Jul 8, 2009

Đích danh chấm chấm

Tôi mới đọc bài "Sự xót xa của những lời bộc bạch diêm dúa". Đường link ở đây đặt vào trang web lethieunhon.com của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, bỏ qua các "trạm trung chuyển" là viet-studies và phongdiep.net. Đọc xong thì tôi nghĩ mấy điều như thế này:

- Tác giả "Tuy Hòa" chính là Lê Thiếu Nhơn. Trước đây Lê Thiếu Nhơn đã từng dùng bút danh này để tự phỏng vấn mình. Bác Tư Hồng có lỡ chân bước qua đây nếu muốn thì có thể xác nhận.

- Bài này chắc đã đăng báo (cả mấy trang đăng đều không thấy ghi nguồn). Nếu hiểu biết của tôi về báo chí Việt Nam là chính xác thì bài này đã đăng ở một trong mấy tờ sau: Công an Nhân dân, An ninh Thế giới, hoặc Cảnh sát Toàn cầu.

- Bài này được cả Nguyễn Hòa (nếu người ký tên Nguyễn Hòa để comment trên web lethieunhon.com chính là nhà phê bình Nguyễn Hòa) khen ngợi vì có "bút lực" cao cường. Tôi thì thấy một số chỗ viết sai tên riêng, một số chỗ câu cú lủng củng không đúng cú pháp tiếng Việt.

- Tên các nhân vật được nhắc tới trong bài đều được viết tắt. Theo tôi nghĩ thì cách viết tắt đi theo một nguyên tắc chung: viết tắt họ (hoặc chữ cái đầu của bút danh). Từ đây, và căn cứ các sự kiện từng xảy ra, có thể suy ra các nhân vật như sau:

+ Các nhân vật tôi không luận được là ai: "nhà văn Y", "nhạc sĩ H".

+ Các trường hợp không có tên viết tắt nhưng luận ra được là ai: "một phiên đổi gác của nền thơ Việt Nam hiện đại" ám chỉ Hoàng Hưng (tuy nhiên đoạn đặt trong ngoặc kép không hoàn toàn trùng hợp với tiêu đề bài báo gây sóng gió của Hoàng Hưng: "Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác", hiện vẫn đọc được trên talawas); "một siêu phẩm đủ sức so tài với Holywood (sic)" tôi đoán là ám chỉ Đỗ Minh Tuấn.

+ Các nhân vật có thể đoán dễ dàng: "dịch giả D" là Dương Tường, "HC" là Hoàng Cầm, "nhạc sĩ T" là Trần Tiến, "nhà phê bình Đ" là Đông La.

- Theo tôi đoạn về Dương Tường là một đòn trả thù của Lê Thiếu Nhơn do có lần Dương Tường đã công khai chê thơ Lê Thiếu Nhơn. Trong phần comment cũng có người ám chỉ đến vụ việc ấy. Việc này xảy ra trên vietnamnet cách đây một thời gian, chừng hai năm gì đó, những người có liên quan theo tôi nhớ là Từ Nữ Triệu Vương, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Hữu Hồng Minh.

Việc Lê Thiếu Nhơn gọi Dương Tường là "dịch giả D" là một sự cố ý rất không đẹp. Dù có không thích thơ Dương Tường thì Dương Tường cũng là tác giả của nhiều bài thơ, một số tập đã in; khi nói đến thơ ca cũng cần viết rõ "nhà thơ Dương Tường", nếu gọi "dịch giả D" thì đã hàm ý ông ấy là dịch giả, nên làm thơ ra quái gì. Điều này cũng giống như trong một cuộc tọa đàm văn học về chủ đề thơ hoặc một bài báo về thơ Việt Nam mà người ta lại nói "nhà báo Lê Thiếu Nhơn" thay vì "nhà thơ Lê Thiếu Nhơn".

Đoạn "Vài người thạo tin khẳng định, ông D gần đây mới tham gia chuyển ngữ vài danh tác nước ngoài" mang thông tin sai, thậm chí là bóp méo. Theo tôi nhớ thì bản dịch Cội rễ của Dương Tường in khoảng đầu những năm 1980, cho đến nay cũng đã gần 30 năm, mà đó không phải bản dịch đầu tiên của Dương Tường; "mới tham gia" là thế nào? Thông tin này rất dễ kiểm chứng: các báo khi viết về Dương Tường ở tư cách dịch giả đều nói Dương Tường đã dịch khoảng 40-50 tác phẩm văn học. "Mới tham gia" mà dịch được từng ấy? Làm thơ thì có thể nhanh, một ngày vài bài/vài chục bài chứ một bộ dày như Cội rễ cộng cả hai tập có đến ngót nghìn trang, viết ra không thôi chắc cũng mất vài tháng.

- Để đề phòng những người liên quan tình cờ đọc được cái này và thấy khó chịu chính vì tính "đích danh", tôi xin được nói tên thật ngay: tôi tên là Cao Việt Dũng.

14 comments:

  1. Đọc cái bài ấy xong thấy chán ngán vì cái kiểu ném đá giấu cẳng tay nhưng lòi bàn tay. Cái xã hội này nó đã sản sinh ra những kiểu bàn luận bình loạn như thế, cứ làm như là mang tính học thuật lắm.

    Đầu tiên đọc đến dịch giả D nghĩ ngay đến Nhị Linh mới ghê. Đọc tiếp thì mới thấy là không phải. Hehehe

    ReplyDelete
  2. Tôi thấy sự ghê ghê trên đây không thể nào ghê ghê cho bằng khi đọc thấy ông giáo sư Nguyễn Hữu Dũng của trang Viet-Studies ở Wright University, bang Ohio, Mỹ tôn thờ những trang web như: Công An Nhân Dân, An Ninh Thế Giới, hay Cảnh Sát Toàn Cầu lên trên trang "Văn Hóa Giáo Dục" của ngài giáo sư Kinh Tế Học này. Một người nhân danh là nhà giáo dục ở một nước như nước Mỹ mà cũng cúi đầu làm thân lòn trôn như thế thì thật là ghê rợn. Tôi không nghĩ có một ông giáo sư người Mỹ nào lại đi promote web site for American Polices Newspapers for American Readers như ông giáo sư Việt Nam này. Thực sự là tôi không cắt nghĩa được việc làm của ông giáo sư này

    ReplyDelete
  3. Nhà văn Y đích thị là bác Triệu Xuân. Nhạc sĩ H là bác Tư Hồng( thề đấy)
    Thề thêm: Nguyễn Hòa biết Tuy Hòa là ku nào rõ hơn bác Tư Hồng
    BÚT LỰC dịch ra tiếng tây sao hả bác Nhị, hỏi đứng đắn tử tế nghiêm túc đấy
    nếu những cái còm trước nó cùng hiện lên,phiền bác Nhị xóa hộ

    ReplyDelete
  4. + về Lê Thiếu Nhơn, em nghĩ tên đúng là người, bác này nên đổi thành Lê Tiểu Nhơn thì hạp hơn.
    + về Nguyễn Hoà: em vẫn còn nhớ vụ bác í khệnh khạng kẻ cả bố đời trong bài viết khi đến dự một buổi ra mắt tập thơ của một nhà thơ nữ. Và sự ngu dốt ko để đâu cho hết trong các bài tán loạn về hậu hiện đại và Trần Dần (dùng bút danh?).
    + nhìn chung, văn sĩ Việt Nam cũng chả "khổ như chó" như Nguyễn Vỹ từng than thở. Sau mấy chục năm, vật đổi sao dời, có thể theo cách nói ý nhị duyên dáng của Bùi Chát thi sĩ mà mô tả một số bác văn sĩ vĩ đại của chúng ta như sau:
    "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
    Một tiếng cơm sôi là có mặt"
    hehe

    ReplyDelete
  5. Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu kiểu sử dụng viết tắt vô tội vạ trên báo chí nước Việt.

    Theo nguyên tắc thông thường, người nổi tiếng của công chúng thì không bao giờ viết tắt. Viết tắt chỉ tổ làm nguồn cho những entry và bình luận kiểu như thế này, thật là tốn thì giờ và làm dấy lên phong trào đoán và phán và tán, mang đầy hơi hướng chỉ điểm và đấu tố. Rồi còn chuyện lấy bút danh để tự khen hoặc dìm hàng người khác nữa chứ. Đúng là phong trào học tập và làm theo lời ai cũng biết là ai đấy đã thành công tốt đẹp.

    Đá sang một chuyện khác, hôm trước vụ Thanh Lam bị đánh ghen có nhiều người cứ thắc mắc tại sao mấy người kia bị làm mờ mặt mà Thanh Lam thì không. Câu hỏi ấu trĩ vô cùng. Đáng lẽ phải hỏi là tại sao Thanh Lam lại để cho người ta quay phim như thế. Người nổi tiếng thì phải tự biết giữ mình chứ. Còn nếu để cái mặt cho người ta quay rồi thì dĩ nhiên, là người công chúng quan tâm thì không lý gì người ta làm mờ mặt cả. Còn cùng lắm tự đeo mặt nạ giống Michael Jackson lại đi một nhẽ.

    ReplyDelete
  6. Chán nhỉ, toàn một giọng xỏ xiên tiểu khí.
    Có cái hài hước là bạn Nguyễn Hoà phải nhảy vào nguệch ngoạc mấy chữ, cốt để hô to: tay này bút lực cao cường nhưng không phải tôi! Cũng phải, dễ nhầm lắm.
    Về dịch giả Dương Tường, theo tôi biết thì ông dịch Anna Karenia cùng Nhị Ca từ những năm 1960 cơ.
    Nhân đây, vừa hoàn thành cuốn Những mối tình nực cười. Rất thú vị. Cám ơn bạn Nhị Linh.

    ReplyDelete
  7. Nhị Linh, không biết thật hư của những dấu cộng và dấu trừ trong bài này như thế nào, (thật lòng em cũng không quan tâm và không muốn biết), nhưng em rất thích cái dấu trừ cuối cùng. Và rất quý!

    (Em tên là) Bảo Anh.

    ReplyDelete
  8. Anh Nhị Linh check email đi. :)

    ReplyDelete
  9. cam on bac da hoi tham, vo em sap lay em bac a hehe mung` phai biet' (tu nhien ko go duoc tieng Viet co' dau' hmmm)

    ReplyDelete
  10. Dương Tường dịch nhiều lắm, toàn loại nặng ký Ít nhất tôi biết Cuốn theo chiều gió đã in chừng năm 1986, tức cũng hơn 20 năm rồi.

    Tuần sau tôi đi mượn cuốn "Những người dịch văn học" rồi đăng lên cho rõ.

    ReplyDelete
  11. marcus said...
    Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu kiểu sử dụng viết tắt vô tội vạ trên báo chí nước Việt.
    ----------------------

    Theo tôi báo ta viết tắt để chừa đường thoát, nói trắng là trốn trách nhiệm.

    Có vụ tôi ko nhớ chi tiết, đại khái là báo đăng bài chê bai một số nghệ sĩ, trong đó có "diva M.", ca sĩ M. nào tầm diva, đương nhiên bạn đọc nghĩ tới Mỹ Linh đầu tiên. Khi Mỹ Linh công khai phản đối thì báo ko chịu nói M. là ai, nhưng cứ khăng khăng M. ko phải Mỹ Linh, xong!

    ReplyDelete
  12. Nhị Linh ơi,
    Tôi thỉnh vô đọc blog cuả bạn hồi ở yahoo.
    Ai ngờ bạn là con trai, dịch giả.
    Hành động cuả bạn rất dũng cảm.
    Thik bài cuả bạn. Cảm ơn nhé.

    ReplyDelete
  13. @Anonymous: Chuyện Nhị Linh là dịch giả thì đúng rồi, còn liệu có phải là chym không thì khoa học đang nghiên cứu bạn ạ. Bạn có tài liệu nào chứng minh sự "ngờ" của bạn thì gửi lên đây nhé, các nhà khoa học sẽ cảm ơn bạn lắm lắm.

    ReplyDelete
  14. Ui ui... Không phải mình có sự "ngờ". Tại tên Nhị Linh làm mình tưởng là con gái. Mình không theo dõi blog cuả bạn ấy, chỉ lướt qua vài lần, nên không đọc hết. Xin lỗi bạn NL và mong bỏ qua.

    ReplyDelete