Jul 23, 2009

"có mục văn hóa khá"

Bài viết của Trịnh Hữu Tuệ có lẽ là dự án đầu tiên đặt vấn đề về tư cách của người hướng dẫn thông tin trên Internet.

Về những ý chính của bài, theo tôi quan sát thì quả thực trong thời gian vừa qua khi đưa lại thông tin trong nước về các vụ án chính trị (Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung), các trang web thuộc "giới trí thức cánh tả" (ở đây điển hình nhất là viet-studies và Diễn Đàn) thứ nhất là hạn chế không đưa nhiều, thứ hai có có những lời bình luận không thể nói là đồng tình.

Nhưng điều tôi quan tâm nhất là ý "báo Công an Nhân dân có mục văn hóa khá" (trước đây khi nói đến điều này tôi thường dẫn nhầm thành "có trang văn hóa khá"). Thử search cụm "cand" trên phần "Văn hóa-Giáo dục" của viet-studies thì quả thực sẽ thấy ngay cụm từ này xuất hiện với tần số rất cao, như vậy phát ngôn và hành động của Trần Hữu Dũng hoàn toàn tương hợp với nhau.

Tôi đã vài lần cố gắng chỉ ra báo CAND có mục văn hóa tệ như thế nào, chưa nói gì đến các yếu tố khác, chỉ chất lượng bài viết thôi đã không hề cao rồi, nhất là thông tin thường xuyên bị đưa sai (về mặt kiến thức). Cách giải thích của tôi từ trước tới nay cho việc THD thích dẫn lại bài từ CAND là vì cái gu thẩm mỹ của THD nó như thế. Tuy nhiên điều này lại không tương hợp với việc trang Arts & Letters Daily mà Trần Hữu Dũng là "managing editor" (kéo chuột xuống cuối trang) lại đưa tin phải nói là rất hay và rất chọn lọc. Nếu nói công bằng thì tôi (và rất nhiều người khác) được hưởng lợi rất nhiều từ trang aldaily.

48 comments:

  1. Chắc bác ấy muốn việc về VN được dễ dàng.

    ReplyDelete
  2. Chị HY suy diễn thế e không phải lắm. Nếu đọc các bình luận của THD thì thấy gần đây, bác ấy càng có xu hướng phản đối chính quyền mạnh mẽ, nên không thể nói là bác ấy khen CAND có mục văn hóa khá là vì muốn về VN dễ dàng.

    Tôi nghĩ bác THD đánh giá cao mục văn hóa của CAND vì trên đó (có lẽ chủ yếu là từ ANTG Cuối tháng và Văn hóa-văn nghệ công an) có khá nhiều bài viết chi tiết về chân dung văn nghệ sĩ. Trong khi nếu so sánh với các báo mạng chính thống khác thì hiếm báo có những bài viết dài và chi tiết như thế.

    ReplyDelete
  3. Nói thêm, phê bình về sự "sợ hãi" tự kiểm duyệt của Trịnh Hữu Tuệ đối với Trần Hữu Dũng trong hai bài viết "Ta cần biết ta hơn nữa" và "Dân chủ và phát triển" không hợp lý lắm bởi lẽ cả hai bài này đều đăng ở báo và tạp chí trong nước do đó buộc người viết và/hay biên tập phải kiểm duyệt nếu muốn được đăng. Trong khi cái tiền giả định để Trịnh Hữu Tuệ phê phán ông Dũng là vì "ông nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người."

    Đành rằng ông được quyền tự do suy nghĩ và phát biểu nhưng nếu muốn phát biểu trên báo chí VN thì rõ ràng là ông cũng không thể được tự do.

    ReplyDelete
  4. @Linh: câu trên mình nói không rõ ý, ý mình là việc đưa tin các vụ án chính trị vừa rồi của viet-studies có sự hạn chế và bình luận như vậy có lẽ là do bác ấy muốn tránh sự rắc rối với chính quyền. Về mục văn hóa báo CAND thì mình cũng nghĩ như NL là thuộc về cái gu của bác ấy.

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. Bác Trần Hữu Dũng tổng hợp tin thượng vàng hạ cám theo gu của bác ấy mà, có lúc cả tin về Xuân Lan Phi Thanh Vân nữa. Cái gu này không nhất thiết phản ánh cái nhìn/cách đánh giá của bác ấy đối với các loại báo chí bác ấy dẫn nguồn, trừ phi bác ấy có lời chua thêm phía sau đường dẫn. Tôi nghĩ đơn giản chỉ là cách bác ấy xả stress.

    Còn vụ "mục văn hóa khá", tôi cứ nghĩ bác Trần Hữu Dũng có ý mỉa mai chứ không khen ngợi.

    ReplyDelete
  7. Bác THD là con bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, điều đó cũng giải thích phần nào cảm tình của ông với lý tưởng CS (chân chính);
    Dù sao "mục văn hóa" của ANTG không chỉ dài và chi tiết mà xét về khía cạnh "bạo miệng" là khá so với các báo chính thống, tôi không nghĩ bác THD thích kiểu viết (khá rẻ tiền) đó, nhưng bác ấy có vẻ ngạc nhiên vì cái "bạo miệng" đó
    Có lẽ bạn marcus nói đúng, có chút giễu cợt trong những bình luận (không hài hước) của bác Dũng.

    ReplyDelete
  8. vụ này góp thêm trò chọi dép, ném đá. Trò này hình như bà con chơi hoài quanh năm vẫn chưa chán....hí hí...

    ReplyDelete
  9. Đọc mấy dẫn chứng trong bài và kết luận ông ấy sợ thì cảm giác của em đúng là ... vội thật.
    THT có ý khích các đồng chí trí thức nói chung nên nói mạnh nói rõ lên tí chăng? Đúng là có tình trạng đọc bài của một số vị về các sự kiện chính trị gần đây đến cuối cùng vẫn không thấy chủ kiến đâu cả. Đấy là em bắt chước các bác đó không kết luận cho nó khách quan thôi chứ trong các sự kiện như thế mà không tỏ thái độ gì thì ai chả biết là các bác ấy đang đứng ở phía nào cơ chứ!

    ReplyDelete
  10. tôi thây mọi người đánh giá GS. THD & trang viet-studies mà không tính đến bối cảnh khác có liên quan.

    tôi đồng ý với HY khi nói GS. THD sợ phiền toái khi về VN, hai ví dụ gần đây về việc Nguyễn Hưng Quốc bị từ chối nhập cảnh & Mai Thái Lĩnh bị cấm xuất cảnh tại sân bay đã cho ta thấy chính quyền có thể hành động như thế nào. chắc chắn là GS. THD muốn VN thay đổi theo hướng tích cực. nặng lòng với quê hương GS. cũng muốn được về thăm VN. nên mình sẽ nhiều phần đồng tình với cách giải thích của Kazenka.

    nhưng mình không đồng ý với HY, NL, hay cả Trịnh Hữu Tuệ là nguồn mà NL trích, là gout của THD có vấn đề. mình chỉ thấy là GS. THD lập một trang có tính thượng vàng hạ cám để bất cứ ai tìm cái gì mình thích cũng có thể thấy cái mình muốn tìm. vậy ai mà xem những cái được coi là mauvais gout thì có mauvais gout, chứ GS. THD chẳng có lỗi gì ở đây cả. mình đồng ý nhiều với marcus ở điểm này.

    cái bối cảnh mà mình muốn nói tới ở đây là CAND, ANTG, rồi VHVNCA tất cả đều nằm trong tay bác Hữu Ứơc, một người muốn tỏ ra là một "mạnh thường quân" văn nghệ, muốn "bồi dưỡng" tý tỉnh cho các văn nghệ sĩ, tôi đoán chắc không đến nỗi sai rằng mấy tờ này trả nhuận bút cao hơn hẳn tất cả các báo khác. vì thế các "văn nghệ sĩ" vì mưu sinh đóng góp bài vở cho mấy tờ này thì cũng không có gì lạ. vậy nếu ai có định chê trách cái gout văn hóa thì nên chê trách trước hết những người đã viết bài cho các tờ này, mà đừng nên chê trách GS. THD là người chỉ lập ra một cái trạm để mong muốn như "google sẽ giữ lại tất cả" thôi. tôi chắc là viết về văn hóa thì các bản in và online versions của các báo THANH NIÊN, TUỔI TRẺ, LAO ĐỘNG cũng không có mấy bài hay để đáng trích. còn hai tờ VĂN NGHỆ & VĂN NGHỆ TRẺ thì đã nhạt lâu nay nên chẳng ai thèm đọc, đã thế lại không có online version, thì làm sao GS. THD có thể sử dụng bài vở của họ được, vì GS. chỉ dựa chủ yếu vào việc thu thập bài trên mạng thôi mà.

    xem ra NL dịch sách thì được nhưng đánh giá về con người thì còn hơi chủ quan đấy.

    ReplyDelete
  11. hehehe, thu thập bài trên mạng mà rất ít khi thu thập bài của Vịt Kìu. Ngày nào cũng ngâm cứu bài của CANN.

    ReplyDelete
  12. Sao bác MCD lại nhoằng chuyện "đánh giá một con người" vào đây nhỉ? Cái duy nhất tôi muốn nói là khi GS THD promote cho mục văn hóa của CAND thì ông ấy đã không biết hoặc cố tình không biết nó rất tệ. Tôi cũng không chỉ nhìn vào viet-studies, vì tôi còn là độc giả của aldaily.

    ReplyDelete
  13. Bác Trần Hữu Dũng là dân nghiên cứu kinh tế. Mà kinh tế học thì độc lập với chính trị. Bởi vậy không có chuyện sáng tác kết quả nghiên cứu kiểu như cố gắng gán ghép "Dân chủ với phát triển", trong khi bằng chứng thực tế thì không chỉ ra như vậy.

    Tôi cũng rất kinh sợ việc cái gì cũng bị chính trị chi phối. Bởi vì bản chất chính trị cũng có thơm tho lắm đâu. Nó là con dao hai lưỡi. Hôm nay anh sử dụng chính trị để hạ bệ đối thủ được, thì ngay mai lại có kẻ khác dùng "gậy ông để đập lưng ông" đối với anh.

    Bởi vậy tôi ủng hộ bác Dũng đăng bài đấy cũng như bác có quyền phát biểu mọi vấn đề theo nhãn quan riêng của bác. Toàn xã hội đều nghĩ giống nhau thì kinh lắm.

    Nkd

    ReplyDelete
  14. Lần đầu tiên trong đời nghe có người (từ Việt Nam) nói là KINH TẾ độc lập với CHÍNH TRỊ
    Bớ ngài Dũng ơi, vào đây dạy học trò của ngài

    ReplyDelete
  15. Nghiên cứu khoa học phải luôn luôn độc lập với tư duy chính trị. Không phải cứ thích "Dân chủ có liên quan đến phát triển" là phát biểu như thế. Phải trung thực với kết quả nghiên cứu: Dân chủ không có quan hệ rõ ràng với phát triển. Cứ hỏi các nhà kinh tế khác xem có phải như thế không?

    Nkd

    ReplyDelete
  16. @Bạn Anonymous đừng cố tình suy diễn nhầm ý của bạn Nkd, mình thấy ý bạn Nkd rất rõ: bác THD là dân nghiên cứu kinh tế chứ không phải nhà chính trị, những nghiên cứu về kinh tế của bác ấy là khách quan, thuần túy về kinh tế học chứ không bị định hướng dẫn dắt bởi quan điểm chính trị.

    @HA: mình cũng thấy là THT có ý khích tướng, cái chính có lẽ là các bác trí thức hàng đầu vẫn có thái độ trung dung thận trọng thì ý kiến của họ thốt ra trước một sự kiện bao giờ cũng gây ảnh hưởng đến đám đông mạnh hơn rất nhiều so với ý kiến của các bác cực đoan từ cả hai phía. Tuy vậy, "chú thích cứ khích, đường anh đi anh cứ đi", theo mình thì cú khích này cũng ko ăn thua gì đâu vì người ta định làm gì, làm đến đâu người ta cân nhắc định lượng cả rồi. Mình thấy một điều này hình như khá phổ biến: khi người ta biết ít thì người ta rất nhiệt tình nhưng khi biết nhiều thì lại đắn đo, trù trừ và chỉ muốn đứng ngoài quan sát.

    ReplyDelete
  17. Hahaha, chỉ có TƯ BẢN mới có môn KINH TẾ (Econ) và KINH DOANH (Bus), hahaha

    ReplyDelete
  18. @Chị HY:
    Em nhận thấy logic của THT thường sáng rõ, diễn giải tốt nên khi đọc một bài mà từ dẫn chứng đến kết luận có khỏang cách như bài đã nêu thì em không nghĩ là nó được viết ngẫu nhiên như thế.
    Em cũng nghĩ rằng đối với những người gọi là có trí tuệ và có điều kiện tiếp cận với tri thức và thông tin hơn hầu hết những người VN khác như ông THD mà người ta đã chọn một con đường tạm gọi là "trung dung" rồi thì tức là họ đã cân nhắc cũng như có lý do riêng, nói chung nếu không có sự kiện tác động trực tiếp đến họ thì không có hy vọng lay chuyển họ bằng các bài viết kiểu này.
    Tuy nhiên nó có thể tạo những tác động kiểu gợn sóng đối với những người khác đang chần chừ, hoặc tạo tác động kiểu lớn hơn nếu có nhiều người tương tự lên tiếng. Đối với người viết có lẽ cũng là một cách giải tỏa nỗi bức xúc trước sự im lặng chết người bấy lâu nay.
    Điều em lăn tăn là bài của THT đối với người không biết gì về ông THD như em thì nó có tóat ra ít nhiều màu sắc tấn công cá nhân mặc dù em hiểu ý định là nó nhắm đến một đối tượng rộng lớn hơn, nên em không biết có bị phản tác dụng mà kém tạo ra tác động như em mong muốn ở trên hay không, chắc cũng hơi hơi.

    ReplyDelete
  19. THT đang bị một số bác ném đá bên kia, xét cho cùng kể ra tranh luận như thế tốt hơn là cả hai bên cùng im lặng không nói gì :).

    ReplyDelete
  20. Bài vừa rồi của THT đúng là có nhiều lỗ hổng, khiến tôi khá ngạc nhiên vì THT có tiếng là người thông minh, sắc bén. Có lẽ chính vì vậy nên HA mới đặt vấn đề là phải chăng THT cố tình "khích tướng" nhằm tạo ra một sự tranh luận?

    Nhưng nói gì thì nói, tôi thấy bài của THT thiếu tính logic và có phần suy biện chủ quan, phỏng đoán động cơ (speculation) thiếu căn cứ. Hơn nữa, như bạn Nkd có nói, đem nhãn quan chính trị để "kiểm duyệt" một bài viết học thuật của GS Dũng (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế) để ngầm cho rằng đó là dấu hiệu sự sợ hãi hay thỏa hiệp của GS Dũng với chính quyền thì là những phỏng đoán quá xa xôi và vô cớ. Nó cũng không khác gì mấy so với sự kiểm duyệt khoa học của chính quyền trong trường hợp kết quả nó không giống như quan điểm chính trị thịnh hành.

    ReplyDelete
  21. Anw cũng nhờ bài này mà em mới vào trang viet-studies đấy xem có gì, em cứ tưởng em vào nhầm ngoisao.net with very ugly design chứ hichic, nhưng thôi tùy bác Dũng.

    ReplyDelete
  22. Nhị Linh ơi, sao cái link vào bài của Tuệ lại không đọc được thế? Có bạn nào có link bài đấy không?

    ReplyDelete
  23. đồng chí vào thẳng talawas.org ấy, ngay trang chủ là nhìn thấy

    ReplyDelete
  24. Hóa ra Nhị Linh chính là tay Cao Việt Dũng à, hôm nay vô tình chị mới biết.

    Chị Nkd

    ReplyDelete
  25. Em đã định chào chị ngay từ đầu rồi nhưng sợ ngắt mạch đấu tranh tư tưởng của chị :)

    Bây giờ em mới dám chào ạ: em chào chị.

    ReplyDelete
  26. Đấu tranh tư tưởng gì đâu. Chú khách khí quá, hề hề. :) Chú vẫn đẹp trai, phong độ như cái hồi chị gặp chú ở đám cưới thằng GM đấy chứ??? Dạo này chú ở Hà nội à???

    Lúc nhảy vào cái blog này bình loạn, chị không hề biết Blog của ai. Đúng là ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Hóa ra vẫn chỉ vào nhà người quen thôi. Tối qua vô tình dò dẫm trên mạng chị mới biết.

    Nkd

    ReplyDelete
  27. Khiếp chị nói "ma đưa lối quỷ dẫn đường" nghe gớm quá, cứ coi như là tình cờ cho nó tự nhiên hehe.

    GM toàn tự khen là đẹp giai phong độ như 21 tuổi mà vẫn nói xét ra thì em vẫn có phần nhỉnh hơn. Nói vậy để chị nắm được tình hình chung nhanh chóng còn tập trung thời gian làm công tác giáo chã :))

    ReplyDelete
  28. Hmm đọc được rồi, không thích bài này của anh Tuệ. Cảm giác là hơi có tính suy diễn về cá nhân, còn những gì phân tích về nội dung lý lẽ thì dừng lại ở mức thô sơ đơn giản. Suy diễn về cá nhân cũng không phải là chuyện gì to tát lắm, báo chí thì vẫn thế, song bác Tuệ viết như thế thì có nghĩa là bác Tuệ đặt bác Trần Hữu Dũng vào vị thế con người của công chúng như Miley Cyrus (ha ha ha, đố các bác biết là ai :P), và tự đặt mình vào vị thế phản biện xã hội kiểu Noam Chomsky (thần tượng của bác Tuệ, hì).

    Nếu tôi coi bác Dũng là dân academic thông thường, thì tôi không thấy có thể suy diễn gì được về động cơ sự lựa chọn cách viết, hướng viết, nội dung viết cả. Bác Dũng cũng chỉ là một cá nhân, việc bác Dũng có tự giới hạn phạm vi tự do ngôn luận của mình hay không hoàn toàn không thể kết luận được qua hành vi của bác (đây hạn chế của các loại behavioral science dựa vào quan sát một số ít cá nhân.) Nếu muốn có một nhận xét khách quan, có chuẩn mực khoa học, thì phải viết như bác Nhị Linh viết ở trên về "giới trí thức cánh tả".

    Công nhận bác Nhị Linh suy nghĩ rất khoa học.

    ReplyDelete
  29. Chị vẫn nghe clip của Miley thường xuyên. :) Mọi người bây giờ đều mải lo xây nhà, xây chuồng của riêng mình, trở thành ông này bà nọ ngoài. Còn đâu cái thời tụ tập quần hùng ở tathy ngày xưa. Chán nhỉ.

    Mình thì chắc chẳng bao giờ thành người lớn được mất.

    Tay CVD thuộc giới văn chương hâm hâm, may ra còn có lúc trên mây trên gió chứ tay ĐQA giờ thì lên mạng lúc nào cũng phải quần là áo lượt rồi. :(

    Nkd

    ReplyDelete
  30. tôi nghĩ THT viết bài này mục đích cuối cùng vẫn là nhắm vào sự sợ hãi không dám bàn luận về những vấn đề dân chủ v.v. của thanh niên trong nước (thực tế này có đúng không thì tôi không rành). Tôi không thấy THT là người hay tấn công trực diện 1 người khác, cho nên THD có lẽ chỉ là một cái cớ thôi. Có lẽ THT không tìm ra được một ví dụ khác xác đáng hơn cho vấn đề này, hoặc là vì THD là một mồi câu khách tốt.

    ReplyDelete
  31. hoho, lẽ ra bạn Đỗ nói Hannah Montana thì mình biết hơn lol

    chị vẫn như xưa nhỉ, nói gì cũng đúng

    ReplyDelete
  32. Ném đá ao bèo trí thức VN xem chừng không ăn thua hihi.
    HA.

    ReplyDelete
  33. Bài này của THT không mang tính thuyết phục cao (rất nhiều ý kiến phản đối) theo tôi là vì lựa chọn cách làm của nó, và điều này thuộc về lôgic: THT không tìm cách chứng minh một cái "có" mà muốn chứng minh một cái "không". Điều này rất khó, vì muốn chứng minh "không" cũng tương đương như muốn chứng minh "tất cả đều". Rất khó, nhưng không phải là bất khả, nhưng muốn vậy lại cần ít nhất hai yếu tố nữa: yếu tố thẩm quyền (authority) và yếu tố chuyên gia (specialist): về nguyên tắc một chuyên gia hàng đầu được công nhận rộng rãi về một lĩnh vực nào đó có thể phát biểu không có gì đó. Trên blog tôi hay nói về Valéry và chuyên gia Valéry là Jarrety nên tôi sẽ ví dụ về hai người này. Chẳng hạn như Jarrety, người đã (supposed to) đọc hết của và về Jarrety, có thể khẳng định "Valéry chưa bao giờ nhắc tới Ronsard", và theo lý trí người ta cần tạm thời tin vào điều đó cho tới khi phát hiện ra các yếu tố mới. THT thì nhất quyết lại không phải là chuyên gia về THD :)

    THT ý thức được điều này nên mới trả lời như đã trả lời, nhấn mạnh vào điểm chưa ai chỉ ra được rằng THD không né tránh. Tức là về lôgic tuyệt đối mệnh đề của THT tuy rất chênh vênh nhưng vẫn chưa bị chứng minh là sai.

    Nhưng một điều không được ai quan tâm ở đây là thể loại bài viết của THT: nó cần phải được xếp vào một "genre" chuyên biệt, cụ thể là "pamphlet". Nét nghĩa của "pamphlet" trong tiếng Anh không rõ lắm, các bác có thể tham khảo bằng tiếng Pháp:

    http://fr.wikipedia.org/wiki/Pamphlet

    Theo tôi khi viết pamphlet yếu tố lôgic không quan trọng bằng một yếu tố khác: cá nhân hai người có liên quan, và nhất là cá nhân tác giả pamphlet. Tức là khi tấn công trực tiếp một người (ở đây là GS Trần Hữu Dũng), THT đã đánh cược rất nhiều (điểm này phân biệt pamphlet có ký tên thật với pamphlet nặc danh, mà một kiện tướng là Voltaire :), đặc biệt là uy tín phát ngôn của mình. Về phần mình, GS THD có nhiều lựa chọn, trong đó dĩ nhiên có lựa chọn im lặng.

    Điều cuối cùng, theo tôi bài viết của THT có thể được diễn giải (một phần) như sau: Tôi (THT) thuộc một thế hệ , tôi coi cách làm của ông (THD) người thuộc một thế hệ khác tôi, là không đúng đắn. Nghĩa là ở đây có yếu tố tranh luận giữa các thế hệ. Tôi tin là nhiều người bình luận trong vô thức có nhận ra điều này, từ đó mới có những ám chỉ đến sự non nớt của THT và cả những yếu tố theo tôi là phá hoại sự tranh luận thế hệ này, nhất là khi người ta lôi các ông bố vào. Dường như khi làm vậy họ quên mất hai điều, rất hiển nhiên mới khổ: ông nào thì cũng phải có một ông bố, và con của ông nào cũng có một ông bố :)

    ReplyDelete
  34. có thần kinh nữa không cha nụi. Pamphlet tiếng Anh không rõ sao không xài tiếng Việt cho tiện sổ sách

    ReplyDelete
  35. Về luận điểm bác Dũng không đả động đến vấn đề A, B, C, như Nhị Linh nói đúng là khó chứng minh nếu không có thẩm quyền. Cái này tôi đồng ý, và thực ra tôi cũng tương đối bị thuyết phục về luận điểm này (dù tôi chưa đọc bài nào đầy đủ của bác Dũng cả - bác Hữu Dũng ấy ạ).

    Nhưng từ điểm này, có một bước nhẩy vọt là suy luận ra động cơ tại sao bác Dũng không đả động đến A, B, C. Sự "chứng minh" này, theo tôi không phải chỉ là khó, mà là không thể. Không thể, vì luận điểm này dành cho một cá nhân riêng biệt, và hoàn toàn có khả năng giữ những suy nghĩ "khác thường" của mình, tùy theo quy định chuẩn mực "bình thường" là gì.

    Vì thế, có thể bình luận suy nghĩ và lời nói của bác Dũng là vô căn cứ, thiếu mạch lạc, không nhất quán (inconsistent) vv., nhưng khó nói là bác Dũng vì một nỗi sợ hãi mà tự kiểm duyệt lời nói của mình. Trong bài, bác Tuệ đặt ra sự đối lập giữa tự do ngôn luận của giáo sư có biên chế và sự im lặng về các vấn đề A, B, C như một bằng chứng về động cơ cá nhân của bác Dũng. Luận điểm này giả định rằng A, B, C phải là chủ đề mà ai cũng nhắc tới, ít nhiều theo chiều hướng như bác Tuệ mong đợi. Để đánh giá động cơ của bác Dũng, nhìn chung bác Tuệ phải dựa vào những tiền giả định như vậy; không có tiền giả định thì việc chứng minh là không thể. Vì thế, tôi không bị thuyết phục bởi điều này.

    Có thể hiểu như Nhị Linh nói về pamphlet. Tôi vào trang wiki tiếng Pháp, thấy ngay dòng này:
    "Le caractère explosif du pamphlet tient du fait que son auteur a l'impression de détenir à lui seul la vérité ; il jette un regard indigné sur le monde." Không thể không nghĩ đến Noam Chomsky, và gần đây là Paul Krugman khi ông bình luận chính trị.

    Mới đọc qua bài về Dân chủ và phát triển của bác Dũng, tôi có cảm giác là nhiều người hiểu nhầm khi nghĩ rằng bác Dũng không ủng hộ dân chủ. Phải nói là bác Dũng không lựa chọn tốt khi trích dẫn (bài của bác viết năm 2006, mà không có nhiều kết quả nghiên cứu mới, ngoài nhóm Persson- Tabellini), nhưng tôi không nghĩ đấy là vì bác Dũng bẻ luận điểm trong bài theo lý tưởng, hay theo sự sợ hãi của mình.

    ReplyDelete
  36. Nhị Linh cũng có mục văn hóa khá ...

    ReplyDelete
  37. Đọc bài viết này của Trịnh Hữu Tuệ (được chính viet-studies đăng lại) thì thấy thật khó có khả năng ông Tuệ mắc những lỗi logic trong lập luận như bài "Của sự im lặng".

    Có thể giả định như một số người đã nói, đấy là ông Tuệ muốn khích ông Trần Hữu Dũng. Và nếu giả định như vậy thì ông Tuệ mong muốn điều gì đằng sau hành vi khích ây? Trong phần phản hồi trên talawas, ông Tuệ viết:

    [Thứ nhất, tôi phê bình những người có điều kiện lên tiếng để giúp xã hội tự do, cởi mở và văn minh hơn, nhưng lại chọn sự im lặng. Phê bình này có thể áp dụng cho nhiều giáo sư khác, trong và ngoài nước.]

    Như vậy có phải là ông Tuệ muốn ông THD thôi im lặng, và lên tiếng về vấn đề đấu tranh dân chủ như là một cách đấu tranh dân chủ? Ở đây có thể có sự bất đồng về phương pháp "đấu tranh dân chủ".

    Tôi không nghĩ vì lời khích của ông Tuệ mà ông THD - một người mà tôi cho là điềm đạm và có sự nhất quán nhất định thể hiện qua việc biên tập trang viet-studies trong vài năm qua, sẽ lên tiếng nhiều hơn nữa về vấn đề đấu tranh dân chủ.

    Như bạn nào trên kia nói là mục tiêu thật sự của ông Tuệ là nhắm vào sự sợ hãi trước việc bàn luận các chủ đề chính trị của thanh niên trong nước. Dựa vào bài viết của ông Tuệ thì tôi có thể giả định cụ thể hơn về đối tượng mà ông Tuệ thực sự nhắm vào, đấy là `"giới trí thức trẻ" bị ảnh hưởng (theo chiều hướng đồng thuận) bởi thái độ chính trị của ông THD thể hiện qua viet-studies`.

    Thế nhưng với đối tượng nhắm đến là như vậy thì tôi cho rằng hành vi khích tướng thiếu cơ sở và nhiều lỗ hổng logic là không có hiệu quả, mà nhiều khi sẽ gây phản ứng ngược (ví dụ như tạo ra suy nghĩ rằng chính những người đấu tranh dân chủ lại tỏ ra chuyên chế, độc đoán...), như cách mà độc giả Anh Dũng đã phản hồi bài viết của ông Tuệ trên talawas.

    ReplyDelete
  38. Blog lớn thế lày mà không có thư ký xinh đẹp nào sửa bản in comment cho bác à, bác NL? ;P

    ReplyDelete
  39. Liệu có một khả năng khác là bác Trịnh Hữu Tuệ và bác Trần Hữu Dũng đã "bắt tay nhau" để cùng làm vụ này không ? Nghĩa là hai bác ấy đồng thuận cùng thiết kế một màn tung hứng, trong đó bác Trần Hữu Dũng giả vờ làm "vật tế thần" cho bác Tuệ, sau đó sẽ giả vờ "phản pháo" lại bác Tuệ, thông qua đó để truyền tải thông điệp đến những người thứ ba đứng xem/nghe ?

    Biết đâu đấy nhỉ ? Giữa hai bác này có liên hệ gì không ?

    ReplyDelete
  40. Tôi biết chắc chắn Thầy THD và anh THT không có chuyện "đồng thuận" với nhau. Thầy THD năm nay ngoài 60, tính tình khí khái, cương trực, bậc chính nhân quân tử còn lại rất hiếm vào thời đại nhiễu nhương này.
    Tôi nghĩ rằng anh THT hiểu chưa tới việc của Thầy THD.
    Tôi không thấy (hay không biết, xin quý ace biết thì chỉ dạy giúp; nếu biết)là anh THT có dám làm điều mà anh THT muốn Thầy THD làm tới bến (như các ý mà anh THT muốn Thầy THD làm) hay không?

    ReplyDelete
  41. Hay Nhị Linh thử khai triển để bình luận về trang web của các trí thức cánh tả xem sao?
    Đoạn này của NL không rõ nghĩa "thứ nhất là hạn chế không đưa nhiều, thứ hai có có những lời bình luận không thể nói là đồng tình.
    "không thể nói là đồng tình" là không đồng tình với cái gì, với việc bắt bớ LCĐ, NTT hay với LCĐ, NTT.

    ReplyDelete
  42. Bậc chính nhân quân tử gì lại đăng bài Công An Nhân Dân. Công An Nhân Dân không bao giờ là bậc chính nhân quân tử được, báo Công An Nhân Dân làm việc cho một guồng máy chuyên môn đi buộc tội, bắt bớ, người dân

    ReplyDelete
  43. vậy thì gọi là đại trượng phu vậy. Nhớ trong Tiếu ngạo giang hồ, Phong Thanh Dương nói là đại trượng phu thấy cần thì làm, không cần biết thiên hạ nói chi cả :D

    ReplyDelete
  44. Đúng là tòan một lọai ăn bã đậu Tàu đặc họng. "Đại Trượng Phu" kiểu "Đại Trượng Phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường/ Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha phương". Thảo nào ngậm tịt như hến khi thấy chuyện Công An bắt bớ trí thức khác. Đại trượng phu này được phong thêm hàm tước "Trí Thức" kiểu trước 75 trong Miền Nam gọi là "Trí Thức Xa Lông" hoặc còn hay hơn nữa là "Trí Thức Chồn Lùi"

    ReplyDelete
  45. Các bạn Anonymous (và không Anonymous nhưng chẳng biết là ai): tôi biết có người cũng có tên tuổi lẫy lừng hẳn hoi, sự tự do của mỗi người có lẽ không cần phải mở rộng đến mức triệt tiêu luôn cả cái tên.

    Từ trước đến nay coi như chưa có gì, nhưng từ giờ về sau tôi sẽ xóa các comment mà tôi thấy không thích hợp. Tình hình vẫn tiếp diễn thì sẽ chuyển sang chế độ comment setting khác.

    Chúc các bạn vui vẻ.

    ReplyDelete
  46. lâu lắm bên talawas mới có cuộc nói chuyện bổ ích và từ tốn thế ....

    ReplyDelete
  47. Tớ thấy bạn Nhị Linh dạo này quởn việc quá mà bàn tới chuyện VĂN HÓA KHÁ của báo cướp giết hiếp

    ReplyDelete
  48. ak, trí thức cũng có phải ai cũng đồng tình với nhau đâu, tôi thấy trí thức đến như Newton mà cũng chơi bẩn bạn bè rất nhiều, cho nên nếu có người không lên tiếng khi trí thức khác bị bắt, thì cũng không phải chỉ có một kết luận. Bạn anonymous nào đấy cứ lấy lời nói đùa của người ta (chú ý chữ ":D" )đi mắng ẩu là không được người nhớn lắm nhé. Tớ không biết bác Dũng đủ để khẳng định điều gì về bác ấy, nhưng mà giả sử bạn là chính nhân quân tử, (tức là không bao giờ đọc CAND) thì làm sao mà biết "báo Công An Nhân Dân làm việc cho một guồng máy chuyên môn đi buộc tội, bắt bớ, người dân"? Hay là bạn nghe đồn? Mà nếu bạn không phải chính nhân quân tử thì ai dám chắc những lời (rất không đẹp) bạn nói về bác Dũng (hay vài "trí thức" nào đó) có đáng tin?

    tb: Trịnh Hữu Tuệ lại trả đòn rồi kìa,
    http://www.talawas.org/?p=8249
    anh Nhị Linh bình luận cái khỏan logic đi, em dốt đặc cái này.

    ReplyDelete