bây giờ thì Nam phong
Jules Verne ở Việt Nam: 1944
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam
thế là lại thêm một nét hoàn chỉnh bổ sung vào "truyền thống" "văn học" "kinh." có phải "mentalité coloniale" có một biến điệu là "mentalité internationale" ko nhỉ?
ReplyDeletevấn đề vẫn là chuyện đọc, nhìn kỹ vào cái viết thì có thể biết cái đọc; vả lại cũng phải mãi mới có người đọc ra được Phạm Quỳnh một cách chuẩn xác, đó là Phan Khôi, năm 1930
ReplyDeletenhà nho và tu sĩ Kitô giáo là hai chủng loại (riêng rẽ) tuyệt nhiên ko có chủng loại thứ hai nào tương tự. nên khi một nhà nho hay một thầy tu phê phán một đồng đạo của họ thì đúng đến thế là cùng.
ReplyDelete