Aug 8, 2009

Bỏ qua

Tôi sẽ cố gắng nói tới những quyển sách mà tôi biết là rất dễ bị độc giả bỏ qua. Ở Việt Nam dần dần tôi nhận ra hết sức rõ ràng, sách vớ vẩn thì nhiều người đọc và bàn luận xôn xao, sách thực sự có giá trị thì ma nó đọc. Cái đó là một fact, và xét cho cùng cũng dễ hiểu ở cái kiểu xã hội như thế này.

+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở Việt Nam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt và một số thứ khác.

+ Biển và chim bói cá, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.

+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).

16 truyện trong này hẳn phần nhiều đã được in đâu đó, nhất là trên báo. Tôi cũng đã từng đọc hai trong số đó: "Bội phản" và "Cái búng". Đây cũng là tập hợp các truyện ngắn lại thành một tập, nhưng nó vẫn có một cấu trúc, và vẫn có một hơi hướng rõ rệt. Tôi không thực sự rành văn của Bảo Ninh, nhưng cái hơi Bảo Ninh thì thật là rõ; chưa bao giờ trong văn học Việt Nam có một sự day dứt kéo dài và nồng độ đậm đặc như thế. Trong tập truyện lần này, ngoài "Mắc cạn" (truyện thứ hai) cứ cố gắng viết kiểu đểu đểu, thị dân, câu cú gập lại co ra, thì 15 truyện còn lại thuần chất đến đáng ngạc nhiên. Nói thêm, sự tình thị dân (chứ không phải sự tình Hà Nội xưa cũ) rất rõ trong Lan man trong lúc kẹt xe. Cũng có thể là do có một chút chịu ảnh hưởng của kiểu văn Nguyễn Việt Hà :)

Ngay cái nhan đề chung đã rất rõ: Chuyện xưa, kết đi, được chưa? (cũng là tên một truyện, đại ý chê trách các cụ khốt suốt ngày xưa kia chúng tao chiến đấu gian khổ etc). Đó là ám ảnh, ám ảnh như một sự quán xuyến cả tập sách. Nhưng sự ám ảnh này cũng có một nét đặc biệt, nó không thể hiện trong nỗi nhớ, niềm tiếc nuối, mà lại thể hiện nhiều hơn ở sự quên. Rất nhiều nhân vật trong các truyện không thực sự nhớ mình đã như thế nào, cuộc đời xưa kia của mình ra sao. Chỉ thỉnh thoảng mới le lói một chút ký ức, và chỉ cần một hạt bụi nhỏ (nhỏ và tầm thường như một "cái búng") cũng đủ khơi dậy day dứt, day dứt trộn lẫn với sự quên, day dứt cũng chính vì đã quên những điều lẽ ra không quên.

Cả tập truyện lặp đi lặp lại một số chi tiết: lớp 10A 10B 10C, trung tâm huấn luyện lính mới Bãi Nai Hòa Bình. Tức là giống như thể Bảo Ninh bảo với quá khứ của mình: Chuyện xưa, kết đi, được chưa? Những cái chuyện xảy ra vào cái thời còn đi học, tuổi dậy thì ở bọn con trai và những ham muốn, người lính trẻ trong ký ức của một người đàn ông trung niên, thường xuyên có một sự vụ ái tình thoảng qua nào đó với một cô gái cách nay đã nhiều năm.

"Đất nước sau chiến tranh trời đất bao la tiêu điều". Cái buồn của Bảo Ninh nó không thảm, nó không bùng nổ, mà nó cứ suỗng ra.

Một kết cấu chung nữa là kết cấu của quan hệ con người: toàn bộ nhân vật trong tập truyện này đều có mối quan hệ tình cảm ở tư thế chênh và tư thế lệch: tư sản và bần nông, việt cộng và tề ngụy, lương và giáo. Cuộc đời nó cứ xộc xệch thế thôi.

+ Không muốn nói nhưng phải nói là báo Tuổi Trẻ viết điểm sách rất bực mình. Chẳng hạn như bài này: tác giả (hẳn là Trần Nhã Thụy) làm một người giả dụ chưa biết gì về Kundera hẳn sẽ nghĩ đó là một nhà văn ngộ nghĩnh, tầm thường, nông cạn và dớ dẩn. Cũng được thôi, if you think so.

+ Chuyện người tùy nữ quả đúng là nên ghi chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc nhạy cảm về tinh thần, nhưng mà đã đọc được sách trên kindle thì chắc cũng chẳng làm sao hehe.

14 comments:

  1. Haha, đọc cái bài điểm sách trên TT tưởng Kundera là Azit Nexin.

    Đọc Kundera mà lại có thể "cười té ghế" như xem hài Bảo Quốc thì cũng giỏi.

    "Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu hay Edouard và Chúa cũng là những câu chuyện “tán gái” khiến người đọc “cười té ghế” như thế"

    ReplyDelete
  2. Có chuyện chẳng hạn: nếu ai có lượn qua quầy sách trong BigC Thăng Long - và nhiều hiệu sách khác, sẽ thấy "Những huyền thoại" được xếp trên giá sách danh nhân.
    Với độc giả thông thường (mà tôi đoán phần đông là sinh viên + người mới đi làm), 'Biển và chim bói cá' gần như không khiến người ta có hứng cầm lên có khi chỉ vì cái hình bìa quá 'công nông'. Với họ, tên các tác giả như BNT, BN, NHT, NVH, v.v. không đem lại ấn tượng gì. Đấy hẳn là hệ quả của chính sách líp lơ kệ bố chúng nó không nhắc đến tên là xong người đời có biết đấy là đâu của những ai ở đâu đó.
    Thẩm mỹ bệnh hoạn lắm lúc cũng góp phần giúp một cuốn sách bán chạy: một số người tôi biết đã mua một cuốn của Trần Thu Trang (Phải lấy người như anh?), chỉ vì có nghe quảng cáo về nội dung 'cảm động lắm ý' của cuốn sách, và nhất là vì có hình ảnh cái bao cao su nhầy nhụa vứt trong phòng sau một cuộc làm tình(tôi nhớ không rõ lắm!)
    Tất nhiên, ở đây tôi không nói đến các độc giả chọn lọc (đọc vì một mục đích chuyên môn nào đó chẳng hạn?).
    (Rất xin lỗi vì tôi chưa kịp làm blog tại blogger. Đây là comment duy nhất tôi để ẩn danh)

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Cái điểm sách kia gây cho độc giả (của điểm sách) cảm giác người viết này đọc (may ra thì) kỹ mỗi 1 truyện đầu tiên (và chán nhất) trong tập 7 truyện ngắn này.
    Em thì thậm chí còn rớt nước mắt vì mấy cái sự thật trần trụi được viết ra cao tay đến thế, chứ nói chi đến cười té ghế.
    Theo bác thì làm gì để những tác giả - tác phẩm kia được độc giả nhìn nhận cho công bằng một tí khi mà những người được vu cho quyền năng định hướng thị hiếu đọc còn có cái loại thị hiếu thế kia???

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. ình như trên cùng số TT đấy có bài phỏng vấn Phạm Xuân Thạch về điểm sách. Lẽ ra, các tờ báo được gọi là lớn ở VN nên làm tốt hơn công việc quảng bá cho văn hóa đọc.

    Cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ tập hợp các bài viết về QT cũng có một số bài của Tạ Chí Đại Trường và nhiều tác giả miền Nam cũ khác.

    Tập truyện Lần đầu tiên của NNP hay là thế mà cũng ít nghe ai nói đến?

    ReplyDelete
  7. Ừa, cái bài phỏng vấn đấy cũng chuối. Nói ra thì đụng chạm lắm người, nhưng PXT chính là người góp phần tạo ra cái tình hình bị phê phán đó đấy chứ ai nữa. Ngày xưa PXT cũng viết điểm sách, nhưng chắc bị phản ứng dữ dội quá lại thôi. Chắc nhiều bạn ở đây còn nhớ bài viết về "Người đua diều" cách đây vài năm.

    Riêng về phần văn hóa, báo TT không đủ sức đảm nhiệm cái danh hiệu tờ báo số 1 của VN mà nó (vẫn) nắm giữ.

    ReplyDelete
  8. Kể tên toàn những quyển mình bỏ qua thật, hehe

    ReplyDelete
  9. Mình thích mục điểm sách cuả bạn Nhị Linh. Đọc nhiều quá, lại còn dịch sách nữa. Giỏi thật sự Nhưng bạn có lời lẽ tao nhã - không giống ông cụ đỗ tuấn gì đó viết lịch sử chó ngựa bên viet.studies. Sao trí thức lại kin tởm như vậy?

    ReplyDelete
  10. Bạn Nhị Linh không những tao nhã, mà còn dịu dàng, thỉnh thoảng lại gạt lệ khóc thầm rất chi duyên dáng ạ.

    ReplyDelete
  11. Bạn Nhị Linh chảy nước (mắt) đến đỏ hoe cả hai mắt, rất là đáng thương!
    Vợ!

    ReplyDelete
  12. À, à. Bạn Nhị Linh còn bỏ qua một vài cuốn mà theo tớ cũng hay cực :D. Đó là :

    1. "Cà cuống chết đến đ. vẫn còn cay" (Dịch nôm na thế chứ chả nhớ nguyên tác tiếng Anh là gì :-). He he)

    2. "Tiểu nhân và đàn bà" (cũng chả nhớ tên nguyên tác)

    Đang chuẩn bị là best-seller đới ! Và đặc biệt dành cho một số người có người nhà là "thợ vẽ", "thợ sơn". Vì trong ấy có mấy cụ họa sĩ sống dậy cãi nhau vui cực kỳ. He he

    ReplyDelete
  13. hai bạn này vẫn siêu thực và vẫn mấu nhỉ, hay là múc nhau tiếp đi hehe

    ReplyDelete
  14. Mình ngờ là anh Bảo Ninh uống nhiều đến mức lắm khi lẫn lộn. Chẳng thế mà trong Chuyện xưa... anh ấy tạo ra một sơ suất rất choáng. Ở trang 16 và 51 có 2 câu văn tả 2 cô gái giống nhau đến từng chữ.

    ReplyDelete