Feb 28, 2010

Người đầu tiên

Dịp trước, tôi đặt câu hỏi về sự tồn tại các bản dịch Romain Gary ở Việt Nam. Thật là bất ngờ cho tôi vì trước đây đã từng có Bao người chờ đợiChó trắng. Đúng là không biết thì hỏi tự ti làm gì :)

Nhưng câu hỏi: ở Sài Gòn trước đây có dịch Romain Gary không thì khó trả lời hơn nhiều. Nghi vấn này là hợp lý, vì Sài Gòn nhạy bén với các tác giả Pháp đương thời hơn nhiều so với miền Bắc thời ấy thường xuyên thụ động theo xu hướng Liên Xô, Trung Quốc; những người không thích hướng đó thì đi vào văn học cổ điển.

Quả nhiên là có hỏi có hơn. Một chuyên gia mới cho tôi biết và cho tôi xem một chứng tích cho thấy dấu vết của việc dịch Romain Gary ở Việt Nam. Vậy là mốc dịch và giới thiệu Gary phải đẩy sớm lên khá nhiều, và phải ghi công cho các dịch giả miền Nam:

Trên tạp chí Bách Khoa số 130, 1/6/1962, Cô Liêu cho đăng 20 trang "Hứa hẹn bình minh", dòng phụ chú cho biết đây là "Rút ngắn truyện "La promesse de l'aube" của Romain Gary".

Các nội dung chính của La Promesse de l'aube đều có cả ở trong đó.

Tờ Bách Khoa gắn liền với tên tuổi một người: Lê Ngộ Châu.

Sau khi tìm hiểu và xác minh :) tôi đã biết chắc được Cô Liêu là bút hiệu của Vũ Đình Lưu, một dịch giả nổi tiếng thời ấy.

Còn đây là đoạn đầu Cuộc sống và cái chết của Émile Ajar (Vie et mort d'Émile Ajar), di cảo của Romain Gary.

7 comments:

  1. Cái "còn đây" của đồng chí ấy, đọc được trên nhanam.vn từ hôm 26, ngửi ngửi thấy mùi của đồng chí nên kéo tuột xuống dưới xem sao thì đúng là NL. Tức ở chỗ, đến tận hôm nay mới thấy giới thiệu ở blog :)

    ReplyDelete
  2. Hì, đi đâu cũng chép cũng ghi...;)

    ReplyDelete
  3. Bài viết hay wa! Bản dịch của Nhã Nam rất hay , sách design đẹp & ấn tượng .
    Không biết Nhã Nam có xuất bản những quyển sách còn lại của Romain Gary như : “Nỗi hoang mang của vua Salomon”, " Cội rễ bầu trời " ... ko? Tks.

    ReplyDelete
  4. Người đâu mà duyên dáng thế. Viết cái gì cũng được khen hay:(

    ReplyDelete
  5. Sao tháng này ngoan thế? Báo ra rồi mà chưa thấy bài lên.

    ReplyDelete
  6. Bác GM cứ thử cố tìm ra ai là người đầu tiên dịch Thomas Mann đi rồi cũng trở thành duyên dáng thôi :d

    Cẩn thận không em lại tìm ra trước đấy nhé hehe.

    ReplyDelete