Aug 17, 2011

Thông báo nghiên cứu khoa học :)

Các môn khoa học xã hội không thuộc chuyên ngành của tôi, tôi chỉ cố gắng theo dõi vài tờ tạp chí. Sau nhiều sàng lọc rất ghê :p thì tôi đọc chủ yếu tờ tạp chí lịch sử Vingtième Siècle (Thế kỷ XX), một tam cá nguyệt san đến giờ đã ra được đến khoảng 110 số. Một tờ tương tự nhưng mới hơn là Mille Neuf Cent (Một nghìn chín trăm), khác biệt nho nhỏ giữa hai tờ là tờ thứ nhất ghi "Revue d'histoire" (Tạp chí lịch sử) còn tờ thứ hai ghi "Revue d'histoire intellectuelle" (Tạp chí lịch sử tri thức). Tôi chọn VS để đọc thường xuyên là vì nó hay đề cập đến những vấn đề mà tôi quan tâm, chứ bây giờ đọc những Les Temps Modernes, Esprit hay Débat cứ thấy nó nói cái gỉ cái gì :pp

Số 109 (tháng Giêng-tháng Ba 2011) có chuyên đề rất dày dặn: "Le bloc de l'Est en question" (Đặt lại vấn đề khối Đông Âu) với nhiều bài phân tích chung và một số bài phân tích trường hợp các nước cụ thể: Hungari, Bungari, Tiệp Khắc v.v... Ba bài tôi quan tâm nhất là:

1. "Les partis communistes du bloc de l'Est: un objet transnational? L'exemple des écoles supérieures du parti" của Michel Christian (tr. 31-43). Tác giả ở Khoa Lịch sử, Đại học Genève. Đại khái tác giả nghiên cứu các trường đảng cao cấp của mấy nước Đông Âu cộng sản. Hay nhờ :p

2. "L'Union des écrivains: un modèle institutionnel et ses limites" (Hội nhà văn: một mô hình mang tính chất định chế và các giới hạn của nó) của Lucia Dragomir (tr. 59-70). Tác giả ở Đại học Bucarest, Rumani. Còn hay nữa, nhờ :pp

Bài báo mở ra bằng trích dẫn lời Jdanov: "Văn học phải trợ giúp Nhà nước" và abstract như sau:

"Các chế độ cộng sản luôn luôn coi nhà văn phải đóng một vai trò nổi bật trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Hội nhà văn phải giúp đỡ các tác giả, đã thoát khỏi mọi bận tâm về mặt vật chất, trong việc đẻ ra tác phẩm, đồng thời đảm bảo sự kiểm soát của đảng đối với các tác giả. Tuy nhiên mô hình chung ở mọi nền dân chủ nhân dân này liệu có tạo ra được sự cố kết cho khối Xô viết hay không? hay ngược lại nó làm hiện rõ hơn những khác biệt, thậm chí những xung đột có thể đặt các nước anh em vào thế đối đầu với nhau?"

Mấy bạn đang tập trung chổng ấy lên viết lịch sử Hội Nhà văn Việt Nam có thuê tôi dịch bài này hông :ppp

3. "Le réalisme socialiste et ses modèles internationaux" (Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và những mô hình quốc tế của nó) của Jérôme Bazin (tr. 73-87). Tác giả dạy ở Đại học Picardie-Jules-Vernes (Amiens) và Đại học Genève.


Tờ VS thỉnh thoảng cũng đăng bài nghiên cứu về Việt Nam của các nhà nghiên cứu lịch sử thuộc thế hệ mới, như đã có lần tôi giới thiệu bài viết về trí thức Việt Nam trong mối liên hệ với Hitler.

Một số điều thực sự là nếu không có các nhà nghiên cứu nước ngoài để tâm thì rất khó được động chạm tới, như đề tài trí thức và Hitler ở bài của Guillemot dạo nào. Tôi cũng lê la nhiều báo chí mà cũng chưa bao giờ nhìn thấy tờ Hải Phòng nhật báo, cũng chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ Nhượng Tống hay Nguyễn Triệu Luật rồi Vũ Bằng đều từng bày tỏ thiện cảm với Hitler.

Nói vậy, tôi cũng thấy là cần hết sức thận trọng khi đọc nghiên cứu của người nước ngoài (và Việt kiều) về Việt Nam, vì bài viết của họ, mặc dù được kiểm soát rất kỹ càng về nội dung, hệ thống lập luận và chi tiết, thường xuyên có những sai sót nhiều khi đáng kể, nguyên do chủ yếu là không nắm chắc tiếng Việt, không quản lý được hết nguồn tư liệu và cũng có khi không đủ bao quát lịch sử vấn đề. Có những quả sai phăn nì lắm :)

Bài gần đây nhất có liên quan đến Việt Nam mà VS đăng là "Chiêu hồi, un programme de pacification de la guerre du Vietnam (1963-1973)" bàn về chính sách chiêu hồi của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1973, đăng trên VS số 110 (tháng Tư-tháng Sáu 2011), tr. 33-46. Tác giả bài báo là Ami-Jacques Rapin thuộc Viện Lịch sử kinh tế và xã hội, Đại học Lausanne (Thụy Sĩ). Bài này thì lại càng hay hơn nữa :pppp

14 comments:

  1. "Nói vậy, tôi cũng thấy là cần hết sức thận trọng khi đọc nghiên cứu của người nước ngoài (và Việt kiều) về Việt Nam, vì bài viết của họ, mặc dù được kiểm soát rất kỹ càng về nội dung, hệ thống lập luận và chi tiết, thường xuyên có những sai sót nhiều khi đáng kể, nguyên do chủ yếu là không nắm chắc tiếng Việt, không quản lý được hết nguồn tư liệu và cũng có khi không đủ bao quát lịch sử vấn đề. Có những quả sai phăn nì lắm :)"

    Bác tham lam khi nhận định như thế. Đừng hù dọa anh em. Thời buổi này, tất cả phơi bày ra trên mạng. Mọi người đọc và có thể đánh giá được. Cám ơn .

    ReplyDelete
  2. hù dọa các bác... làm quái gì :p

    ReplyDelete
  3. Jadnov ?

    Thấy nghi nghi, hỏi lại...google, thấy nó sửa lại như mình nghĩ Jdanov.
    chắc lỗi tại "anh đánh máy" ?

    nbd

    ReplyDelete
  4. Hu doa may nguoi trong nuoc, khong biet tieng ngoai quoc. Lam sao ma hu doa duoc bon phan dong ngoai nuoc

    ReplyDelete
  5. hù dọa mấy bác ngoại quốc... làm quái gì :p

    ReplyDelete
  6. Bạn Nhị Linh sao không chỉ ra hẳn vài ví dụ phăn nì đi cho nó cụ thể không người ta lại bảo bạn dìm hàng.

    Thí dụ như bác Wynn Wilcox bác í bảo Lê Chiêu Thống là anh trai của Lê Ngọc Hân, thế không phăn nì thì là cái gì? Hoặc bác khác,Gerard Sasges, trong một bài nghiên cứu về độc quyền rượu Đông Dương, bác í chú thích là bài í ở chỗ í, trang í, dòng í ở trong Nam Phong tạp chí, nhưng dở ra tìm hoa cả mắt cũng chả thấy cái bài í đâu vì hóa ra bác í chú nhầm. Cái đó xuất hiện rất nhiều trong các công trình của các nhà nghiên cứu người nước ngoài, nhất là nghiên cứu về giai đoạn thời trung đại thì sự nhầm lẫn lại càng tai hại. Gần đây nhất, trong hội thảo quốc tế Nho gia, ông Trương Lập Văn người Trung Quốc cứ hồn nhiên đọc một tham luận về "Luận ngữ ngu án" của Phạm Quý Thích, giới thiệu đầy đủ tiểu sử ông Phạm Quý Thích, tác giả của cuốn trên. Tai hại ở chỗ tác giả của "Luận ngữ ngu án" là Phạm Nguyễn Du chứ không phải là Phạm Quý Thích. Những cái sai như thế không phăn nì thì thế nào mới là phăn nì?

    ReplyDelete
  7. À, mà phải hỏi thêm bạn Nhị là cái bài của bác Wynn Wilcox đã được dịch và đăng trên mạng lâu lắm rồi nhưng đã có ai phím lại về chi tiết sai Lê Ngọc Hân với người anh em Lê Chiêu Thống chưa nhỉ, hay cứ đọc xuôn xẻ từ đầu đến cuối mà chả thấy áy náy gì?

    Đấy, chỉ là một cái sai nhỏ nhặt không đáng kể. Nhưng nếu ta không cẩn thận thì cái sai cứ chuội đi trước mắt mà nghiễm nhiên thành ra một cái đúng công phu.

    ReplyDelete
  8. tớ đã làm đầy đủ phận sự và báo cáo đầy đủ các chi tiết, còn sau này thế nào thật ra là chẳng biết

    à, bác NBD đã có quyển "Hi vọng cuối cùng" của Mlechin viết về Andronov chưa nhỉ? mới in đấy ạ

    ReplyDelete
  9. Neu thay tac gia ngoai quoc sai, thi nen viet bai phan bac lai tren cac bao quoc te. The moi lam cong ich cho moi nguoi . Khong viet duoc bai dang tren cac bao quoc te, thi vo ich . Co noi cung thua . Khong phai tac gia ngoai quoc luon luon dung . Nen cac ban nen viet de chi ra cho ho thay va moi nguoi thay luon .

    ReplyDelete
  10. Mlechin là một tác giả mà tôi thích. sách mới in thì chưa kịp có rồi.
    Rất cám ơn NL sẽ có nhã ý... tặng!!
    nbd

    ReplyDelete
  11. hí hí bác khôn thế, nhưng mà tặng thì... dễ thôi, à nhưng phải báo trước với bác bản dịch là của một nhân vật trước đây dịch cho quân đội, có cả huy chương KGB, câu cú từ ngữ dẩm dít lắm đấy, quân đội ta sao lại dùng người thế chứ nhỉ :p

    ReplyDelete
  12. này sách mới đúng í bạn Quách nhá:

    http://tusach.tuoitre.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=451896&ComponentID=1

    có đi mua thì tiện tay mua hộ tớ một quyển nhá :p

    ReplyDelete
  13. He he, cảm ơn, cảm ơn. Đương nhiên, đương nhiên.

    ReplyDelete