Bài đọc sách của Mai Thảo: "Phê bình Chữ tình truyện ngắn của Võ Phiến, Bình Minh xuất bản", Sáng Tạo số 7, 4/1956 [bìa in bị lỗi, đúng ra phải là 1957].
Ngay cả ở nơi thiếu vắng hoàn toàn không khí tinh khiết và hơi thở thơm lành của thiên nhiên và tự do, đời sống con người vẫn có những thế giới những xã hội riêng. Vẫn có những mâu thuẫn. Vẫn có những thảm kịch. Lê Nọ, Huỳnh Thiện Thủ, Hòe và đến cả Linh nhân vật duy nhất của CHỮ TÌNH đứng ở bên ngoài cửa sắt (nhưng cũng đã nằm trong một tù ngục vô hình) qua những ngày tháng lê thê, giữa hai hồi kiểng tù, vẫn sáo động dầy vò bởi những băn khoăn, những đau đớn và những ước vọng như chúng ta. Một người yêu dấu. Một mái nhà cũ. Một giấc mộng đẹp. Những giòng chữ La Mã khổ 8 khổ 10 của những tờ bản thảo, tim phổi máu huyết chưa được in ra. Chua sót ở chỗ không bao giờ thực hiện được.
Võ Phiến đã sống với những con người ấy. Tôi còn muốn tin là Võ Phiến đã ôm mang cái tâm sự chứa nén của những con người ấy nữa. Công trình nghệ thuật nói lại những cái đã có thực. Không phải của tưởng tượng. Tiếng văn Võ Phiến trong CHỮ TÌNH chính là bản truyền thanh trực tiếp tiếng nói đời sống nhà tù. Nhẫn nhục một vẻ chịu đựng và yên lặng, cay đắng. Khoảng không gian u uất ngột ngạt đôi khi nổ bùng thành giông bão. Bởi vì ở bên này hay bên kia ranh giới của tự do, con người vẫn cứ đi theo sức sô đẩy của tâm hồn. Và thể hiện thành hành động: Lê Nọ giết thêm một lần nữa. Hy vọng làm Huỳnh Thiện Thủ già nua có những biểu tỏ bỡ ngỡ ngu dại của trẻ thơ. Giấc mơ in sách thường trực của Linh. Hòe với nguyên vẹn cảm giác điên cuồng của da thịt quyến rũ, huyễn hoặc. Đi tới độ tự đánh lừa mình để có cớ bám víu vào cuộc sống đang tuột khỏi, đang rời xa. Rồi giải quyết bằng hành động tuyệt vọng. Có điều là càng tuyệt vọng thì tâm sự càng nung nấu và hành động càng say mê điên cuồng.
Tôi thử đặt một giả thuyết: Nếu những Lê Nọ những Huỳnh Thiện Thủ những Linh những Hòe ấy được sống cuộc đời cân đối và bình yên của chúng ta thì họ sẽ ra sao? Điều chắc chắn là đời sống của họ sẽ bớt thiết tha mãnh liệt. Nói thế tôi không cổ động cho sự làm tội ác để vào tù. Tôi chỉ muốn đi tới một nhận xét: Con người nói chung ở đâu và bao giờ trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm vẫn là một thực thể trường tồn và bất khả xâm phạm. Để những tên đao phủ [xxxx] biết chúng không bao giờ thực hiện được âm mưu hủy diệt tình cảm, và chế biến nổi người thành những lũ người máy.
Điểm đáng khen ngợi nhất của Võ Phiến trong CHỮ TÌNH không phải ở cốt truyện gây cấn, đặc biệt, mà ở chỗ đã nói lên được tính chất "người" đó, theo ý tôi. Đọc Võ Phiến ở đây, bối cảnh, thời và không gian chỉ là thứ yếu. Chính yếu là cái thế giới nội tâm của mỗi nhân vật. Nhà tù chỉ là một bức phông đen thẫm để những con người "vẫn viết những chữ tình" nổi bật lên trong từng ý nghĩ, từng cử chỉ, từng súc cảm. Những con người hoặc oan uổng, tội lỗi hay đáng thương nhưng qua cái bề mặt bình thản lặng lờ kia, vẫn chứa dấu một ngọn lửa khát khao đời sống. Mất tự do, nhưng cuộc tranh đấu lớn nhất: tranh đấu để tồn tại, vẫn tiếp tục.
Về hình thức, CHỮ TÌNH giới thiệu Võ Phiến qua một lối hành văn bình tĩnh và chừng mực. Anh điều khiển ngòi bút tỉnh táo tuy đôi chỗ rời rạc thiếu lôi cuốn, và rõ rệt là có dụng ý đi tới một lối diễn tả riêng. Cuối cùng tôi nghĩ đến những vùng đất đai cằn cỗi Miền Trung. Văn và tâm hồn Võ Phiến có nhiều sắc thái địa phương.
[vẫn là sao y bản chính, trừ chỗ xxxx]
---------------
Chỉ cần thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn, có lẽ coi như là bạn đã thể hiện xong một thái độ đối với văn học miền Nam :)
Võ Phiến (Tràng Thiên) và Mai Thảo có list sách dài đến làm rụng rời tay chân những người chỉ đủ sức đọc mỗi tháng một quyển sách. Hai người gần như bằng tuổi nhau, đều quãng tròn 20 vào năm 1945. Bài viết trên đây có lẽ là lần đụng nhau đầu tiên của hai nhà văn mới bắt đầu khai phá văn chương, đồng thời giúp văn chương miền Nam bước đầu có nhà văn riêng của mình, một lớp tuổi trẻ "từ xa đổ bộ tới Sài Gòn", không những khác với nhà văn ở sẵn đây mà còn tách biệt với các nhà văn tiền chiến ngày một đông hơn sau 1954: Vũ Hoàng Chương, Vũ Bằng, Lê Văn Trương, Nguyễn Vỹ, Bàng Bá Lân...
Giờ thì Mai Thảo đã qua đời, còn Võ Phiến, không hiểu sao, tôi có cảm giác giống như là một Tô Hoài của văn chương hải ngoại.
Năm 1956 khi Sáng Tạo ra đời trùng hợp với Nhân văn-Giai phẩm ngoài Bắc, cũng là năm Thanh Tâm Tuyền vừa in Tôi không còn cô độc khi vừa 20 tuổi. Thanh Tâm Tuyền thì còn cần quay trở lại nhiều :), nhưng cũng cần nói ngay là khoảng hơn chục năm sau mốc 1956 này, Võ Phiến sẽ dùng đúng nhan đề "tôi không còn cô độc" để chọc Thanh Tâm Tuyền, khi cả Thanh Tâm Tuyền cũng bước vào "làng phơi-ơ-tông".
Kinh nghiệm đọc Mai Thảo của tôi cũng kỳ quặc. Xui xẻo thế nào quyển đầu tiên tôi đọc lại là Thời thượng, chán chưa từng thấy, tuy rằng phải công nhận Mai Thảo vào chuyện lúc nào cũng rất ngọt, một đường trôi chảy, mượt như nhung. Thời thượng nội dung như thế nào thì tôi cũng không còn nhớ rõ, chỉ nhớ khi đọc thấy cái mở đầu gợi nhắc rất nhiều tới một mở đầu của Maugham, quyển nào đó không nhớ rõ, hình như Lưỡi dao cạo, có nhân vật chàng tuổi trẻ suốt ngày nằm trên ghế sofa đọc sách trong một cái club đông người.
Càng đọc thì càng thấy Mai Thảo là một bậc thầy về cốt truyện, sắp xếp chi tiết, pha độc thoại nội tâm rất đủ liều lượng, những ái ân nồng nực đều diễn ra theo lối một bộ phim thời kỳ xa xưa, nghĩa là cứ sắp gay cấn thì chuyển cảnh :)
Nhưng Mai Thảo không phải là một giọng văn quá mới mẻ, quá cách mạng. Con người cách mạng của Sáng Tạo phải là Thanh Tâm Tuyền. Một bài điểm sách ngay sau khi Thanh Tâm Tuyền in Tôi không còn cô độc đã rất chính xác khi nói số kiếp của Thanh Tâm Tuyền là phải cách mạng, ngừng cách mạng là thôi không còn Thanh Tâm Tuyền nữa. Còn Mai Thảo ("văn chương viễn mơ" như sau này sẽ bị nhiều người, nhất là nhóm Đất Nước xách mé) rất gần Tự lực Văn đoàn. "Để tưởng nhớ mùi hương" là trích từ Thạch Lam, và các nhân vật luôn bị giằng xé bởi tâm trạng muốn đoạn tuyệt, muốn thoát ly, lên đường, tuy rằng có pha thêm mùi phấn son đậm đặc và mùi của buông thả.
Cái mới duy nhất của Mai Thảo mà tôi nhìn thấy là một vài cách dùng từ. Ở Mai Thảo, cái đặc trưng lồ lộ là những rút gọn từ ngữ: sẽ không là "một niềm cay đắng" mà "một cay đắng", sẽ không là "một nỗi kinh ngạc" mà "một kinh ngạc", sẽ không là "một sự rã rời" mà "một rã rời".
Đoạn mở đầu Tình yêu màu khói nhạt là một ví dụ:
"Chiếc xe mui trần đỏ chói, hiện ra ở phía bên kia cây cầu xi măng đưa sang vùng Khánh Hội. Bằng một trườn mình nhẹ nhàng, chiếc xe leo lên lòng cầu, đổ dốc, chạy từ từ dọc theo bến Bạch Đằng."
"một trườn mình", rất Mai Thảo.
Một đoạn sau:
"Người đàn ông trên xe nhíu mày lại, chưa nhận diện được người vừa lớn gọi tên mình là ai."
"lớn gọi", cực kỳ Mai Thảo.
Những lúc tập trung miêu tả tâm trạng, thủ pháp của Mai Thảo là thủ pháp của Thơ Mới, của sự liệt kê (như là Xuân Diệu trong bài "Vội vàng"), của phép lặp.
Đây là một câu trong Để tưởng nhớ mùi hương mà tôi nhớ mãi: "Nàng khỏe mạnh, nhưng một khỏe mạnh đầy uyển chuyển."
"Chỉ cần thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn, có lẽ coi như là bạn đã thể hiện xong một thái độ đối với văn học miền Nam" -> coi chừng "hai thế đứng, một thái độ". ;))
ReplyDelete… còn Võ Phiến, không hiểu sao, tôi có cảm giác giống như là một Tô Hoài của văn chương hải ngoại.
ReplyDeleteNL
Người mà VP coi như kỳ phùng địch thủ là Nguyễn Khải, qua tiết lộ của một nhà văn rất thân cận với VP. Ông này về trong nước, trong một lần phỏng vấn, cũng đã nói lên điều này rồi.
Gấu có lần trò chuyện với ông, liên quan tới vấn đề nêu trên, ông gật gù công nhận, và nói thêm, cả hai rất kính phục “cái độc trong văn” của nhau.
Như thế, có thể coi tác phẩm sau cùng của VP có một vị trí giống như Đi tìm cái tôi của NK.
Tô Hoài là sư phụ của cả hai, chỉ ở phía cái độc.
nqt
"Chỉ cần thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn, có lẽ coi như là bạn đã thể hiện xong một thái độ đối với văn học miền Nam" - NL.
ReplyDeleteLàm gì mà phải có một thái độ? Lời này cuả NL hời hợt và phiến diện lắm, vì đẩy ra "sân" hai ông, một thump up một down, rồi kết liễu. Tôi rùng mình lắm. Độc giả đọc VP vì "Chữ Tình" như nói trên nhưng vẫn cứ yêu Mai Thảo vì ngôn ngữ sáng tạo. Sau này, ở VN có bài hát: "Chia cho em một đời tôi / Một cay đắng... một niêm vui... một buồn" đủ cho thấy Mai Thảo oai lắm chứ. Thơ MT cũng hay tuyệt. Còn TTT thì để dành, nói sau, không đưa ra sân, trong khi ông này hay nhất? Why???
Bác đọc thế mà nói tôi nâng Võ Phiến hạ Mai Thảo thì đúng là vớ vẩn.
ReplyDeleteThanh Tâm Tuyền thì không có, vì đây là Mai Thảo và Võ Phiến, đơn giản vậy thôi. Sân nào?
Vụ Tô Hoài: ý tôi muốn nói vai trò, vị trí, đám đông xung quanh etc. chứ không phải giọng văn giống Võ Phiến.
Úi trời, nếu NL không viết "Chỉ cần thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn, có lẽ coi như là bạn đã thể hiện xong một thái độ đối với văn học miền Nam" thì tôi đâu có hiểu như trên. Muốn giúp bạn đọc "thể hiện một thái độ với VHMN" mà NL chỉ đưa ra có hai ông VP và MT thôi?
ReplyDeleteSân nào? Là cái "sân" gì mà người ta dựng lên mấy cây thơ đó, rồi chỉ chỏ với nhau, "thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn". Nghĩ đến hình ảnh ấy, tự nhiên thấy nhớ tới một cái sân khác, nên rùng mình. Nhưng không có ý gì không tốt đ/v Nhị Linh đâu. Cảm ơn nhé, về cái entry hiếm hoi này.
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteĐề nghị NL delete cai com tren
ReplyDeleteNQT
Thưa bác Sư Fụ,
ReplyDelete(Tên cuả bác lạ thật đấy, Sư Fụ cuả cả thế giới sao?).
Nếu bác đã công nhận "Mai Thảo thì chỉ nổi tiếng thơ" là ổng đã oai lắm. Thơ là đỉnh cao, mà "nổi tiếng" rồi, thì ba cái tiểu thuyết không cần "kí lô" cũng được :-)
Tôi cố gắng tìm người bảo vệ MT chút xíu...
http://litviet.com/2009/09/19/bui-vinh-phuc-van-chương-mai-thảo-bien-dịa-của-cảm-xuc-va-cai-dẹp-giao-thoa-với-y-thức-về-dời-sống/
"Chế lấy mây và gây lấy nắng" xuất hiện ở đâu ấy nhỉ :)
ReplyDeleteNhững chuyện bác SF nói thì ai quan tâm cũng đã biết rồi, ai không quan tâm thì biết cũng chẳng ích gì.
Mai Thảo ngày trước chuyên nghề viết fơi tông. Viết hằng ngày thì tác phẩm làm sao mà có giá trị được. Tại sao lại bỏ cái còm kia đi.
ReplyDeleteMai Thảo cũng từng tự nhận văn chương của mình là đồ bỏ. Văn chương màu mè rỗng tuếch. Bị dân Miền Nam ngày xưa chê là văn phòng trà, viết cho mấy em gái và mấy mẹ bán hàng đọc. Túy Hồng cũng viết fơi tông, viết theo đơn đặt hàng của các báo hàng ngày của Miền Nam ngày xưa
ReplyDeleteXóa không phải vì bác nói không tốt về văn Mai Thảo, mà là vì nói đến đời tư Võ Phiến. Kính bác.
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeletehì, các bác cứ như thế, chả trách văn chương hải ngoại không khá được... cũng như văn chương trong nước
ReplyDeleteVăn chương hải ngoại chắc chắn là khá hơn văn chương trong nước rồi. Trong nước thì có cái mẹ gì mà đọc
ReplyDeleteỞ trong cái ao bèo, lại bị rác rến quấn nghẹt mẹ nó hết sinh khí và dưỡng khí. Việt Cọng thì có cái mẹ gì mà đọc
ReplyDeleteỞ trong ao bèo ít cái đọc ra hồn đã đành, nhưng ra đến biển lớn mà vẫn í ẹ thì thảm lắm. Đâu phải cứ búa xua lên chửi mà văn chương ra hồn được đâu.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBài này viết sai chính tả ghê nhỉ: "Sáo động", "chua sót", "sô đẩy"...
ReplyDeleteMấy cái còm bị "removed" mới đáng đọc. Tại sao lại xóa còm của "justme"
ReplyDeleteMạ lị nhau hoài không đi tới đâu. Trước sau gì thì văn học sử VN cũng sẽ ghi lại VHMN như một giai đoạn văn chương đầy cá tính. Hãy cùng nhau sưu tầm những sáng tác, phê bình có giá trị trước khi các ấn bản tuyệt hoại, các tác giả không còn, phần đông họ đã lớn tuổi. Không những chỉ có văn chương, trong nhiều lĩnh vực khác, các nhà nghiên cứu chuyên môn ở hải ngoại dĩ nhiên có nhiều trước tác, kinh nghiệm không được phổ biến trong nước... Đó là một sự lãng phí, mất mát cuả VN. Dù bạn thích hay không thích đọc VP hay MT, thì họ đã có chỗ cuả họ trong VHMN rồi, hiện nay vẫn có nhiều người yêu thích họ. Sự tỉ thí VP-MT là điều không cần thiết, bởi độc giả có thể đọc cả hai.
ReplyDelete1. Chế lấy mây…
ReplyDeleteCâu này, logo của Gió O
2. Ở Miền Nam, chưa có ai nghĩ, để hai ông VP/MT kế bên nhau, và viết về họ. Bài này lạ, ở cái ý nghĩ sáng tạo đó.
Cả hai đều quá tuổi vướng vào cuộc chiến. Đều có tí quá khứ theo kháng chiến. VP làm công chức, MT suốt đời ngất ngưởng xích lô, sống nhờ viết fơi ơ tông. TTT thì vướng vô cuộc chiến, thành thử cái viết của ông cũng chú trọng vào nó, Dọc đường, Cuối đường, Bếp Lửa….
Khi viết về ST, VP né TTT có thể vì vậy.
Bài này lạ, nhưng đừng để dính vào chính trị mới được.
nqt
Nhị Linh đã nói là sẽ trở lại nhiều lần với Thanh Tâm Tuyền mà. Chờ thưởng thức!
ReplyDeleteTrong cái entry trước cuả NL Quốc Trưởng đã nói "Mấy ông muốn làm gì thì làm", đề nghị NL hãy bảo mấy ông Quốc Xã thực hiện ngay việc phục hưng Văn học Miền Nam vì nó đa dạng, dân chủ và hay tuyệt. Và làm ơn quan tâm đến con sông Mê cuả Miền Nam. Người ta đã có công đi mở cõi, gian nan biết chừng nào, nội cái giữ gìn không mà cũng làm không ược, thiệt là dở ẹc.
ReplyDeletehttp://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201009/20100227235707.aspx
"Chỉ cần thích Võ Phiến hơn, hay thích Mai Thảo hơn, có lẽ coi như là bạn đã thể hiện xong một thái độ đối với văn học miền Nam"
ReplyDeleteVấn đề là bác NL đã thực sự đọc văn học miền Nam được bao nhiêu mà tự tin quá vậy? ;-)
Không thể nhiều như những người cùng thời, nhưng không phải là rất ít.
ReplyDeleteNhiều người quan tâm đến câu đó của tôi mà không hiểu ra tôi muốn nói đến vấn đề nhóm phái trong văn chương thời ấy nhỉ.
"Nhiều người quan tâm đến câu đó của tôi mà không hiểu ra tôi muốn nói đến vấn đề nhóm phái trong văn chương thời ấy nhỉ." - NL.
ReplyDelete-- Như vậy NL đủ thấy các nhóm văn chương thời ấy họ được hưởng tự do đồng đều như thế nào rồi. Họ có quyền sáng tác theo cách cuả họ, có độc giả riêng, có thể hoà tấu hoặc "choảng" nhau nếu cần, và đặc biệt họ không có Hội Nhà Văn.