Những cái gì mà dài dài, phức tạp cần nhiều thời gian nghiên cứu thì tốt nhất là để đến hè cho rảnh rang. Mấy quyển sách này là để phục vụ cho mục đích học hè năm nay của tôi:
Còn cái ngoặc vuông [VCLN] là để chỉ tới cuốn sách Văn chương lâm nguy. Đây là ấn phẩm của Hội Nghiên cứu Quốc học-Tạp chí Hồn Việt, trên trang web của tờ tạp chí có ghi tên tác giả là Tzvetan Todorov, tên NXB tại Việt Nam là NXB Văn học, số trang sách, kích thước sách, ngày xuất bản và hình thức bìa (bìa cứng), nhưng không hề ghi tên người dịch.
Người dịch cuốn sách là Trần Huyền Sâm, người hiệu đính là Trần Thiện Đạo. Tôi có biết một phần bản dịch từ trước khi sách in vài năm, đúng là cần phải có hiệu đính. Sau khi được hiệu đính rồi, bản dịch theo tôi là ổn, nên sẽ không nói gì về vấn đề này nữa. Thế nhưng, sự cẩu thả của nhóm làm cuốn sách vẫn lồ lộ ở các phần đi kèm nội dung chính, nhất là phần thư mục để ở cuối sách. Lần tới tôi sẽ trích ra vài cái buồn cười không thể chịu nổi. Tôi đồ rằng không phải người dịch hay người hiệu đính thực hiện cái thư mục chơi khăm con người ta đó, mà là bên Hồn Việt.
Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây. Sau đó tạp chí Hồn Việt đã tổ chức một buổi tọa đàm về nội dung cuốn sách, cuộc tọa đàm ấy được nhiều tờ báo đưa tin, và chính Hồn Việt đã tường thuật chi tiết, link ở đây. Bài tường thuật sau này cũng xuất hiện ở một chỗ nữa, theo tôi được biết thì có in trên Văn nghệ.
Chính khi đọc xong bài tường thuật buổi tọa đàm thì tôi quyết định tiến hành học hè. Những quyển sách trên đây tôi kiếm về vì tôi nghi ngờ những người bàn luận về cuốn sách hoàn toàn không biết định vị cái đối tượng mình đang bàn, không hiểu mình bàn cái gì, không hiểu hết cuốn sách nói gì, mà chỉ chăm chăm lợi dụng nó cho các mục đích riêng. GS Trần Thanh Đạm trước đây đã rất nổi tiếng với một bài báo dài nói rằng lý thuyết văn học phương Tây trong thế kỷ XX (với một nhân vật là Todorov) là một thất bại, một sai lầm thế kỷ. Tới giờ trong mắt những người tham gia buổi tọa đàm, các định kiến của họ đã được khẳng định, họ tuyên bố thắng cuộc. Cái cách làm ấy, theo tôi, gọi thẳng tên thì chính là phản tri thức.
Bài viết thế kỷ của GS, nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm ở đây.
Điều đầu tiên tôi muốn nói là với giới nhà văn, phê bình gia và lý thuyết gia của Pháp, thời nào thì văn chương cũng lâm nguy hết cả, thời nào cũng đầy rẫy nhưng nguy hiểm chết người, đó là một phần trong cái sự ưa kịch tính và bi thảm của trí thức Pháp.
Ba cuốn sách trong ảnh từ trái sang phải lần lượt là:
Pourquoi étudier la littérature? [Tại sao nghiên cứu văn học?] của Vincent Jouve
La Faute à Mallarmé. L’Aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học] của Vincent Kaufman; Vincent Kaufman thì tôi đã trích dẫn trong bài viết về báo chí Việt Nam đầu thế kỷ, từ cuốn sách viết về thi pháp các nhóm
Les Écrivains face à la doxa ou Du génie hérétique de la littérature của Jean-Pierre Martin, bàn về “doxa”, tức là “tư kiến”; Jean-Pierre Martin là tác giả một cuốn tiểu sử rất nổi tiếng về Pierre Michaux
Cả ba cuốn sách này đều rất mới, in trong năm 2011, nó tiếp nối mạch bàn về lý thuyết văn học đã được khai màn một cách xuất sắc bởi một cuốn sách đã có trong tiếng Việt: Bản mệnh của lý thuyết của Antoine Compagnon.
Tới luôn đi bác.
ReplyDeleteTrước đây cũng ra Lí luận văn học và hình như cả Thi pháp văn học Nga cổ mà sao hỏng thấy pr hoành tráng như lần này nhẩy.
GS-TS Mai Quốc Liên trong lời nói đầu cuốn LLVH hình như viết là Con quỷ của lý thuyết của AC.:d
Chính khi đọc những chuyện thế này em lại nhớ lời của bác trên báo mấy năm trước. Đúng là "dào ra ngóng trông tin nhạn"
lời nào í nhỉ :)
ReplyDeleteđó là một phần trong cái sự ưa kịch tính (thánh thót) và bi thảm (ngòn ngọt) của trí thức Pháp.
ReplyDelete