Oct 27, 2011

[VCLN] Culler

1.

«... j’étais pratiquement le seul enseignant – avec Terry Eagleton – à m’intéresser à la théorie» (tr.226)

«... trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất – cùng Terry Eagleton – quan tâm tới lý thuyết» (Cao Việt Dũng)

«Pratiquement» trong vị trí này mà dịch là «trên thực tế» sao được? «Pratiquement» ở đây có nghĩa là «gần như», người ta dùng tối ngày mà.

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«... tôi gần như là giảng viên duy nhất – cùng Terry Eagleton – quan tâm tới lý thuyết».

-----------

Những từ đưa đẩy trong khi nói (trả lời phỏng vấn) như từ “pratiquement” này, nhất là khi mệnh đề sau đã rõ nghĩa không nhầm được, thì tùy thuộc văn cảnh mà dịch.

2.

«... ma découverte du structuralisme et de la linguistique constituait une suite logique de mon intérêt académique pour la phénoménologie.» (tr.226)

«... việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một chuỗi logic trong mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận.» (Cao Việt Dũng)

Tôi sợ rằng ông Cao Việt Dũng trình độ tiếng Pháp hạn chế, đã vậy còn ít coi từ điển, hoặc nếu coi thì cũng chỉ dừng ở vài ba nghĩa đầu tiên, câu dịch ra tối nghĩa thế nào cũng thây kệ. «Une suite logique» (một tiếp nối tất yếu) mà dịch là «một chuỗi logic» thì có khi chỉ bằng học trò mới học tiếng Tây.

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«... việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã là một tiếp nối tất yếu cho mối quan tâm học thuật của tôi về hiện tượng luận

-----------

Có thể tôi nói không rõ ý bằng, nhưng “logique” là “logique”, sao phải là “tất yếu”?

3.

«Mais, d’autre part, dans ce contexte britannique très traditionnel, la théorie (...) prenait une signification politique » (tr.226)

«Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết (...) mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị » (Cao Việt Dũng)

Tôi thiệt không rõ lẽ chi, một từ cửa miệng như «signification» mà ông Cao Việt Dũng cũng không nắm được, rồi biến nó thành một hầm bà lằng «tác dụng biểu nghĩa»?

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết (...) mang một ý nghĩa chính trị ».

-----------

“Signification” không chỉ là “một từ cửa miệng”, nó còn là một trong những thuật ngữ rắc rối nhất của ngôn ngữ học và các ngành khoa học thoát thai và chịu ảnh hưởng từ đó.

4.

«Aucune poétique systématique n’a donc été développée aux Etats-Unis? – Non...» (tr.226)

«Như vậy là c hưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ? – Không... » (Cao Việt Dũng)

«La poétique» ở đây là «thi pháp học» mà hiểu là «thi pháp» thì trình độ văn hóa chung cũng quá hạn chế, đã vậy còn không động não thì mới đưa vào miệng Vincent Kaufmann và Jonathan Culler một nhận định không những ngớ ngẩn mà còn sai nghiêm trọng. Xin hỏi ông Cao Việt Dũng: Các thi sĩ lớn của Mỹ biến đâu hết để đến nỗi cả nước không phát triển nổi một thi pháp có tính hệ thống? Ông dịch như vậy mà không giựt mình sao?

-----------

Điều này tôi đã nói: ở cái thời phổ biến “thi pháp” như ngày nay, ở trong ngành nghiên cứu văn học, thì đặt ra vấn đề như Vi Văn Tuyên là không được.

5.

«... à travers les œuvres de ceux qui ont été identifiés comme poststructuralistes (Barthes, Foucault, Lacan, etc.)» (tr.227)

«... thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v...)» (Cao Việt Dũng).

«ceux qui ont été identifiés comme» mà dịch là «những người bị đồng hóa thành» thì dường như ông Cao Việt Dũng không rành cả tiếng Tây lẫn tiếng Ta.

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«... thông qua các tác phẩm của những người được coi là hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v)»

-----------

Hàm ý câu này của Culler đầy ý mỉa mai, vì Culler đang nói đến một nghịch lý: ở Mỹ cấu trúc luận lại được tiếp nhận thông qua các nhà hậu cấu trúc luận là những người đến sau. “Những người được coi là” không lột tả được ý này, nếu muốn nói thế, người ta sẽ dùng một cách nói trung tính ở đây, và đó sẽ là “être considéré comme” chứ không phải “être identifié comme”. Những người ấy (Barthes, Foucault, Lacan vân vân và vân vân) cũng không tự nhận là “hậu cấu trúc luận”.

6.

«J’ai toujours été étonné par la façon dont la droite réactionnaire a mis en avant la déconstruction dans ses plaintes à propos du déclin de la civilisation occidentale...» (tr.227).

«Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây... » (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch cụm từ « a mis en avant... » theo kiểu dịch từng từ một « lôi... ra trước », nên câu tiếng Việt rất khó hiểu. Hơn nữa, ông cứ thấy trong tiếng Tây người ta dùng danh từ («ses plaintes»), thì trong tiếng Việt ông cũng phải dùng danh từ («lời phàn nàn của họ»). Dịch như vậy là không thoát, không phải cách của người có chuyên môn, các cụ gọi là dịch «mot-à-mot».

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«Tôi đã luôn ngạc nhiên trước việc cánh hữu phản động , khi phàn nàn về chuyện văn minh phương Tây suy tàn, lại đưa giải cấu trúc ra... »

-----------

Các cụ nào gọi là dịch “mot-à-mot”? Các cụ gọi là “dịch mot à mot”. Xem TLFi ghi điều này (ở mục từ “traduction”): [le type de trad.] La traduction littérale, ou mot à mot, est la solution idéale, celle où les structures des deux énoncés sont parallèles (MOUNIN ds Lar. Lang. fr., p. 6169, col. 1). Câu này của Mounin, một chuyên gia về dịch thuật, ông ấy gọi “dịch mot à mot” là “solution idéale” (giải pháp lý tưởng) đấy.

Câu này của tôi không có vấn đề, hoặc không có đủ vấn đề để bị nói, hoặc nữa câu của Vi Văn Tuyên không ưu việt gì hơn.

7.

«Je regrette cependant que la montée en puissance de la déconstruction ait conduit à l’abandon prématuré, aux Etats-Unis, de tout projet de poétique systématique...» (tr.228).

«Tuy nhiên tôi rất tiếc sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống,...» (Cao Việt Dũng).

«La montée en puissance de la déconstruction» mà dịch thành «sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc» thì có lẽ ông Cao Việt Dũng lộn giữa «pouvoir» và «puissance».

Thêm nữa, chữ «vì» ông tự thêm vô đây làm cho câu tiếng Việt của ông sai văn phạm.

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«Tuy nhiên tôi tiếc là sự   phát triển mạnh của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự án thi pháp học hệ thống,...»

-----------

Tôi không nghĩ sửa như Vi Văn Tuyên là đúng.

"Vì" ở chỗ ấy trong một câu nói không có gì là sai văn phạm tiếng Việt cả.

8.

«Il y a aux Etats-Unis une prime accordée à la nouveauté et à la visibilité (...) il faut dire que les départements de philosophie américains ont plus ou moins abandonné le très riche héritage de la philosophie continentale . Les départements de littérature ont pu se réapproprier cet héritage via la déconstruction, revalorisant ainsi au passage leur statut . Lorsqu’on prétend que la littérature traite de questions fondamentales, cela ne gâche rien d’avoir Kant, Adorno, Benjamin ou Heidegger dans son portfolio» (tr.229)

«Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị (...). Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa . Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ . Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì điều đó không gây hại gì đến việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger .» (Cao Việt Dũng)

Nói thật là đọc đi đọc lại câu tiếng Việt của ông Cao Việt Dũng mà tôi không tài nào hiểu nổi. Sao trúc trắc và tối om om vậy trời? «Visibilité» mà dịch là «cái khả thi» thì hết biết. Rồi «triết học lục địa» là cái chi? «cela ne gâche rien de...» mà dịch thành «điều đó không gây hại gì đến việc...» thì hoàn toàn trái nghĩa.

Theo tôi, đoạn này nên được dịch như vầy:

«Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái bề nổi (...). Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ di sản hết sức phong phú của triết học Âu châu lục địa . Các khoa văn đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, qua đó nâng cao vị thế của mình . Khi người ta khoe là văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì chẳng thiệt hại gì mà không trưng Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger trong cuốn portfolio tự quảng cáo  ».

-----------

Vi Văn Tuyên chép câu của tôi vẫn đúng “khả thị” (dùng để dịch “visibilité”) thế mà ở dưới khi bình luận lại thành “khả thi” rồi dùng đó làm luận cứ để phê phán tôi.

“Triết học lục địa” là cái gì thì chuyện ông Vi Văn Tuyên không biết không có liên quan đến tôi.

Chỗ “cela ne gâche rien…” thì tôi nhận là Vi Văn Tuyên có lý hơn tôi.

9.

«Pensez-vous qu’au regard du champ littéraire et culturel contemporain, les questions soulevées par la théorie il y a trois ou quatre décennies sont toujours pertinentes?» (tr.229)

«Ông có nghĩ rằng trong cái nhìn của trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không?» (Cao Việt Dũng)

Ngày càng rõ là ông Cao Việt Dũng có vấn đề với Pháp văn quá xá. «Au regard de» mà dịch là «trong cái nhìn» thì e rằng phản nghĩa. Chắc ông lộn với «Aux yeux de»? Thêm nữa, ông Cao Việt Dũng giống như người mới học tiếng Tây vậy, ông dịch mà không dám thay đổi đến một dấu phảy trong bản gốc. Dịch máy móc kiểu này coi bộ hay dẫn tới những câu vô nghĩa.

Theo tôi, câu đó nên được dịch như vầy:

«Ông có nghĩ rằng những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn xác đáng so với lĩnh vực văn học và văn hóa đương đại không?»

-----------

Vi Văn Tuyên đề xuất một cái gì đó xa lắc so với nghĩa câu.

10.

«Il est vrai que la théorie littéraire n’est plus perçue aujourd’hui comme une chose nouvelle qu’il faudrait absolument connaître, mais il y a toujours de nombreux travaux théoriques à un titre ou à un autre qui paraissent.» (tr.230)

«Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về một đầu sách nào đó được xuất bản.» (Cao Việt Dũng)

Trời đất, «à un titre ou à un autre» mà không biết thì dịch cái chi đây? Cứ thấy «titre» là vội hiểu thành «đầu sách» thì coi chừng không động não nữa rồi. «Đầu sách» chỉ là một nghĩa của «titre» thôi ông ơi! Mà dịch giả gì các từ lẻ tẻ thì có vẻ biên biết, nhưng đến các cụm từ hơi phức tạp một chút là bí liền?

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«Đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được coi là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết, nhưng vẫn luôn có các công trình lý thuyết, với lý do này hay lý do khác , được xuất bản

-----------

Đúng là chỗ này tôi hiểu sai, nhưng tôi không hiểu Vi Văn Tuyên đề xuất cái gì.

11.

« Il serait inimaginable , pour des étudiants gradués aujourd’hui, par exemple, de décider d’être «contre» la théorie, de ne pas en prendre connaissance au moins fragmentairement.» (tr.230)

« Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó .» (Cao Việt Dũng)
Câu dịch này của ông Cao Việt Dũng có vẻ như là một câu... cụt. Ông Cao Việt Dũng đã không nhìn thấy cụm từ  «il serait inimaginable de...» cũng không hiểu ý nghĩa của conditionnel présent (serait). Thêm nữa, ông Cao Việt Dũng hiểu sai luôn từ «fragmentairement» (có nghĩa là «từng phần một», chớ không phải «một mảnh nhỏ nào đó»).

Theo tôi, câu này nên được dịch như vầy:

«Chẳng hạn, với các sinh viên có học vị ngày nay, ‘chống lại’ lý thuyết, không tìm hiểu nó ít nhất là từng phần một, có lẽ là một việc không thể tưởng tượng nổi».

-----------

Phân tích của Vi Văn Tuyên về “conditionnel présent” là không ổn.

“Fragmentairement” mà dịch “từng phần một” thì logic mà nói (không phải tất yếu), câu này có hàm ý người sinh viên tìm hiểu từng phần một cho tới khi đến được cái toàn thể. Tình hình mà được như vậy thì có gì để phàn nàn?

Tôi không hiểu “sinh viên có học vị” là cái gì. Tìm trên toàn bộ mạng Internet, ra được đúng một kết quả là câu của… Vi Văn Tuyên. Thế là Vi Văn Tuyên đã tạo được một cách nói mới trong tiếng Việt rồi đấy.


Bản sửa 13/12/2011

Jonathan Culler. Sinh năm 1944, giáo sư ngành /ngôn ngữ Anh/ [Anh ngữ] và văn học so sánh tại Đại học Cornell (Mỹ). Các tác phẩm quan trọng: Structuralist Poetics: Structuralism, Linguistics, and the Study of Literature[,] /(/1975/)/, The Pursuit of Signs: Semiotics, Literature, Deconstruction[,] /(/1981/)/, On Deconstruction: Theory and Criticism after Structuralism [,] /(/1982/)/, The Literary in Theory: Cultural Memory in the Present [,] /(/2006/)/.


Tôi muốn bắt đầu bằng những năm cấu trúc luận của ông. Ông phát hiện cấu trúc luận trong những năm 1960, ở Anh. Với ông đó có phải là một điều liên quan đến chính trị không? Giờ đây ông sẽ /giải thích/ [định nghĩa] thế nào /cho/ [về] mối quan tâm của ông với cấu trúc luận hồi ấy?

/Dĩ nhiên/ [Chắc chắn] là nó từng có liên quan đến chính trị, trong chừng mực phân tích cấu trúc chỉ ra đặc trưng về quy ước, về văn hóa của mọi thứ /được coi/ [hiển hiện] như là tự nhiên. Ở một bình diện khác, cấu trúc luận còn /giống/ [từng hiện ra] như một lực cách mạng trong bối cảnh hệ thống giáo dục Pháp hồi đó. Từ 1966 đến 1969, tôi là sinh viên ở Oxford, nhưng tôi sống ở Nhà Pháp và do vậy có rất nhiều liên hệ với các nhà nghiên cứu và giảng viên người Pháp. Hiển nhiên là với họ cấu trúc luận cùng lý thuyết nói chung có rất nhiều liên quan đến chính trị, đặc biệt chúng đại diện cho một sự đoạn tuyệt với giới học thuật đã được thiết lập. Mọi thứ đều chỉ ra rằng giới này sẽ bị rúng động bởi sự đột phá của các ngành khoa học nhân văn - không chỉ có [Roland] Barthes và cuộc tranh luận của ông với [Raymond] Picard, mà còn có ảnh hưởng của [Louis] Althusser hay [Michel] Foucault khi đó vẫn còn /kết nối/ [gắn bó] với cấu trúc luận của thời ấy.

Cấu trúc luận cũng có một kích thước chính trị với bản thân tôi vì nó cho phép hướng tới một chuyển hóa trong nghiên cứu văn học ở Anh và Mỹ. Hồi /đó/ [ấy] Oxford vô cùng bảo thủ, và khi được bổ nhiệm tại đó vào năm 1974, trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất - cùng Terry Eagleton - quan tâm tới lý thuyết. Tôi đã /lập ra/ [mở] một xêmina về lý thuyết văn học, đó là một cuộc phiêu lưu rất nhiều kích thích, khi ấy chúng tôi nghĩ mình sẽ tạo ra những cấu trúc hàn lâm hoàn toàn mới.

Xét cho đến cùng, câu trả lời của tôi gồm hai vế. Một mặt, việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một /chuỗi/ [bước] logic /trong/ [từ] mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận. Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết - thường xuyên được /gọi/ [định danh]french nonsense [sự vớ vẩn của người Pháp] ở Anh - mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị.

Rồi ông quay về Mỹ. Liệu có phải là với ông cấu trúc luận vẫn giữ nguyên chức năng ở một bối cảnh dù sao thì cũng rất khác biệt như thế?

Quả thực là rất khác. Một trong những điều làm tôi thấy kinh ngạc là sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ theo cách nào đó đã bị ngắt mạch bởi sự xuất hiện của cái mà người ta gọi là hậu cấu trúc luận, rồi người Mỹ chuyển sang đó rất nhanh chóng, cứ như là để thanh toán cấu trúc luận vậy. Với tôi, sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ có cái gì đó đáng thất vọng, đặc biệt nếu ta coi nó, ở mức độ văn chương, như một dự án có tính chất hệ thống dành để tiến tới một thi pháp.

Như vậy là chưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ?

Không [có đâu], nếu như ông nghĩ tới các công trình của Gérard Genette hoặc của [Tzvetan]Phê bình Mới, /một số lượng nhất định tham số/ [một số lượng tham số nhất định] được đưa vào Pháp qua cấu trúc luận, nhất là sự tập trung lên tự thân văn bản văn học chứ không phải bối cảnh lịch sử hay tiểu sử. Cuộc tranh cãi Barthes-Picard hẳn sẽ không thể xảy ra ở Mỹ vì Picard hẳn sẽ không có được cả thẩm quyền lẫn vị thế mà ông có ở Pháp. Nguyên nhân khác là Phê bình Mới đã làm lan rộng ý tưởng theo đó nhiệm vụ thứ nhất của phê bình văn học là diễn giải các văn bản. Vậy nên, khi tôi nói tới Barthes, Genette, Todorov, [Algirdas Julien] Greimas…, người ta luôn luôn hỏi tôi những lý thuyết ấy cho phép đọc tốt hơn hay hiểu tốt hơn các tác phẩm đơn lẻ như thế nào. Trong bối cảnh ấy, một dự án về thi pháp hệ thống rất khó được hiện thực hóa. Quả thực sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ được thực hiện theo lối hậu nghiệm, thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v…) Todorov thời kỳ đầu, không hề có gì tương đương vậy đâu. Genette, Todorov và những người khác đã được dịch, nhưng không tạo được cảm hứng cho các công trình tương tự ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân cho điều này. Một trong số đó là nghiên cứu văn học Mỹ đã thu nhận vào mình, nhờ

Ta hãy chuyển sang vấn đề giải cấu trúc, mà ông đã theo rất sát, mà tuy nhiên lại không thuộc vào “nhóm đầu tiên” (tức là nhóm của Paul de Man). Đâu là những điểm quan trọng của nó? Cả ở đây nữa, ông có hình dung giải cấu trúc như là điều có liên quan tới ý hệ và chính trị không?

Rất rõ ràng, ở Mỹ cũng như ở Pháp, giải cấu trúc từng được hình dung như là sở hữu một kích thước chính trị, nó tấn công vào các cấu trúc và các tôn ti định ra nền văn hóa phương Tây. Cần phải xem ở Mỹ khái niệm giải cấu trúc này đã trở thành một địa điểm quy tụ mọi thứ như thế nào. Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây, trong khi các đối thủ đích thực của cánh hữu này lẽ ra phải là Cultural Studies [văn hóa học]. Còn ở bên phe giải cấu trúc, người ta tiếp tục đọc Platon, Rousseau, Kant, và tất cả các tác giả lớn, thay vì nghiên cứu truyền hình hay văn hóa đại chúng.

Cuộc gặp của tôi với giải cấu trúc thì có ít tính chất chính trị hơn nhiều. Tôi đã khám phá giải cấu trúc thông qua mối quan tâm tới cấu trúc luận của tôi, khi đọc Về văn phạm học [De la grammatologie] của [Jacques] Derrida, và đặc biệt hơn là các tiểu luận của ông về [Ferdinand de][Claude] Lévi-Strauss. Những lần đọc đó đã mở ra các triển vọng có tính chất phê phán mới mẻ cho các nghiên cứu của tôi về cấu trúc luận, nhất là với vấn đề siêu ngôn ngữ [métalangage] hoặc vấn đề tính khoa học của cách tiếp cận cấu trúc luận. Tuy nhiên tôi rất tiếc vì sự /leo thang quyền lực/ [thăng tiến] của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống, mọi dự định về “ngữ pháp văn bản”. Saussure và

Liệu ông có đi đến tận chỗ nói rằng giải cấu trúc đã tự ấn định ở Mỹ chống lại lý thuyết không?

Không phải là chống lại lý thuyết, mà ở một mức độ nào đó là chống lại các dự định lý thuyết có hệ thống, cái đó thì đúng. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, giải cấu trúc quả thực đã khuyến khích các /hoạt động/ [thực hành] thông diễn học nhiều hơn là việc đặt ra một thi pháp, cái mà tôi luôn luôn đấu tranh bảo vệ nguyên lý.

Ông đánh giá thế nào về tính triệt để của các vấn đề chính trị hay ý hệ được cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận giương ra phía trước?

Chắc chắn là có điều gì đó triệt để trong giải cấu trúc đối với các tôn ti ý niệm chính đã cấu trúc nên văn hóa phương Tây. Tiềm năng chính trị của nó có thể nhận thấy được trong sự phát triển của nữ quyền luận, và ngày càng nhiều hơn cả trong Gay and Lesbian Studies [Nghiên cứu đồng tính nam và nữ] - một tác phẩm như tác phẩm của Judith Butler mượn rất nhiều thứ từ Derrida và Foucault. Nhưng trên một bình diện chung hơn, tác động của giải cấu trúc có nhiều tính chất triết học hơn và chỉ có tính chất chính trị theo cách gián tiếp. Trong những gì liên quan tới cấu trúc luận thì khó đo đếm hơn. Một trong những lĩnh vực nó tạo được tác động là lĩnh vực của Cultural Studies - tôi tin là như vậy, ngay cả khi đây là một luận điểm gần như chỉ có một mình tôi bảo vệ. Những người làm việc trong lĩnh vực này thường xuyên tự thấy mình như là các kẻ thù của “lý thuyết cao cấp” [high theory], lý thuyết Pháp, nhưng các nhà cấu trúc [luận] đã thực sự đóng góp rất nhiều trong việc đặt lại vấn đề về những phân biệt truyền thống giữa văn hóa “cao” và văn hóa “thấp”. Umberto Eco đã viết về James Bond và dĩ nhiên có cả Những huyền thoại của Barthes nữa.

Ông giải thích thế nào về thành công, dù sao thì cũng khá choáng váng, của giải cấu trúc tại các trường đại học Mỹ?

Đó là một điều thật đáng kinh ngạc, nhất là nếu so với sự thiếu thành công của cấu trúc luận. Tôi thấy ở đây hai nguyên nhân. Một mặt, hệ thống đại học Mỹ “có tính chất doanh nghiệp” cao độ, trong khi hệ thống đại học Anh, chẳng hạn vậy, có thể coi là người canh giữ cho một truyền thống nhiều hơn. Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị - tồn tại một dạng star system [hệ thống ngôi sao] về học thuật, với các hội thảo /vân vân/ [v.v…], cái chắc chắn là đã tạo thuận lợi cho những người ủng hộ giải cấu trúc, cũng như cho những người ủng hộ những cái mới khác. Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa. Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ. Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì /điều đó không gây hại gì đến/ việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger [là không có gì gây hại]. Những nguyên nhân này theo tôi cũng giải thích cho thành công rất hạn chế của giải cấu trúc tại Pháp. Sorbonne không được cấu trúc như một doanh nghiệp hướng tới tính khả thị của các nhà nghiên cứu hay các giáo sư, và triết học không cần tới giải cấu trúc để sở hữu được một tính chất khả thị nào đó.

Ông có nghĩ rằng /trong cái nhìn của/ [liên quan đến] trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không? Và nhìn chung hơn: lý thuyết văn học có tương lai nào không?

Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về /một đầu sách nào đó/ [một vấn đề nào đó] được xuất bản. Những gì thú vị hơn cả trong nghiên cứu văn học ngày nay không thể tách rời khỏi lý thuyết. Mối quan tâm ngày càng mạnh đối với văn chương hậu thuộc địa đã đóng góp vào việc làm nảy sinh những vấn đề lý thuyết mới: chẳng hạn vấn đề vị thế một nền văn chương quốc gia trong đối sánh với văn chương di dân hoặc văn chương sản sinh ra tại các thuộc địa cũ. Chùm vấn đề mới này cũng dẫn tới nhiều thảo luận về việc một nền văn chương “thế giới” sẽ phải như thế nào. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu hậu thuộc địa, mang dấu ấn lý thuyết rất mạnh mẽ, luôn luôn sống động. Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó.

Thêm: [(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 225-230)]

---------------------

Jonathan Culler. Sinh năm 1944, giáo sư ngành ngôn ngữ Anh và văn học so sánh tại Đại học Cornell (Mỹ). Các tác phẩm quan trọng: Structuralist Poetics: Structuralism, Linguistics, and the Study of Literature (1975), The Pursuit of Signs: Semiotics, Literature, Deconstruction (1981), On Deconstruction: Theory and Criticism after Structuralism (1982), The Literary in Theory: Cultural Memory in the Present (2006).


Tôi muốn bắt đầu bằng những năm cấu trúc luận của ông. Ông phát hiện cấu trúc luận trong những năm 1960, ở Anh. Với ông đó có phải là một điều liên quan đến chính trị không? Giờ đây ông sẽ giải thích thế nào cho mối quan tâm của ông với cấu trúc luận hồi ấy?

Dĩ nhiên là nó từng có liên quan đến chính trị, trong chừng mực phân tích cấu trúc chỉ ra đặc trưng về quy ước, về văn hóa của mọi thứ được coi như là tự nhiên. Ở một bình diện khác, cấu trúc luận còn giống như một lực cách mạng trong bối cảnh hệ thống giáo dục Pháp hồi đó. Từ 1966 đến 1969, tôi là sinh viên ở Oxford, nhưng tôi sống ở Nhà Pháp và do vậy có rất nhiều liên hệ với các nhà nghiên cứu và giảng viên người Pháp. Hiển nhiên là với họ cấu trúc luận cùng lý thuyết nói chung có rất nhiều liên quan đến chính trị, đặc biệt chúng đại diện cho một sự đoạn tuyệt với giới học thuật đã được thiết lập. Mọi thứ đều chỉ ra rằng giới này sẽ bị rúng động bởi sự đột phá của các ngành khoa học nhân văn - không chỉ có Barthes và cuộc tranh luận của ông với Picard, mà còn có ảnh hưởng của Althusser hay Foucault khi đó vẫn còn kết nối với cấu trúc luận của thời ấy.

Cấu trúc luận cũng có một kích thước chính trị với bản thân tôi vì nó cho phép hướng tới một chuyển hóa trong nghiên cứu văn học ở Anh và Mỹ. Hồi đó Oxford vô cùng bảo thủ, và khi được bổ nhiệm tại đó vào năm 1974, trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất - cùng Terry Eagleton - quan tâm tới lý thuyết. Tôi đã lập ra một xêmina về lý thuyết văn học, đó là một cuộc phiêu lưu rất nhiều kích thích, khi ấy chúng tôi nghĩ mình sẽ tạo ra những cấu trúc hàn lâm hoàn toàn mới.

Xét cho đến cùng, câu trả lời của tôi gồm hai vế. Một mặt, việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một chuỗi logic trong mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận. Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết - thường xuyên được gọi là french nonsense [sự vớ vẩn của người Pháp] ở Anh - mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị.

Rồi ông quay về Mỹ. Liệu có phải là với ông cấu trúc luận vẫn giữ nguyên chức năng ở một bối cảnh dù sao thì cũng rất khác biệt như thế?

Quả thực là rất khác. Một trong những điều làm tôi thấy kinh ngạc là sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ theo cách nào đó đã bị ngắt mạch bởi sự xuất hiện của cái mà người ta gọi là hậu cấu trúc luận, rồi người Mỹ chuyển sang đó rất nhanh chóng, cứ như là để thanh toán cấu trúc luận vậy. Với tôi, sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ có cái gì đó đáng thất vọng, đặc biệt nếu ta coi nó, ở mức độ văn chương, như một dự án có tính chất hệ thống dành để tiến tới một thi pháp.

Như vậy là chưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ?

Không, nếu như ông nghĩ tới các công trình của Gérard Genette hoặc của Todorov thời kỳ đầu, không hề có gì tương đương vậy đâu. Genette, Todorov và những người khác đã được dịch, nhưng không tạo được cảm hứng cho các công trình tương tự ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân cho điều này. Một trong số đó là nghiên cứu văn học Mỹ đã thu nhận vào mình, nhờ Phê bình Mới, một số lượng nhất định tham số được đưa vào Pháp qua cấu trúc luận, nhất là sự tập trung lên tự thân văn bản văn học chứ không phải bối cảnh lịch sử hay tiểu sử. Cuộc tranh cãi Barthes-Picard hẳn sẽ không thể xảy ra ở Mỹ vì Picard hẳn sẽ không có được cả thẩm quyền lẫn vị thế mà ông có ở Pháp. Nguyên nhân khác là Phê bình Mới đã làm lan rộng ý tưởng theo đó nhiệm vụ thứ nhất của phê bình văn học là diễn giải các văn bản. Vậy nên, khi tôi nói tới Barthes, Genette, Todorov, Greimas…, người ta luôn luôn hỏi tôi những lý thuyết ấy cho phép đọc tốt hơn hay hiểu tốt hơn các tác phẩm đơn lẻ như thế nào. Trong bối cảnh ấy, một dự án về thi pháp hệ thống rất khó được hiện thực hóa. Quả thực sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ được thực hiện theo lối hậu nghiệm, thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v…)

Ta hãy chuyển sang vấn đề giải cấu trúc, mà ông đã theo rất sát, mà tuy nhiên lại không thuộc vào “nhóm đầu tiên” (tức là nhóm của Paul de Man). Đâu là những điểm quan trọng của nó? Cả ở đây nữa, ông có hình dung giải cấu trúc như là điều có liên quan tới ý hệ và chính trị không?

Rất rõ ràng, ở Mỹ cũng như ở Pháp, giải cấu trúc từng được hình dung như là sở hữu một kích thước chính trị, nó tấn công vào các cấu trúc và các tôn ti định ra nền văn hóa phương Tây. Cần phải xem ở Mỹ khái niệm giải cấu trúc này đã trở thành một địa điểm quy tụ mọi thứ như thế nào. Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây, trong khi các đối thủ đích thực của cánh hữu này lẽ ra phải là Cultural Studies [Văn hóa học]. Còn ở bên phe giải cấu trúc, người ta tiếp tục đọc Platon, Rousseau, Kant, và tất cả các tác giả lớn, thay vì nghiên cứu truyền hình hay văn hóa đại chúng.

Cuộc gặp của tôi với giải cấu trúc thì có ít tính chất chính trị hơn nhiều. Tôi đã khám phá giải cấu trúc thông qua mối quan tâm tới cấu trúc luận của tôi, khi đọc Về văn phạm học của Derrida, và đặc biệt hơn là các tiểu luận của ông về Saussure và Lévi-Strauss. Những lần đọc đó đã mở ra các triển vọng có tính chất phê phán mới mẻ cho các nghiên cứu của tôi về cấu trúc luận, nhất là với vấn đề siêu ngôn ngữ [métalangage] hoặc vấn đề tính khoa học của cách tiếp cận cấu trúc luận. Tuy nhiên tôi rất tiếc vì sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống, mọi dự định về “ngữ pháp văn bản”.

Liệu ông có đi đến tận chỗ nói rằng giải cấu trúc đã tự ấn định ở Mỹ chống lại lý thuyết không?

Không phải là chống lại lý thuyết, mà ở một mức độ nào đó là chống lại các dự định lý thuyết có hệ thống, cái đó thì đúng. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, giải cấu trúc quả thực đã khuyến khích các hoạt động thông diễn học nhiều hơn là việc đặt ra một thi pháp, cái mà tôi luôn luôn đấu tranh bảo vệ nguyên lý.

Ông đánh giá thế nào về tính triệt để của các vấn đề chính trị hay ý hệ được cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận giương ra phía trước?

Chắc chắn là có điều gì đó triệt để trong giải cấu trúc đối với các tôn ti ý niệm chính đã cấu trúc nên văn hóa phương Tây. Tiềm năng chính trị của nó có thể nhận thấy được trong sự phát triển của nữ quyền luận, và ngày càng nhiều hơn cả trong Gay and Lesbian Studies [Nghiên cứu đồng tính nam và nữ] - một tác phẩm như tác phẩm của Judith Butler mượn rất nhiều thứ từ Derrida và Foucault. Nhưng trên một bình diện chung hơn, tác động của giải cấu trúc có nhiều tính chất triết học hơn và chỉ có tính chất chính trị theo cách gián tiếp. Trong những gì liên quan tới cấu trúc luận thì khó đo đếm hơn. Một trong những lĩnh vực nó tạo được tác động là lĩnh vực của Cultural Studies - tôi tin là như vậy, ngay cả khi đây là một luận điểm gần như chỉ có một mình tôi bảo vệ. Những người làm việc trong lĩnh vực này thường xuyên tự thấy mình như là các kẻ thù của “lý thuyết cao cấp”, lý thuyết Pháp, nhưng các nhà cấu trúc đã thực sự đóng góp rất nhiều trong việc đặt lại vấn đề về những phân biệt truyền thống giữa văn hóa “cao” và văn hóa “thấp”. Umberto Eco đã viết về James Bond và dĩ nhiên có cả Những huyền thoại của Barthes nữa.

Ông giải thích thế nào về thành công, dù sao thì cũng khá choáng váng, của giải cấu trúc tại các trường đại học Mỹ?

Đó là một điều thật đáng kinh ngạc, nhất là nếu so với sự thiếu thành công của cấu trúc luận. Tôi thấy ở đây hai nguyên nhân. Một mặt, hệ thống đại học Mỹ “có tính chất doanh nghiệp” cao độ, trong khi hệ thống đại học Anh, chẳng hạn vậy, có thể coi là người canh giữ cho một truyền thống nhiều hơn. Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị - tồn tại một dạng star system [hệ thống ngôi sao] về học thuật, với các hội thảo vân vân, cái chắc chắn là đã tạo thuận lợi cho những người ủng hộ giải cấu trúc, cũng như cho những người ủng hộ những cái mới khác. Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa. Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ. Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì điều đó không gây hại gì đến việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger. Những nguyên nhân này theo tôi cũng giải thích cho thành công rất hạn chế của giải cấu trúc tại Pháp. Sorbonne không được cấu trúc như một doanh nghiệp hướng tới tính khả thị của các nhà nghiên cứu hay các giáo sư, và triết học không cần tới giải cấu trúc để sở hữu được một tính chất khả thị nào đó.

Ông có nghĩ rằng trong cái nhìn của trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không? Và nhìn chung hơn: lý thuyết văn học có tương lai nào không?

Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về một đầu sách nào đó được xuất bản. Những gì thú vị hơn cả trong nghiên cứu văn học ngày nay không thể tách rời khỏi lý thuyết. Mối quan tâm ngày càng mạnh đối với văn chương hậu thuộc địa đã đóng góp vào việc làm nảy sinh những vấn đề lý thuyết mới: chẳng hạn vấn đề vị thế một nền văn chương quốc gia trong đối sánh với văn chương di dân hoặc văn chương sản sinh ra tại các thuộc địa cũ. Chùm vấn đề mới này cũng dẫn tới nhiều thảo luận về việc một nền văn chương “thế giới” sẽ phải như thế nào. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu hậu thuộc địa, mang dấu ấn lý thuyết rất mạnh mẽ, luôn luôn sống động. Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó.

2 comments:

  1. cảm ơn bác vì bài dịch ;)

    ReplyDelete
  2. Excellent blog һere! Also your site loads ᥙp fast!
    What web host аre you using? Ϲan I gеt youг affiliate link to your host?
    Ι wish mу site loaded uр as fаst as yours lol

    ReplyDelete