Phàm đã viết phê bình văn học, người ta không tránh được xu hướng, thậm chí là ham muốn, xếp loại các tác phẩm. Phê bình văn học gần như đồng nghĩa với sắp xếp, định giá, nhưng cũng có người nói rằng xét về từ nguyên, từ “phê bình” (critique) có chung gốc Latinh với từ “tội ác” (crime).
Albert Thibaudet (1874-1936), nhà phê bình Pháp nổi tiếng đầu thế kỷ 20, từng dùng từ “sinh lý học” khi phân loại phê bình văn học. Theo Thibaudet có tổng cộng ba loại: phê bình của nhà báo, phê bình chuyên nghiệp (hay phê bình của các giáo sư) và phê bình của nghệ sĩ (tức bản thân nhà văn viết phê bình văn học). Ngoài sự phân loại đã trở thành kinh điển (và rất thành công) này, trong lĩnh vực văn học sử Thibaudet còn có ý tưởng (không mấy thành công) là chia lịch sử văn học thành các giai đoạn theo thế hệ nhà văn, rất giống với cách làm của linh mục giáo sư Thanh Lãng (1924-1978), tác giả bộ Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) và có dự định viết cả một bộ sách đồ sộ trên chục cuốn về lịch sử văn học Việt Nam theo thế hệ, trong đó đã in được cuốn Văn học Việt Nam: thế hệ dấn thân yêu đời (1969).
Ngày nay, chúng ta chứng kiến và sống cùng nhiều loại phê bình văn học lừng danh, với những tên gọi gần như đã hóa ra thành ngữ hằng ngày trên báo chí; đó là trường hợp cụm từ “phê bình xu phụ” của Lại Nguyên Ân và “phê bình du kích” của Nguyễn Hoàng Văn. Gần đây hơn cả có người còn đề xuất cái tên “phê bình khảo cổ”, có lẽ vì quá hoảng sợ trước dung lượng lịch sử đang ngày một gia tăng trong phê bình văn học.
Nhìn ngược trở lại lịch sử, ngay trước 1945 đã có một nhà phê bình từng nảy ra ý tưởng xếp hạng, phân loại phê bình: Kiều Thanh Quế, trong cuốn Phê bình văn học (tủ sách Phê bình của NXB Tân Việt, 1942), khi đề cập tới các hiện tượng phê bình theo ông là không hay, không “sáng tạo”, những “hạng bình-giả tạp nạp”, đã gọi ra năm cái tên: Phê bình quảng cáo (“chỉ giá trị bằng những lời rao của bọn trẻ bán báo”; hạng phê bình “mỗi mỗi đều chỉ trích”; Phê bình vì hiềm riêng (ví dụ như Trương Tửu đối với Tự lực Văn đoàn); Phê bình “giễu cợt trò hề”; “hạng bình giả dung hòa”, không khen hẳn, cũng không chê hẳn.
Nhà phê bình miền Nam tài năng nhưng yểu mệnh Kiều Thanh Quế (sinh năm 1914, mất năm 1947) là một trong những tiếng nói sớm và mạnh mẽ ủng hộ dịch thuật (bản thân ông cũng bắt tay vào dịch một số tác phẩm), đồng thời góp lời phê phán những lối phê bình xấu xa “mang sự rầu lòng đến cho nồi canh”. Kiều Thanh Quế chủ yếu đăng bài trên tạp chí Tri tân. Với Kiều Thanh Quế, các nhà phê bình đáng khen của thời ấy phải kể tới Hải Triều (khi phê bình Nguyễn Công Hoan) hay Phan Văn Hùm (khi phê bình thơ của Xuân Diệu), còn các nhà phê bình “tạp nạp” bị ông chỉ đích danh có thể kể Trương Tửu, Lê Ta (tức Thế Lữ).
Các nhà phê bình chuyên đi phân loại, sắp xếp văn phẩm, nhưng chính bản thân họ cũng có lúc bị phân loại, định giá một cách nghiệt ngã.
--------------------
Cái này tôi viết khá lâu trước khi đọc Nguyễn Hưng Quốc viết về "các hình thức phê bình". Quan điểm của tôi về vấn đề phê bình trong quan hệ với lý thuyết, hay lý thuyết có vai trò gì trong phê bình, thực sự rất khác. Cái đó thì nói sau vì cũng không dễ diễn đạt. Còn vấn đề quan trọng nhất của phê bình văn học Việt Nam hiện nay theo tôi chính là văn học sử.
Mới click dzô cái link đã thấy ngay các tít bài bên cạnh của ngài Nguyễn Hưng Quốc "Người Việt thiếu sâu sắc", "làm chính trị gia Việt Nam thật sướng: không làm gì cả" ... là dội ra ngay. Chạy trở lại bài của ngài Nhị Linh viết vài giòng
ReplyDeletePhê bình gia gì mà tuyên bố toàn là những mệnh đề affirmative quá thể. Những mệnh đề mạnh mẽ như thế là thuộc loại người cán bộ chính trị hay cán bộ tôn giáo. Một người muốn làm phê bình gia trước hết phải có một thái độ cực kỳ trung tính, một con mắt nhìn sự việc càng khách quan càng tốt. Chỉ cần nhìn những mệnh đề mạnh mẽ quyết liệt của ông NHQ đủ cho độc giả thấy trình độ judgment của ông ta quá tồi, không qualify để làm một phê bình gia.
Trong nước coi bộ ngưỡng vọng NHQ hơi nhiều, hải ngoại thì xổ tọet ông này từ đầu.
@ Nhi Linh: Có thể Nhị Linh đã viết bài này trước khi đọc "Các hình thức phê bình" của NHQ, vốn chỉ mới được viết tóm tắt lại và đăng lại trên VOA gần đây, thực sự thì vấn đề này đã được NHQ viết cách đây cả chục năm trong các cuốn sách đã được xuất bản của ông và rất nhiều bài viết kiểu như vậy đã được đăng lại trên tienve.org. Vì vậy việc Nhị Linh chú thích rằng đã viết bài này trước khi đọc bài của NHQ trên VOA cũng không có gì đáng nói, và cũng chẳng thay đổi được gì cả. Nó chỉ cho thấy cái mặc cảm của người viết. Thế thôi.
ReplyDeleteNói rõ vậy để đỡ bị bên Tiền Vệ bảo là đạo văn rồi lại ỏm tỏi lên. Thế thôi.
ReplyDeleteNhắc vụ Phê bình văn học, Rem thấy thắc mắc là cho tới nay có quá ít sách dịch về phê bình văn học (1 anh bạn Rem bảo tại xứ mình...hổng có tự do thì văn chương văn chiếc gì). Ậy, vụ tự do thì cứ kệ, làm sách được thì tốt quá chứ, sao hổng thấy người ta làm (tất nhiên là Rem biết ngoài nhà sách có nhiều sách phê bình, nhưng thấy đọc hông khá). Nếu hông làm, coi bộ vụ phê bình xứ mình chắc còn cứ mãi trong tình trạng mông muội dài dài.
ReplyDelete@Nhị Linh: Nếu một người nào đó đã thực sự đạo văn, mà bài văn đó lại được đăng sau bài văn bị “chôm chỉa”, thì dù người đó có chú thích rằng bài này tôi đã viết trước bài kia cũng không thể chứng minh được cho người khác thấy rằng người đó không đạo văn. Nhị Linh tự biết rằng mình không chôm chỉa thì việc gì phải lo xa đến thế.
ReplyDeleteThôi thua bác ano đấy :)) Tôi đưa link bài của NHQ chỉ là vì có chủ đề khá gần với những gì tôi viết thôi, tại bác nói ở trên là mặc cảm này nọ nên tôi mới ấy lại một cái thôi, vì đọc khẩu khí của bác là đoán được người của Quang Minh giáo giá lâm rồi.
ReplyDeleteĐọc blog của bạn có cảm giác "quá khứ thật rộn ràng", cái cảm giác ấy thật là mới mẻ với tớ. Mà bạn làm tớ cảm thấy muốn nghiên cứu về mối quan hệ giữa sách và con người lắm. Mong hôm nào được gặp gỡ.
ReplyDeleteKhi phân loại và xắp xếp thì mặc nhận việc phân loại và xắp xếp là có nghĩa, là đáng làm và cần làm. Nhưng - cởi mở và xây dựng - có nhất thiết không? Văn học hay triết học gì cũng thế, câu hỏi là: "Mấy categories trừu tượng ấy có ăn nhằm gì đến đời sống thiết thực không?" Việc "crime" là của những người chạy theo sau, mong tìm một "mô thức", một "hệ thống", một "cái hộp" nào đó, chứ các tác giả - nhất là những người có tài - cứ viết thôi. Theo tôi, NL có tài, mong sao NL dùng tài nhìn và tài viết của mình mà sáng tạo với tư tưởng mới, rung động mới về con người, về sự sống. Những tác giả mà NL hâm mộ (Việt và ngoại quốc) mà tác phẩm của họ NL muốn dịch, muốn bàn, là những người sáng tạo. Đôi khi (nhiều khi?) họ không đồng ý với những người đi trước, nhưng họ thể hiện sự không đồng ý qua những sáng tác mới của chính họ, với cái nhìn mới, cách viết mới.
ReplyDeleteVề vấn đề này có lẽ nên nhìn một cách sáng suốt hơn: nhà văn chắc không lo bị xếp hạng bằng bị xếp hạng không như họ mong muốn :) Tôi dám cá rằng đại đa số nhà văn đều ngầm mong được xếp vào hạng "không thể xếp hạng", và đó cũng là một cách phân loại hic.
ReplyDelete"Trong nước coi bộ ngưỡng vọng NHQ hơi nhiều, hải ngoại thì xổ tọet ông này từ đầu."
ReplyDelete@Anonymous: Trong nuoc nao nguong vong va hai ngoai nao xo toet? Anh/chi co the cho mot vai vi du cu the duoc khong? Cu*' pha'n bua nhu vay e khong duoc lich su lam.
"Không thể xếp loại": đúng thế, NL là NL (hay, đúng hơn, là con người độc đáo đằng sau cái nhãn NL trong nhiều cái nhãn) và không phải là ai khác. Nhà văn đích thực chỉ mong cái mình viết được đọc và, hơn thế nữa, được cảm và được hiểu. Nhiều khi muốn cảm và hiểu, phải bước ra ngoài cái khung cố hữu hay những cái hộp lỳ lợm :)
ReplyDeleteNguyễn Hưng Quốc phê bình cái gì Võ Phiến, những điều NHQ phê bình Võ Phiến thì ai cũng đã biết. NHQ "dịch sách" cá lý thuyết phê bình của bọn ngoại quốc thì chỉ lòe dân không rành ngoại ngữ thôi. Dân rành ngoại ngữ thì người ta đọc thẳng các tác giả ấy và thấy ngài ngự sử dỏm này chôm đằng này chỉa đằng kia. Đến lúc NHQ phê bình thơ Cóc và Cặc thì mới rõ lộ khả năng cục mịch của NHQ. Kém thì trước sau gì cũng kém, dù có xách bao nhiêu ôgn Tây bà Đầm ra lòe. Và sau khi bị đuổi ở TSN rồi con ra NB vẫn bị đuổi, NHQ mới nhảy ra chửi nhà nước VN và chửi luôn người VN từ đó đến nay ... Một nhà phê bình văn học có trình độ và tư cách thì không nên lên chửi một chế độ và một dân tộc trên một đài tuyên truyền chính chị như đài VOA. Nhận làm việc ở đài VOA như thế chứng tỏ tư cách phán đoán của NHQ tồi, mà vốn đã tồi từ những bài viết phê bình vò vẽ vò ve lúc mới ra sàn mon men nịnh bợ Võ Phiến, Mai Thảo, Nguễyn Mộgn Giác với lọat bài đầu tiên trên các báo Văn Học, Văn
ReplyDelete@Anonymous: À thì ra là thế! Lần sau bác không cần phải mất công comment dài như thế này. Mất công lắm. Bác chỉ việc đưa đường link vào trang Tin văn là được rồi! :-)
ReplyDeleteTôi đoán không phải Mr. Tin Văn đâu, bác gì đừng nghi oan.
ReplyDeleteNhị Linh nên kết thúc những comments bôi nhọ cá nhân như thế này trên blog cuả mình đi, bẩn lắm. Hãy dành không gian này cho học thuật, cái mà hiện nay độc giả đang khao khát mong chờ để được học hỏi, thưởng thức, trong khi khắp nơi người ta đã hủy hoại nó cả rồi. Đừng làm mồi lưả cho những đối thoại vô vị lẫn vô nghiã. Mong lắm.
ReplyDeleteSao lại có thể nghĩ Tin Văn làm cái chuyện khốn nạn ó được?
ReplyDeleteChán bạn nào đó quá!
NQT
@NQT & Nhị Linh: Tôi không nghi (và cũng không có ác ý với) Mr Tin Văn. Tôi chỉ thấy lập luận của bác anonymous (đặc biệt là về phê bình Võ Phiến của NHQ) gần với lập luận trên Tin Văn nên tôi đá qua Tin Văn như một reference vậy thôi. Xin lỗi đã gây hiểu lầm.
ReplyDeleteNoi thang ra Anonymous la NQT chu khong ai khac dau. NQT co biet tai nem da giau tay ma.
ReplyDeleteNQT copy nguyen van cac comments nay de display tren Tin Van. Vay thi dung NQT la thu pham cua cac comments nay. Day la chieu thuc "cach son da nguu". Gia vo muon ten Anonymous viet comments, roi copy lai, display tren Tin Van cho ra ve "khach quan". Cha'n the.
ReplyDeleteEo xèo mặt nước buổi đò đông :D
ReplyDeleteNhân dịp cuối tuần tạm nghỉ lấy sức, bác ... Linh cho em hỏi 1 câu không liên quan: Philip K. Dick có những quyển gì tiếng Việt rồi ạ? Liệu còn kiếm được ở đâu không ạ? Liệu bao giờ ở đâu ai có định chuyển ngữ quyển nào của cụ ấy không ạ? Đội ơn bác ạ. :)
Thôi quên các anony một tẹo nhá, bác Hòai Nam trong bài Dũng khí của phê bình có đưa ra mấy lọai/phương pháp phê bình:
ReplyDelete- phê bình tiểu sử (vd như S.Beuve);
- phê bình theo lý thuyết địa lý-chủng tộc (H.Taine;
- phê bình cấu trúc-ký hiệu học (Y.Lotmann; phê bình phân tâm học (G.Bachelar);
- phê bình theo lý thuyết trường văn học(P.Bordieu)
Nghe ly kỳ quá, chép lên đây cho các bác (ngọai đạo như tôi) tham khảo
L'amante: Anh chưa bao giờ nhìn thấy, tra trên thư viện quốc gia cũng không thấy có, nhưng không thể khẳng định là hoàn toàn chưa có, vì việc nộp lưu chiểu ở VN lỏng lẻo lắm.
ReplyDeleteChị So: đấy là mấy dòng lớn của nghiên cứu văn học phương Tây, Sainte-Beuve thì chưa thấy có sách dịch ra, Taine thì được nói tới rất nhiều, Lotman đã có sách, Bachelard một số, Bourdieu thì chắc là sắp có vì nhiều người quan tâm lắm.