Mở thêm một mục mới, để cho thấy một cách cụ thể báo chí Việt Nam ngày nay đã phỉ nhổ như thế nào vào lịch sử báo chí từng có.
-------------------
Đó là một thời đã xa. Lúc đó, các tờ báo đầu tiên của lịch sử Việt Nam và lịch sử Quốc Ngữ khởi từ Gia Định báo cho tới Nam phong đã đi xong chặng đường với rất nhiều vẻ vang tri thức nhưng cũng không ít bê bối ở mối quan hệ khá nhập nhằng với người Pháp cai trị. Đầu những năm 1930, cả một trào lưu báo chí mới ra đời đầy sức sống và cũng đầy… cạnh tranh.
Sau một khởi đầu nhiều vất vả, Nhất Linh cùng tờ Phong hóa đã có chỗ đứng vững chắc cả trên làng báo lẫn trong tâm trí người đọc. Tự lực Văn đoàn hồi đó là cả một thế lực về văn chương và báo chí. Nhưng chỉ trong vài năm, mấy tờ báo mới ra đã tạo nên một không khí sôi động chưa từng có: cũng như khi Phong hóa xuất hiện ra sức chế giễu Nam phong, Tiểu thuyết thứ Bảy (ra số đầu năm 1934) và Hà Nội báo (ra số đầu năm 1936) đả kích Phong hóa thậm tệ. Bối cảnh này đã được ghi lại trong bộ sưu tập mang tên 13 năm tranh luận văn học của nhà văn học sử nổi tiếng, linh mục Thanh Lãng (trước đây được in ronéo lưu hành nội bộ ở Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau được in thành sách vào năm 1995, NXB Văn học và Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh).
Xem các bài báo được Thanh Lãng sưu tầm cho vào sách, có thể thấy rằng chỉ hai năm sau khi ra đời, tờ báo trẻ Tiểu thuyết thứ Bảy thuộc hệ thống xuất bản của Tân Dân Vũ Đình Long đã dám lớn tiếng tuyên bố: “Phong hóa càng ngày càng xuống”, và tố cáo cơ quan ngôn luận của Tự lực Văn đoàn “lo Tiểu thuyết thứ Bảy và Ích hữu tuần báo “truy” mất hết độc giả của các ông, nên độ này các ông hoạt động dữ: Nào vẽ bìa, nào viết tự vị nhân vật, nào gièm Ích hữu, nào dìm Nguyễn Công Hoan.” Tờ Hà Nội báo của nhà Lê Cường cũng nhanh chóng nhảy vào trường văn trận bút xung quanh Nguyễn Công Hoan.
Khoảng giữa thập niên 1930, thế kiềng ba chân của báo chí văn chương Hà Nội đã rõ ràng, tới mức người quan sát cùng thời cũng dễ dàng nhận ra. Theo tài liệu mới sưu tầm được của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trong suốt nửa cuối của năm 1936, tờ Bắc Hà của quản lý tòa soạn Trần Huyền Trân liên tục đăng nhiều kỳ một câu chuyện mang tên Tam động kiếm tiên của tác giả Văn Việt Tử. Bằng phong cách kiếm hiệp, Tam động kiếm tiên miêu tả cuộc cạnh tranh giữa ba nhóm báo chí thật náo nhiệt và hoạt kê.
Nhưng ngay cả giữa khi “giao đấu” nặng nề nhất, những người trong cuộc vẫn luôn tôn kính nhau. Họ luôn gọi nhau là bạn. Như Hà Nội báo, ở thời điểm cao trào nhất, vẫn có thể viết: “Bọn Lý Toét, Xã Xệ là một bọn thất học của nước ta, thất học vì… nghèo đói. Nhưng bạn Phong hóa có nghĩ thế đâu, họ chỉ nghĩ đến cái nguồn lợi lớn để cho… họ làm giàu!”; lúc buộc tội Phong hóa gay gắt nhất, Hà Nội báo vẫn gọi Phong hóa là “bạn đồng nghiệp”.
Cái không khí đặc biệt đó được nhiều người đương thời ghi lại. Ở lần xuất hiện trở lại gần đây nhất của Ngọc Giao, một nhân vật của Tiểu thuyết thứ Bảy, tức là trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây (NXB Phụ nữ, 2010 - sách in sau khi tác giả mất 13 năm), nhiều sự kiện đã được kể lại với nhiều chân dung nhân vật thời đó thật đẹp đầy cảm động. Là người thuộc “phái Tân Dân”, Ngọc Giao đã dùng từ “anh em” để nói về các đối thủ của mình hồi ấy: “anh em Tự lực Văn đoàn”.
Đó là một thời đã rất xa.
một cái gì rất êm ạ. :)
ReplyDeleteHi chủ blog!
ReplyDeleteBi giờ dân mình mất từ "lịch sự" trong từ điển ròi bạn ơi. Sự thật đới :-(
Bộ "13 năm tranh luận" sau bản năm 1995 có lần nào được tái bản lại không bạn Nhị Linh? Tớ đang cần tìm đọc bộ này.
ReplyDeleteChắc là không có lần in nào khác đâu.
ReplyDeleteCon nho ngay xua doc "40 nam no'i la'o" cua Vu Bang thay nghe bao luc ay da chuyen nghiep ghe.
ReplyDeleteCám ơn bác đã trình bày một nhận xét tươi mát và trong sáng. (Ngon lành thế này, có lẽ vẫn còn nicotine... trợ lý.)
ReplyDeleteCho vô nằm trong ấy luôn nhé. Hehe... ;))
ReplyDeleteRất được, Nhị Linh.
ReplyDeleteHình như Nhị Linh đang hí hóay với món cổ ngọan tinh hoa mà Lại Nguyên Ân kỳ công sưu tầm, phục dựng và chú giải. Tớ đóan thế từ hôm đọc bài về Phan Khôi. Cái thời xa xôi ấy phải công nhận rất hay, văn chương và báo chí VN rất đáng đọc.
Tớ tên Say, Lưu Văn Say, ở SG. Trước vẫn đọc lén Nhị Linh thôi, hôm nọ hứng chí mới bình lọan entry "Một cái êm rất xóc" ký tên LVS làm Nhị Linh tưởng là anh Lại Văn Sâm ! Giải oan cho anh chín phảy năm, cơ khổ, cứ để ảnh hưởng nhàn với VTV3. Nay xin điều trần và có lời cảm ơn Nhị Linh không giận.
Vẫn biết Nhị Linh không chỉ thành thạo việc ăn cơm và đọc sách mà còn dịch rất đạt, viết lại duyên nức tiếng. Tớ nơi thôn dã, chỉ thạo đi cày kiếm sống, rảnh rỗi đọc vụn vặt chơi tiêu dao, tán nhảm cho vui. Thẹn lắm.
Thấy Nhị Linh khen Phan Khôi hết lời, tớ đâm rụt rè vì đọc kha khá bài báo của cụ thấy cổ phong trúc trắc và hách quá. Ngô Tất Tố viết báo đọc "vào" hơn dù hai cụ Phan, Ngô đều dân lều chõng, áo the khăn xếp cả.
"Hà nội cũ nằm đây" của Ngọc Giao đọc hay và buồn (bã). Báo chí thời nay thì buổn (tẻ) mà chả hay, nói tọet ra-chán ốm.
Trước mình đã nói Nhị Linh giỏi hơn Nhất Linh. Bỏ qua Tam Linh vô định, chẳng mấy đến đẳng Tứ Linh thì hội đủ bút lực, hào khí giúp đời. Đừng tiêu cực với báo chí nhé. Báo nay đương của Đảng, của Chính phủ nhưng nhà báo thuộc về và phục vụ nhân dân, đất nước. Không phải khẩu hiệu mà lẽ nó thế. Vậy nên lại mua (mượn cũng đỡ) và đọc báo, rồi viết báo nữa mới đúng. Hãy để Hà nội cũ nằm đó, Hồng Hà phải vùng đứng lên chứ. Dân trí, dân khí có khá lên là nhờ vào trách nhiệm của những người trẻ mà tài giỏi như Nhị Linh cả đấy.
Kính,
Lưu Văn Say.
Bác Linh, Elton John có một bài hát về báo chí Việt Nam đấy, đặt tên là "Sorry seems to be the hardest word". Đoạn điệp khúc: "It's sad, so sad. It's a sad, sad situation. And it's getting more and more absurd..."
ReplyDelete