Mar 12, 2010

03. Thiếu giấy

Hôm nay thì lạng qua tính chất vật chất của báo chí nhé :) Có những lúc tôi nghĩ đây mới là cái hấp dẫn nhất của lịch sử, có sờ thấy thì mới ấy ấy được hehe.

------------------

Làm báo, một trong những điều đáng sợ hơn cả là thiếu giấy in. Cuộc khủng hoảng kinh tế nào cũng ảnh hưởng tới phần nguyên liệu của ngành in, và qua đó tác động đầy tai hại tới báo chí và xuất bản. Năm 2008 vừa rồi, do cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ không thua kém gì cuộc khủng hoảng 1929, xuất bản của Việt Nam cũng điêu đứng vì thiếu giấy.

Trong lịch sử cũng đã từng xảy ra không ít vụ tương tự. Giở lại tạp chí Tri tân, ta có thể thấy vài lần biên tập bộ của tờ báo than phiền, ta thán về cái nạn này. Số 46 tháng Năm 1942 có bài xã thuyết mang cái nhan đề không thể rõ ràng hơn: “Lại thêm một lưỡi dao giết báo chí: nạn đầu cơ giấy nhật trình”. Chúng ta có thể hình dung còn một “lưỡi dao” khác thường trực kề cổ báo chí thời thuộc địa, là lưỡi dao của ty kiểm duyệt.

Bài báo cho biết vì tình hình chiến tranh (tức Thế chiến thứ hai đang hồi gay go bên Âu châu, có ảnh hưởng không hề gián tiếp lên đời sống kinh tế Việt Nam thời ấy), “sức sản xuất giấy báo sụt xuống một độ rất thấp, gây nên cái nạn giấy khan, giấy đắt vượt ngoài trí ta tưởng tượng”. Những con số mà bài báo đưa ra cho thấy trong vòng 10 năm, từ 1932 đến 1942, giá giấy đã tăng khoảng 7 lần.

Tri tân ai oán liệt kê những tờ báo “xanh cỏ” vì cái nạn này, kể cả vài tờ nổi tiếng như Annam Nouveau hay Hà Nội báo, còn ở Nam Kỳ, hầu như không còn tờ tuần báo nào tồn tại nổi.

Chưa hết, chỉ 6 số báo sau đó, cuối tháng Sáu 1942, số 52 của Tri tân đăng bài báo dài của học giả Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, nhân vật chủ chốt của tờ tạp chí bên cạnh Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố. Bài báo nói đến nhiều vấn đề khác rộng hơn liên quan tới báo chí nói chung, nhưng cũng tiếp tục phàn nàn về sự thiếu thốn. Ở đây, nhà báo kỳ cựu Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, anh hùng dân tộc, còn nhắc tới sự thiếu hụt của một số “phụ liệu” ngành in rất khó tưởng tượng cho con người ngày nay. Ông nói đến chuyện “không có nhiều lối chữ để đặt đầu đề hoặc để xếp bài” (nhất là loại chữ lớn, cỡ “corps” 18 cho đến 36), và đặc biệt hơn, thiếu cả các dấu ngoặc đơn, làm cho “câu văn nhiều khi thành ra ngớ ngẩn hoặc nguy hiểm hơn, là vô nghĩa nữa”. Ngày nay với kỹ thuật mới, người ta không bao giờ còn phải lo thiếu dấu ngoặc đơn nữa, nhưng nghề báo vẫn hàm chứa nhiều mối nguy khôn lường, như mối nguy nảy sinh lỗi do khâu đánh máy chữ, khiến cho có tít bài rất lớn chạy rất rõ “Nóng nòng chờ hỗ trợ” trên một tờ báo đã in, câu chuyện gây cười cho cư dân Internet đã được một quãng thời gian.

Tình trạng thiếu thốn này lâu lâu lại tái diễn. Một số Văn năm 1970 kêu ca vì tình hình giấy in quá đắt đỏ, khiến tờ báo không thể giữ giá như trước được. Kể cả ngày nay, thời đại của sản xuất phát triển hết mức, thỉnh thoảng khi thấy giấy báo hoặc giấy in sách chất lượng tồi quá, ta liền có thể nghĩ đến một cuộc thiếu giấy mới mà xuất bản và báo chí đang âm thầm vấp phải.

38 comments:

  1. Hôm nào bác thử nghiên kíu về nạn "thừa giấy" hoặc "thiếu mực in" trong lịch sử báo chí nước nhà nha. :-)
    Cám ơn bác NL vì bài viết. Vụ này cũng thú vị bác nhỉ.
    (NTTA)

    ReplyDelete
  2. Bẩm, "ấy ấy" là gì ạ? :) Tôi đã từng phụ việc trong một nhà in. Tác giả ngồi tại chỗ sửa morasse, vài trang một, qua bản vỗ trên giấy ẩm ướt (mặt kia in rồi), sau đó làm bản kẽm cũng từng trang một, rồi tháo chữ ra, cho vào lại các ô cho đúng (việc tôi, phải "sờ" chứ không "ấy", à quên, không "nhìn"), rồi thợ lại xếp chữ cho các trang mới. Làm gì mà có dư ngoặc đơn mà cười với mếu :) Còn nói "kiểm duyệt đục" thì cụ thể: họ xóa chỗ nào thì lấy búa ra đục bản kẽm chỗ ấy. Làm gì có soft copy mà edit thành [...] :( Khi giấy khan hiếm thì vào Chợ Lớn mua chợ đen! Buồn cười, hôm qua tôi xi xô về xếp loại, hôm nay lại xí xọn về xếp chữ, đúng là lên thầy xuống thợ.

    ReplyDelete
  3. Cú thiếu giấy mà Văn la trời, nếu Gấu nhớ không lầm, là vào lúc Miền Nam lâm tình trạng suy kinh tế, và một tay tổng trưởng kinh tế thuộc dòng ‘tân ý thức’, học ở Mẽo về, lên làm tổng trưởng, Gấu quên tên, ông ta đưa ra biện pháp cứu nguy bằng thuế kiệm ước, đánh vào nhiều mặt hàng trong có giấy; thuốc đắng dã tật, nhờ vậy mà ổn định tình hình.
    Một kỷ niệm: Gấu quen tay Phan Nhật Nam đúng thời gian đó, khi ngồi Quán Chùa, chàng mặc bộ đồ lính sĩ quan VNCH mầu vàng, vừa ra mắt cuốn đầu tay, và, ra mắt anh em trong làng. Chàng phán: May quá, đàn em thành nhà văn rồi, mới tăng giá giấy!
    Cuốn của Gấu ra sau của PNN một năm 1970.
    Nói rõ hơn: Không phải thiếu giấy, mà giá giấy tăng.
    Sờ thấy, vẫn chưa ấy ấy được, là vậy!
    NQT

    ReplyDelete
  4. Nhớ ra rồi: Tổng trưởng hay bộ trưởng kinh tế Phạm Kim Ngọc. Nhà nước ta cần vời ông này ra chữa căn bệnh kinh tế!

    ReplyDelete
  5. Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc công bố các biện pháp "kinh tế mùa thu" năm 1970. Nguyễn Hải Bình là Thứ trưởng Tài chánh và Tổng giám đốc Tổng nha Thuế vụ, thực hiện một số thuế má kiểu Mỹ. (Mỗi thời một việc, thử cách này cách nọ, chẳng ai "giỏi" mãi cả.)

    ReplyDelete
  6. Sao không mời các chuyên gia, giáo sư Việt Kiều về nước thử các biện pháp kinh tế hữu hiệu, biết đâu họ vực được kinh tế VN đi lên. Nay mời phỏng vấn ông nước ngoài này, mai phỏng vấn ông khác, chỉ là cởi ngựa xem hoa thôi. Có đứng ra điều hành thì mới làm nên chuyện. Chắc tại họ không có thẻ đỏ??? Tới nước này rồi mà còn tham quyền cố vị thì kể như... tiêu. Rất rất chán.

    ReplyDelete
  7. Nhờ các vị (Anonymous trên) hiểu rõ về báo chí Sài Gòn trước 1975 cho biết ý kiến về bài báo này, để những người lớp sinh sau lớn muộn chúng tôi được học hỏi. Xin cảm ơn.
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Lam_bao_Sai_Gon_truoc_1975/

    ReplyDelete
  8. Giá được NL viết thì có lẽ hay hơn (nói thật, không nịnh chủ blog). Chung chung thì cũng không có gì cần điều chỉnh, duy nhận xét về tiếng Việt làm tôi hơi xót xa. Hình ảnh đường phố thời ấy (và hai cô mặc đầm) mang lại một thoáng bồi hồi. Trở lại NL: tôi vẫn mong NL sống và viết về con người và sinh hoạt Việt Nam, hay Hà Nội, hay một hẻm nào đó, với tất cả cái đẹp, cái xấu, cái tế nhị, cái thô tháo, cái tỉnh táo, cái điên khùng của chúng, bây giờ và ở đây, chứ đọc mấy ông tây (trong sách) và viết về mấy chuyện cũ (trong tài liệu) thì là ý niệm thôi, không phải trải nghiệm "đau thương" có thực. Nói hết sức thành thật...

    ReplyDelete
  9. Có một dạo tôi sống ở California. Ra Big Sur ngồi, thở, ngửi, rung động cùng tiếng sóng, tiếng chim, chợt nhớ đến Romain Gary và La Promesse de l'aube. Lúc ấy mới thấy ông ấy viết tài thật, chỉ vài câu thôi, nhưng nó thực lắm. Tệ hơn thế, lúc trước tôi đọc mà chẳng thấm gì ráo, chữ và nghĩa thôi. Lái xe về phía nam, thăm khu nhà cũ của John Steinbeck ở Salinas, với đồi, với rạch, với đồng cỏ vàng, lúc ấy mới thấm những đoạn trong Of Mice and Men, The Grapes of Wrath, Cannery Row...

    ReplyDelete
  10. Cám ơn bác.

    Mỗi người mỗi ý nghĩ, và mỗi giai đoạn cuộc đời lại có những ý nghĩ khác nữa. Trải nghiệm thì lại càng ở mức độ khác nhau nhiều hơn. Tôi cũng đã từng đến nhà Sigmund Freud và quả thực thấm hiểu được một số điều sẽ không thể hiểu nổi nếu không tới đó, nên tôi nghĩ là rất hiểu bác định nói gì.

    ReplyDelete
  11. Bác ano thứ hai (hì phiền quá các bác cho cái đặc điểm nhận dạng cái thì có phải đỡ không): tôi cũng từng đi vào trong nhà in tuy không nắm vững được từng công đoạn của in ấn. Công việc chân tay giúp ích nhiều lắm, có sờ vào thì mới biết thế nào là sự thích thú của mùi sách mới... và của mùi sách cũ :)

    ReplyDelete
  12. Vâng! Mùi sách mới và mùi sách cũ! Hoan hô! Có người hiểu tôi (rơm rớm nước mắt), chứ bà nhà tôi rất chán tôi về khoản ngửi vớ vẩn này. Còn sờ vào trang giấy "ngày xưa", in bằng bản kẽm hoặc bằng các "cục chữ" chì, hơi gập ghềnh khấp khuỷu, mới... đã, chứ kiểu in offset bây giờ... nhạt nhẽo làm sao í :)

    ReplyDelete
  13. Thú thực, tôi cù lần, không biết làm sao khá hơn tình trạng ano, vào đây nhi nhô vài comments là vui rồi. Những ano xắp chữ, mong NL sáng tác, ngồi Big Sur đụng Gary, đi Salinas chạm Steinbeck, sờ chữ và ngửi giấy... là cùng một ano! Có lẽ tôi sẽ dùng NSC (Ngửi Sách Cũ) để làm đặc điểm nhận dạng từ nay trở đi. Chúc NL vui mạnh.

    ReplyDelete
  14. Cảm ơn bác NSC đã nói về xuất thân cuả Steinbeck và gia trang Salinas, nơi nhà văn “Thuở thiếu thời, ông phụ giúp việc trong nông trại, thu hái nông phẩm...Trong cuộc đời ông đã làm rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, đặc biệt là việc hay tiếp súc với người lao động đã tích lũy những tư liệu hết sức phong phú cho công việc sáng tác của ông sau này.”
    http://vi.wikipedia.org/wiki/John_Steinbeck
    Tôi đặc biệt quí những văn nghệ sĩ “sống tràn trề giữa lòng tầm thường cuả phố chợ” (lời này cuả nhà thơ Thi Vũ tôi đọc hồi nhỏ không nhớ nguồn, trong cái bài gì tả mưa “mưa như bồng đất đặt lên đỉnh đồi...” ấy), thi sĩ ăn mày Bùi Giáng, bỏ cày cầm bút như Ngô Phan Lưu, chưa xong trung học mà ẳm gọn văn chương Nam Bộ, xông pha như Hemingway hay tác giả “Hoàng Tử Bé”, trầm luân và thật đẹp như Thanh Tâm Tuyền... Bác NSC “giáng” xuống blog này như vị cứu tinh cho cái “sờ” và “ấy ấy” cuả NL một phen ngoạn mục. Diều lại phất bay lên được rồi, cầm cho chắc nghe NL!

    ReplyDelete
  15. Dài quá, tôi phải xuống dòng chút, về nhà văn "chưa xong trung học mà ẳm gọn văn chương Nam Bộ" là Nguyễn Ngọc Tư. Tôi rất thích văn tả cảnh cuả NNT, hy vọng chị hãy viết nhiều thêm nưã về nó, đừng có "ngán" ai đó quở chị sao cứ "tập làm văn". Bụi cuả NNT rất Ngọt. Rất mong.

    ReplyDelete
  16. Còn tui thì tui ớn văn Nguyễn Ngọc Tư như ớn văn chương Cọng Sản + văn chương Tự Lực Văn Đòan + văn chương Miệt Vườn

    ReplyDelete
  17. Có lần, ở phía vùng quê bên kia cầu Golden Gate, tôi tình cờ gặp hai vợ chồng già, trông coi một tiệm sách cũ rất tươm tất, thấy tôi mê sách, bèn dẫn tôi vào phía sau xem nhà in xinh xắn của họ. Nơi đây, họ xếp chữ, khắc mộc bản minh họa, in từng trang (bằng máy kéo tay) trên giấy quý, khâu tay, và đóng bìa cứng cho các tập thơ được đặt hàng đặc biệt. Sách đẹp (dĩ nhiên là thơm) không thể tả! Họ nghèo nhưng rất nghệ sĩ, và rất "thiền" tuy biết kiểu in ấy đang giẫy chết. [NSC]

    ReplyDelete
  18. Bác NSC, vâng, tôi tin chuyện này, vì các thư viện lớn thường có một phòng ban chuyên thu mua những cuốn sách quí hoặc cổ về nội dung lẫn hình thức in ấn, còn thấy cả những trang chữ được khắc trên gỗ trầm lẩn quẩn mùi hương (chắc họ mua về để ngửi :-), có cuốn hơi mùi mốc dù giá mua cuả nó trên 4 ngàn dollar. Thư viện châu Á Thái bình dương tầng tầng lầu lầu những cuốn sách tiếng Hoa, Nhật, Đại hàn... Sách tiếng Việt rất ít, bởi nó vốn phải vậy, ai lạng quạng có lòng lành với nó ắt sẽ mắc vào tội danh không VC thì cũng là Xịa ngay. Thế đấy, đừng la làng sao chúng ta bị đồng hoá, bị tận diệt. Hãy tận hưởng cho hết cái “thương đau hậu chiến” rồi mở mắt ra để thấy chúng ta chỉ là một đống bầy nhầy.

    ReplyDelete
  19. Ở đây tụ nhiều bác già ghê. Bác gì nhận xét chuẩn quá, văn Nguyễn Ngọc Bốn chính là văn chương miệt vườn thời kỳ đổi mới.

    Văn miền tây, có cái truyện ngắn "Bài thơ trên xương cụt" mới gọi là đúng chất Nam Bộ.

    Báo cáo Nhị Linh là anh mới kiếm được cuốn Bức Tường của Sartre, do phó chủ tịch hội triết học dịch và giới thiệu, in năm 1973.

    ReplyDelete
  20. Sartre "xưa quá rồi" mà bây giờ các bác mới "ngửi" nhỉ. Ông Tin Văn "ngửi" khoảng này rất cừ. Tớ biết một ông chuyên gia Canada gốc Anh, Luân đôn. Ông ấy nói, dân Anh coi đám Sartre ấy hổng kí lô nào đâu "Tụi tao diệt phát-xít, bọn Pháp chỉ ngồi rên rỉ".

    ReplyDelete
  21. Cái gì xưa thì không cần đọc nữa à? Dân Anh chê thì cũng không cần đọc luôn? Chỉ cần nghe lời ông chuyên gia Canada là đủ hiểu biết? Nói ngu như bò mà cũng nói được.

    ReplyDelete
  22. Văn nhân chửi nghe thơm nhỉ, nháy nháy một tí là đã xổ nho rồi ;-)

    ReplyDelete
  23. Thơ văn Hiện sinh Việt Nam có đã lâu rồi, đã được đọc và sống nhuần nhuyễn cả rồi, nhưng người ta cấm tiệt không cho ngửi cũng không cho xuất bản nưã. Nay bung ra những nhà phê bình Hiện sinh, đọc vào thấy dài dằng dằng dặc một list các tên sách, tác giả và những lời mê mê...

    ReplyDelete
  24. Đồng chí 5xu ranh rá, nói thế mà không bị đồng chí Nhị Linh quất và vứt thùng rác. Tình đồng chí vượt qua mọi nguyên tắc, kể cả nguyên tắc miệt thị cá nhân mà đồng chí NL vẫn hay rêu rao trong này

    ReplyDelete
  25. Để bác 5xu phải nổi nóng lên, chửi ruả, đáng tiếc. Là lỗi do tôi đề cập đến “báo cáo” khám phá mới cuả bác ấy. Bác 5xu có thể chửi tôi ngu, không sao, không thành v/đề, nhưng đừng đổi tên "Tư" thành "Bốn" như vậy, rất kém (Thiên tư thì làm sao lại hoá thành thiên bốn được?). Bác Ano cũng thôi trách Nhị Linh làm gì. Có thích cái blog cuả ai thì người ta mới tìm đến, tại sao tôi không đến blog khác mà phải là NL, và rồi còn sẽ order sách dịch cuả NL? Cho nên, trên văn đàn tôi rất thích và rất mong đọc các bác choảng nhau, nhưng phải choảng cho đẹp và đừng có thù vặt. Còn nếu muốn chửi thề, thì cũng tốt thôi, nhưng “ít nhất phải có một lý do” [chính đáng và cần thiết] - ôi tôi đọc ý này ở đâu quên mất rồi kià???... Thôi các bác vui vẻ lên nào. Yêu văn chương Pháp thì phải “Gentle Men”, bằng không làm sao mà Hiện sinh cho được.

    ReplyDelete
  26. Các bác không quen phong cách bác 5xu thì tức là phải rồi. Bác 5xu có đầu óc của chuyên Ný, diễn dịch thì dở nhưng quy nạp thì thoăn thoắt, bất chợt đọc được một cái truyện mới khai quật của Chinh Ba thì tấp ngay nó thành đặc dị của Nam Bộ, chắc là vì Chinh Ba hay lẩy thơ ca hò vè hehe. Cũng như xưa kia bất chợt bác ấy đọc được "Ngày sanh của rắn" thì ngây ngất mà cho Phạm Công Thiện là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam.

    Quyển Bức tường bác khoe vậy là có ý tặng em hả hehe?

    ReplyDelete
  27. gió chướng nỡm quá, nỵnh nọt quá đi, đồ dô dziêng

    ReplyDelete
  28. Tớ chẳng nỡm, chỉ nói ngot chứ không nịnh nọt, và rất có duyên. He he... Nghĩ sao nói dzậy thôi. Tớ ngán cái cảnh cãi cối với chày trên net lắm, chả thú vị gì. Tớ học ra một điều: cứng rắn, giữ vững mình không có nghiã là phải đi đập giập hay sỉ nhục người khác. Đa nguyên và dân chủ là những từ khó nuốt, muốn hưởng nó thì phải học và tập đấy, trong chính trị lẫn văn chương và cuộc sống hằng ngày.

    ReplyDelete
  29. Nhi Linh is so deliciously bitchy. Buc Tuong chan om da co ban dich khong biet Les Mots da duoc dich chua a?

    ReplyDelete
  30. Không khí nơi đây sao mà khác quá thể thế này?

    ReplyDelete
  31. Hỡi amante em yêu, vì tình inachevée không trọn, nên các bác rút hết vào phòng để "sờ" (vì trúng gió chướng cần "cạo" gió í mà) cho nên không khí nó khác như thế đấy.

    ReplyDelete
  32. Tưởng entry này đã kết thúc, nhưng thấy hai bác thắc mắc nên phải phân trần. Tôi là gió chướng chứ có phải gió độc đâu mà các bác phải cạo. Ở trên, có gì tôi nói không phải thì các bác cứ cho biết.

    Mời các chuyên gia, giáo sư Việt Kiều về điều hành: tôi nói không phải sao? Đâu có cơ may nào tốt hơn là trọng dụng họ để áp dụng những phương pháp cuả phương Tây. Các du học sinh sau 5-7 năm học trở về thì chưa - tôi nói chưa chứ không phải là không - đủ khả năng đâu, đó chỉ là lý thuyết. VN vì thù hận, tị hiềm ý thức hệ, đảng phái mà mất đi một cơ may lớn trong tuyển dụng tài năng, Việt Kiều tuy phản kháng dữ dằn nhà nước VN, nhưng đâu có làm ngơ để cho Trung quốc xâm phạm đất nước hay bất kỳ nước nào gây hại lên quê hương cuả mình. Rõ ràng VN có thể trở thành cường quốc, nhưng vì không có một giàn Thợ Thầy tốt.

    Về ông Canada, ông ta vì “tự hào dân tộc Anh” mà nói thế, tôi nghe rồi kể ra như một nhận xét cá nhân thôi, không phải ý tôi muốn bài bác Sartre. Ông ấy còn đưa hình ảnh cuả nước Anh như một “Lawrence of Arabia”, những vùng đất kỷ niệm Singapore, Hongkong... Dĩ nhiên bạn bảo phải lắng nghe những phát biểu cuả Hoàng gia hay Thủ tướng Anh chứ ai lại nghe một gả dân thường. Đó là bởi vì tôi biết tỏng các chính khách chỉ nói theo sự sắp đặt cuả ngoại giao mà thôi. Tôi tin lời người dân, ít tin các chính khách.

    Văn học Miền Nam đẹp không phải chỉ vì có Sartre. Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền là hai thái độ Hiện Sinh mà tôi yêu thích nhất. Trong một phỏng vấn, BG đã nói bởi thời cuộc loạn ly mà không thành cái giấc mơ làm một nông dân chân chính, sau ngày cày sẽ tắm rưả kỳ cọ cho con trâu, cảm nhận được dòng điện yêu thương truyền từ người sang vật đến vô thủy vô chung, dĩ nhiên đây cũng là một ẩn dụ. Một người điên thì không thể nưả năm lang thang nưả năm ẩn dật, tịnh khẩu và sắp xếp các bài thơ. Rõ ràng BG là một Hành khất Tu sĩ. Còn TTT, dù viết lên những giòng báo bão bi tráng “Chúng nó làm Cộng sản / Chúng ta làm tù nhân”, thế nhưng khi bị ở tù, té xuống hẻm núi, nếu là người thường hẳn phải chửi bới vì đau, nhưng thi sĩ nằm ngưả mặt nhìn trời, đó là cái ngưả mặt nhìn trời khi luà bò vào rừng sim cuả BG.
    “Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
    Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu ...
    Tưởng chừng thi thể ai thối rữa
    Hồn viển vông chẳng chút oán sầu”
    Nói ra, để các bác hiểu tôi không có ý “xách mé” gì với bác 5xu. Với tôi, BG và TTT sau khi thưởng thức dòng văn chương Hiện sinh Tây phương đã trở về với tinh thần Hiện sinh cao hơn nưã, cuả Đông phương: Phật giáo và Thiền đạo.

    ReplyDelete
  33. Bác Chướng nên viết blog. Hay ra sách đi. Rồi chụp ảnh hơi ấy ấy tặng kèm, như Kiều Như í, tha hồ bán chạy. Bác 5xu đọc Kiều Như chưa nhẩy, rất hiện sinh đấy, hiện sinh nóng, Sartre thua.

    ReplyDelete
  34. Này bạn Ano: Web AnhBaSàm nhận xét: “Đàn ông ngày càng xuống phong độ? (TTrẻ) một phần là do Phái yếu mạnh quá! chuyện nầy BS báo động hoài rồi. Phần nữa là do văn hóa suy đồi và chính trị bế tắc. - Tin sáng (thứ Sáu, 19-3-2010)”

    Là tiếng nói trong nước đó, không phải khúc ruột hay khúc củi ngàn dặm nào đâu nhá.

    ReplyDelete
  35. Gió Chướng, Ba Sàm là Lý Đợi ?

    ReplyDelete
  36. Tôi làm sao biết Ba Sàm là ai. Ano đừng có vu càn cho Lý Đợi đó nhé. Tôi thích nhóm Mở Miệng, Bùi Chát và Lý Đợi.

    ReplyDelete
  37. Còm dữ quá, khiến Nhị linh dọn đi rồi. Thông cảm nhe chủ nhân.

    ReplyDelete