Những quyển như Người lính thuộc địa Nam Kỳ thú vị nhất là nhẩn nha đọc mà nhâm nhi các chi tiết nhỏ xíu, vì ta đã có một độ lùi thời gian rất đáng kể với chủ đề, không bị cái gì thúc vào đít để mà phải đề khí lướt nhanh như Thần Hành Thái Bảo Đới (Đái) Tung kịp đưa một bức thư đóng dấu tuyệt mật nữa, và cũng vì Tạ Chí Đại Trường là một tác giả đặc biệt nhiều chi tiết. Rất nhiều khi đọc Tạ Chí Đại Trường có cảm giác ông nghịch các chi tiết, thích thú và ân cần. Sức mạnh của một sử gia kiểu Tạ Chí Đại Trường (nói "kiểu" cũng không hẳn đúng vì hình như trong ngành sử Việt Nam chẳng ai tỉ mẩn như thế - chuyên gia về các vấn đề tiền cổ thì tỉ mẩn kinh người - mà tỉ mẩn tương đương chắc phải kể đến chỉ một người, là Vương Hồng Sển) là sức mạnh của cái nhìn xuất phát từ vi mô. Độc giả miền Bắc quen lối viết sử của Viện Sử học top down chắc ngạc nhiên và cũng không dễ theo dõi cách bottom up như thế này. Tạ Chí Đại Trường lại còn có một giọng văn riêng, cái đó các sử gia quan phương vĩnh viễn không bao giờ có được.
Tạ Chí Đại Trường thuộc thế hệ vừa tạm xong học hành thì xảy đến 75. Người lính thuộc địa Nam Kỳ là luận án tiến sĩ của ông, nếu xét vào mạch chung thì cũng chung thái độ và mối quan tâm của những người tương đối cùng thời như Nguyễn Thế Anh hay Phan Khoang, nhưng đi thẳng vào chỉ vấn đề lính tráng, lính tập, lính khố xanh, lính mã tà như thế này thì hình như rất khác. Người ta thường quan tâm đến Trương (Công) Định, Võ Duy Dương chứ không quan tâm đến lính tráng của họ, quan tâm đến đối thủ cầm đầu của họ chứ không làm rõ ràng trong đám quân ở phía bên kia có bao phần trăm lính mộ từ mỗi địa phương và các tệ lậu cụ thể như thế nào. Nhìn từ khía cạnh này, câu chuyện của Tạ Chí Đại Trường không xoay quanh Trương Định, Võ Duy Dương nữa, mà lại xoay quanh Trần Bá Lộc hay Đỗ Hữu Phương, những người đắc lực giúp cho người Pháp đàn áp các cuộc nổi dậy của dân bản xứ, những câu chuyện này ít được biết đến hơn nhiều, mặc dù hình như tên họ vẫn còn được đặt cho một số con kênh.
Trong một chú thích tôi đọc thấy khi người Pháp bắt đầu tổ chức hệ thống lính mới (một phần dựa trên kiểu cơ cấu của thời Đàng cựu nhưng có cải tiến), công văn giấy tờ về huấn luyện lính hay xuất hiện từ "théorie", thế là các thư lại bản xứ nghĩ ra một từ để trỏ cái đó, gọi là "tiểu di" :p
Một chú thích khác đặt ra nghi vấn con của Trương Định là con trai hay con gái, và một giả thiết của Tạ Chí Đại Trường: phải chăng đó là một "người-lại-cái". Vấn đề đó sau này có ai nghiên cứu thêm không nhỉ, bác nào biết không?
-----------
Giở Sát thủ đầu mưng mủ ra xem một lèo hết luôn. Hehe, thế là tôi bị chậm chân rồi, tôi có cả kho thành ngữ tự chế í. Mấy ví dụ nhá:
- Răng hô môi hở vì ăn nhầm bột nở.
- Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở, đời rất chó nhưng thôi đừng nhăn nhó.
- Yếu thì đừng ra gió, non tơ chớ rờ chỗ hiểm.
Hê hê.
Một bài về Gỗ mun.
Ớ té ra mấy câu đấy là của bác đấy à :P
ReplyDeletenguyên câu đầu thôi ạ, hai câu sau chỉ vế hai :p
ReplyDeleteĐấy, tôi vừa mới vác Người lính thuộc địa Nam Kỳ của Tạ Chí Đại Trường về xong chả hạn. (Rất chi là gay go í :)
ReplyDeleteĐúng như bác nói, là ông này thiên về chi tiết, tỉ mẩn. Nhưng nhiều khi có cảm giác hơi điệu (trừ cuốn Thần, Người và Đất Việt ra).
Bạn họa sĩ này không liên hệ với mình, mình tặng cho câu "Dã man như con ngan, man rợ như con vợ":)
ReplyDeletesẵn mủ còn đương mưng, anh cho em hỏi là xếp cái này vào cái gọi là huyền thoại đương đại có ổn không ạ?
ReplyDeletecái này là cái này này: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Chuyen-thuong-ngay/461997/Thanh-ngu-tan-thoi.html