Nov 17, 2011

[VCLN] Lotringer


Bản sửa 13/12/2011

Sylvère Lotringer. Sinh năm 1938, giáo sư văn học tại Đại học Columbia (New York), người sáng lập (năm 1974) và giám đốc tạp chí Semiotext(e), tác giả nhiều công trình trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, trong đó có French Theory in America, 2001, Fous d’Artaud, 2003, Oublier Artaud, 2005, The Conspiracy of Art (viết cùng Jean Baudrillard), 2005, The Accident of Art (viết cùng Paul Virilio), 2005.


Ông /đã/ gặp gỡ lý thuyết như thế nào? Với ông nó /thể hiện điều/ [đại diện cho những] gì? /Có phải/ [Nó có] ngay lập tức /nó đã/ mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị không?

Đó là cuối những năm 1950, tôi ghi tên theo học ở Sorbonne, tôi say mê với văn chương, Tiểu thuyết Mới, tôi khám phá /[/Roland/]/ Barthes. Tôi cũng rất tích cực trong phong trào sinh viên. [Vấn đề] chiến tranh Algérie bắt đầu bung ra bên chính quốc, nội chiến đã cận kề. Những đụng độ với cảnh sát và phái cực hữu vô cùng bạo lực, xảy ra hằng ngày. Và thế nhưng, tối đến, người ta đi xem vở Tê giác [Rhinocéros] của [Eugène] Ionesco và vội vã tới rạp phim của Henri Langlois xem Rạng đông[Friedrich Wilhelm] Murnau. Khi ấy người ta [bắt đầu] bước ra khỏi giai đoạn dấn thân kiểu [Jean-Paul] Sartre trong văn chương, và hai điều đó [văn chương và dấn thân] trở nên riêng rẽ. Tôi cùng các bạn lập ra một tờ tạp chí văn chương ở trường Sorbonne, tên là L’Étrave, ở đó tôi đã phỏng vấn Michel Butor và Nathalie Sarraute, sau này bà vẫn là một người bạn lớn [của tôi]. Chính bà đã /giới thiệu/ [khuyên] [L’Aurore] của  tôi đọc Virginia Woolf từ rất sớm. Nhưng tôi cũng phụ trách việc xuất bản Paris-Lettres, tờ báo sinh viên của Sorbonne, khi ấy rất dấn thân. Tôi cũng đều đặn viết cho Lettres françaises của Louis Aragon, một tờ báo cộng sản, về thời sự văn chương “tư sản” và lĩnh vực anglo-saxon. Thật thú vị là mọi thứ, đối với tôi, đã bắt đầu bằng văn chương, nhưng cũng chính từ nó và bằng cách đoạn tuyệt với nó mà mọi thứ sẽ thay đổi.

Không lâu sau đó, người ta giao cho tôi tổ chức những cuộc hội thảo cho Nhà Văn chương ở Sorbonne. Những kỳ hội thảo đầu tiên là về Phê bình Mới, với các nhà phê bình chủ đề như Jean-Pierre Richard, Georges Poulet, Jean Starobinski, các nhà xã hội học văn học như Lucien Goldmann và Roland Barthes cùng một nhà phê bình theo dòng Freud, Charles Mauron. Cũng có Philippe Sollers người vừa tung ra Tel Quel cùng Jean Edern-Hallier, một tờ tạp chí vài năm sau đó sẽ làm công việc dẫn luận ngôn ngữ học, cấu trúc luận, giải cấu trúc, tâm phân học Lacan, đảm trách vai trò tiền phong về văn hóa tại các xa lông Paris, với những [hành động] thái quá cần thiết: thanh trừng, /hống hách/ [nhào trộn], tố cáo. Trong vòng hai năm, từ 1963 đến 1965, tôi theo các xêmina của Barthes và Goldmann tại trường Cao đẳng Thực hành, nơi chúng tôi /nhìn ra/ [gặp lại] /các/ [mọi] yếu kém của trường đại học. Chính Barthes đã đăng tiểu luận đầu tiên của tôi về lý thuyết tiểu thuyết trên tờ Critique, và Goldmann hướng dẫn luận án của tôi về Virginia Woolf trong [chuyên][Lúc ấy] /T/[t]ôi vẫn rất gần gũi với các tác giả của Tiểu thuyết Mới, tôi luôn luôn nghĩ mình sẽ trở thành nhà văn, nhưng lý thuyết lúc đó đang trở thành một /lực/ [cực] hấp dẫn rất mạnh và cuối cùng nó đã thắng thế. ngành xã hội học văn học.

Quãng 1965-1966 là một giai đoạn /hừng hực/ [bước ngoặt]. Toàn bộ sự hào hứng về phê bình ấy đã dẫn tới cuộc tranh luận giữa Roland Barthes và Raymond Picard của trường Sorbonne về cách diễn giải Racine (Phê bình và sự thật - Critique et vérité). Và thế nhưng cuộc cãi cọ đã xảy đến quá muộn. Phê bình Mới đã bị thay thế bởi cấu trúc luận, đó là một cách lựa chọn có tính cách chính trị về văn hóa. Báo chí lao vào và /quẳng/ [ném] vào đó một cách hỗn độn [cả] Claude Lévi-Strauss, người thực sự là cấu trúc luận, nhưng /còn/ [cũng ném] cả Roland Barthes, Michel Foucault và Jacques Lacan [vào đó nữa]. Đó là tột đỉnh của cấu trúc luận, với ảnh hưởng lên các bộ môn khoa học nhân văn /sẽ cho thấy/ [hóa ra sẽ] là ngắn ngủi. [Jacques] Derrida đã bắt tay vào giải cấu trúc mô hình ngôn ngữ học mà ông dựa trên, và Lacan đưa lại vào đó yếu tố /tính chủ quan/ [chủ thể tính] [sau đây có thêm cụm “même topologique” mà tôi không hiểu]. Điều không hề nhúc nhích/,/ là /tầm quan trọng tiên quyết/ [vị trí hàng đầu] được dành cho ngôn ngữ ở trong lý thuyết. Còn lại một việc là phải thay đổi hệ hình. Đó là việc [phong trào] Tháng Năm 1968 sẽ làm, không phải trên các chiến lũy, mà là trong địa hạt của suy tư.

Tôi đã không tham gia Tháng Năm 1968. Sau khi tìm mọi cách để đẩy lui kỳ quân dịch trong chiến tranh Algérie, tôi rời Paris năm 1965 để làm điều phối viên tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng hai năm. Rồi tôi trở thành giáo viên lưu động, giảng dạy Phê bình Mới tại Úc, rồi nhiều trường đại học Mỹ. Mãi từ năm 1970 tôi mới nối lại liên lạc về mặt tri thức với nước Pháp và khám phá cái sắp trở thành “lý thuyết” Pháp ở Mỹ. Khi ấy tôi đã /tự bổ túc/ [chuyển hướng] bằng cách tổ chức nhiều /trường/ [khóa] học hè [kiểu] Mỹ ở Pháp[,] nơi tôi đã thành công trong việc làm cho tồn tại cùng lúc ở [cùng] một nơi những cách tiếp cận lý thuyết đã loại trừ lẫn nhau tại Paris, cấu trúc luận /kiểu//kiểu/ Derrida, tâm phân học /kiểu/ Lacan và cuối cùng là lý thuyết của [Gilles] Deleuze-[Félix] Guattari. Lévi-Strauss, giải cấu trúc

Ông nói rằng cấu trúc luận [từng] là một lựa chọn có tính cách chính trị. Một cách chính xác thì phải hiểu cách nói này như thế nào?

Khi Ferdinand de Saussure, vào năm 1916, định nghĩa khái niệm giá trị [bằng các thuật ngữ dị biệt] thì ông đã không chỉ sáng chế hệ thống ngôn ngữ nói chung, mà ông còn mở ngôn ngữ /cho/ [vào với] nguyên lý /tương đương/ [ngang giá] của tư bản. Cho tới khi ấy các khoa học nhân văn vẫn là một lĩnh vực rất khép kín. Phải đợi cho tới khi các ký hiệu tách rời thêm nữa khỏi bệ đỡ biểu tượng của chúng thì toàn xã hội mới được sắp xếp ngay ngắn lại theo các trực giác của Bài giảng ngôn ngữ học đại cương. /Mặt khác/ [Vả lại], bản thân Saussure đã đưa giá trị ngôn ngữ học lại gần giá trị kinh tế. Cấu trúc luận là cách chuyển tự trực tiếp từ bước nhảy vọt về công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai (chủ nghĩa Taylor) thúc đẩy và những tàn phá trên diện rộng mà châu Âu phải gánh chịu từ cuộc chiến tranh tổng lực. Dấu hiệu [của chúng] thì đã được cảm nhận trong cuộc sống thường nhật ở giai đoạn hậu chiến, nhưng chỉ sau khi kết thúc chiến tranh Algérie người ta mới đột nhiên nhìn thấy rõ xã hội tiêu thụ ở Pháp.

Như vậy theo ông cấu trúc luận là phiên bản về mặt văn hóa của chủ nghĩa tư bản theo hướng kỹ trị. Nó có phục vụ cho chủ nghĩa tư bản không?

Các nhà tình thế chủ nghĩa [situationniste] đã tố cáo chủ nghĩa tiêu thụ như là sự xâm lấn của cảnh tượng [spectacle], và hồi ấy Baudrillard nhìn thấy ở trong đó “một trường chính trị rộng mênh mông”. Cấu trúc luận là thành phần của /vận hành/ [chiến dịch] “siêu hình học” này, cái hướng tới việc xóa bỏ các giai cấp. Đó là cuộc chiến tranh xã hội bằng các phương tiện khác. Như Henri Lefebvre đã viết về kiến trúc công nghiệp, tư bản /thiết lập/ [dựng lên] bài trí cho mình. Cấu trúc luận đã dự phần vào đó. Lôgic của nó được hình thành trên cơ sở tính chất /có thể trao đổi/ [khả hoán][đã] có thể chào đón điều đó như là sự kết thúc của sản xuất, và quả đúng là như vậy. Văn hóa bước vào giai đoạn trở thành một tự nhiên thứ hai trong một thế giới hoàn toàn do các ký hiệu điều chỉnh. Lúc đó người ta không hình dung được rằng bản thân các ký hiệu cũng có thể tự xóa bỏ để nhường chỗ cho các tín hiệu [signal], khiến cho mọi khác biệt trở nên bất khả. /Ngày nay chúng ta vẫn ở trong tình trạng đó/ [Đây chính là hoàn cảnh chúng ta đang ở vào ngày hôm nay]. của các ký hiệu, đó cũng là tính chất của tư bản. Với cấu trúc luận, thượng tầng kiến trúc chuyển sang hạ tầng cơ sở. Người ta

Ngày hôm nay ông dành một vị trí như thế nào cho một văn chương suy tư hoặc tự suy tư? Có lúc nào ông quay trở về với [Stéphane] Mallarmé hay [Marcel] Proust không? Lý thuyết còn thuộc vào những mối bận tâm của ông không?

Tôi vẫn luôn [luôn] quan tâm tới các nhà văn và mặt khác tôi cũng đã luôn luôn giảng dạy tại một khoa văn học [nào đó]. Mallarmé là một trong những niềm say mê lớn của tôi, đến mức tôi chưa từng bao giờ xuất bản cái gì về ông - dạy về ông thôi với tôi đã là đủ; nhưng cũng còn có cả [Antonin] Artaud và [Georges] Bataille nữa, vì những lý do trái ngược. Về phần Proust, ông vẫn không ngừng truyền cảm hứng cho mọi thứ tôi làm trong lý thuyết, và cả những nơi khác. Với tôi, văn chương vẫn luôn luôn là một công trình /giúp xã hội trở nên sáng suốt/ [làm sáng tỏ xã hội][chủ thể tính]. Cùng lúc, nó là một cái nhìn có tính cách phê phán - /về mặt/ [có tính cách] lý thuyết - về chính nó. Lý thuyết và văn chương vẫn không ngừng đồng hành và tra vấn lẫn nhau. Các lý thuyết gia lớn nhất là những người chưa bao giờ /tuyên bố gì/ [tự biểu dương] về lý thuyết, /nhưng/ [mà] biến lý thuyết trở nên có thể. Suy tư lý thuyết, cũng như văn chương, là một sự mở ra với cái bên ngoài. Theo nghĩa này một cuộc đời không có “tính cách lý thuyết” là không đáng sống, và còn không đáng được viết ra hơn. thông qua những chuyển hóa mà nó tiến hành trên /tính chủ quan/

Ông /chiếm/ giữ, với tư cách giám đốc tờ tạp chí Semiotext(e), một vị trí riêng rẽ trong trào lưu lý thuyết Pháp-Mỹ, ông đã quay qua bên /các địa điểm/ [giới] nghệ thuật New York nhiều hơn rất nhiều so với bên học thuật. Đó có phải là một lựa chọn? Bằng cách nào mà ông đã đi tới đó?

Tôi được tuyển vào /trường/ /đ/[Đ]ại học Columbia /vào/ năm 1972 để dạy văn chương Pháp và các khoa học nhân văn. Đó là khoa đại học có tính chất cấu trúc luận duy nhất trên cả nước, và chúng tôi đã nhanh chóng thành lập một nhóm chuyên về khoa học luận ký hiệu học nhằm /đẩy nó lên/ [đặt nó [cấu trúc luận] thành vấn đề], thoạt tiên là lấy cảm hứng từ [Louis] Althusser và Derrida. Năm ấy, tôi đề nghị Guattari dạy ở summer school [trường học hè] của Columbia tại Paris và chúng tôi đã trở thành bạn. Chúng tôi đã quyết định cùng làm việc và tôi đã xin nghỉ làm một năm để làm việc với những người thuộc nhóm của ông, CERFI. Số đầu tiên của Semiotext(e) về các đảo tự [anagramme]Recherches. Đối lại, tôi đã tổ chức ở New York vào năm 1975 một cuộc gặp gỡ lớn của các triết gia theo dòng Nietzsche - Deleuze, Foucault, [Jean-François] Lyotard, Guattari - và các nghệ sĩ Mỹ mà tôi ngưỡng mộ: John Cage, Williams Burroughs, Richard Foreman… Cuộc hội thảo có tên “Schizo-culture” và chủ đề hướng tới nhà tù và chứng điên, các chủ đề được ưu tiên hồi đó. Schizo-culture trong mắt tôi chính là New York, một thành phố thời ấy đang phá sản, mà nước Mỹ đã bỏ rơi. Nó bị giao phó cho người nước ngoài, cho các freak [người kỳ quặc], để mặc cho sống chết thế nào không quan tâm. Nó thật là đáng say mê. của Saussure đã, trên thực tế, được xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris trên tờ tạp chí của họ,

Cuộc gặp /của/ [giữa] các lý thuyết gia Pháp và những người cấp tiến Mỹ, những người [chen chúc][à la petite semaine]. Các punk đã xuất hiện vào quãng thời gian đó và họ chính là những độc giả đầu tiên của chúng tôi cùng những người cấp tiến trẻ tuổi và các nhóm nghệ sĩ, nhà điện ảnh của “downtown” New York. đổ dồn tới đó, đã diễn ra khá tệ, và sau đó tôi đã phần nào bị đẩy ra lề hoặc bị phê phán mạnh mẽ trong liên hệ với trường đại học và cũng bị chao đảo bởi trải nghiệm này. Tôi chỉ còn lại New York để hồi phục và chính bởi vậy mà tôi đã liên minh với thành phố nguy hiểm và kỳ diệu này. Nó đã dạy cho tôi trong một quãng thời gian rất ngắn, thường xuyên bằng chi phí do tôi trả, rằng lý thuyết không chỉ ở trong những cuốn sách, mà nó cũng có thể là một cái la bàn trong cơn bão. Chính bởi vậy mà tôi đã khám phá một thế giới ngầm [underground] New York, các club, acid rock, cả một thế giới mà tôi hoàn toàn chưa có ý niệm gì trong thời gian lang thang hồi những năm 1960. Đó chính là Tháng Năm 68 ở quy mô nhỏ

Người Pháp là những người thể nghiệm trên bình diện suy tư, người New York lại làm như vậy trên bình diện nghệ thuật. Từ đó mà có ý tưởng đặt chung những người không hề có ý thức mình có gì chung với nhau. Các triết gia Pháp là nghệ sĩ theo cách riêng của họ, và là những nghệ sĩ duy nhất mà người Pháp từng có trong vòng khoảng hai mươi năm nay. Các nghệ sĩ Mỹ làm triết học, ngay cả khi, vào lúc khởi đầu, họ nghi kỵ dân trí thức (sau đó thì chuyện đã thay đổi). Còn lại việc phải làm là đưa họ [hai hạng người ấy] /vào/ liên hệ [với nhau] để xem chuyện đó có thể mang lại gì. New York [từng] là một phòng thí nghiệm.

/Ông đã định làm gì khi chuyển văn hóa lý thuyết Pháp vào văn hóa nghệ thuật New York?/ [Ông đã định chuyển gì từ văn hóa lý thuyết Pháp vào văn hóa nghệ thuật New York?]

Tôi đã không “chuyển” lý thuyết vào thế giới nghệ thuật, chính thế giới nghệ thuật đã chuyển vào lý thuyết đấy chứ. Họ đã làm vậy theo cách của mình, còn tôi theo cách của tôi. Theo một cách thức nào đó chúng tôi đã đi ngược dòng. Ý tưởng của tôi là lựa chọn những khái niệm ngõ hầu bám rễ trên một mảnh đất /nước ngoài/ [xa lạ], và để mặc những khái niệm chỉ làm được một việc là tái tự tái tạo dựa trên văn hóa nơi [ở đây cuốn sách tiếng Pháp hẳn in sai “où” thành “ou”] chúng được đưa vào [nguyên văn câu tiếng Pháp: Mon idée, c’était de sélectionner des concepts qui pourraient rhizomatiser sur un sol étranger, et laisser tomber ceux qui ne faisaient que se reproduire aux dépens de la culture ou ils étaient introduits]. Khi tới Mỹ, tôi [vừa] mới khám phá Derrida và Lacan và trong một thời gian tôi đã chọn một cách /tiến hành/ [đi] tương đồng, nhưng không lâu lắm thì tôi hiểu [ra] rằng giải cấu trúc đang đi theo hướng trường đại học Mỹ (quay trở lại với văn bản) trong khi tôi lại tìm cách thoát ra khỏi đó. Mọi thứ thoát thai từ ngôn ngữ, từ phân tích diễn ngôn, từ vô thức như ngôn ngữ với tôi đều có vẻ thuộc về châu Âu già cỗi, và nhất là nước Pháp, không có mấy điểm chung với thực tế nước Mỹ. Cuộc gặp với Guattari như vậy là thiên định, và tôi quay về với các lý thuyết có nhiều tính chất chính trị hơn, nhiều khả năng can dự hơn, nhiều năng lực hơn trong việc quay chủ nghĩa tư bản Mỹ chống lại chính nó /hơn/. Đó đồng thời cũng là [để] hoàn thành mục tiêu mà chúng tôi tự đưa ra ở bước khởi đầu: giải phóng ký hiệu học khỏi mô hình ngôn ngữ học. Chắc chắn, ngôn ngữ là thứ diễn giải cho mọi thứ khác, nhưng nó chỉ là một trong các hệ thống ấy. Nghệ thuật mới là biểu hiện trực tiếp của /nó/ [mọi thứ]. Nó đã bảo vệ cho tôi khỏi ngôn ngữ.

Đâu là những khác biệt chính yếu giữa /các/ phiên bản Mỹ và phiên bản Pháp về lý thuyết?

Trên đường đi tôi đã khám phá rằng không hề có phiên bản Pháp, hoặc đúng hơn là người ta không bị buộc phải tôn trọng những rạn nứt về mặt tri thức đang xảy ra ở Pháp. Việc ở bên Mỹ dĩ nhiên đã giúp tôi rất nhiều: người Mỹ không hề có định kiến nào về những loại trừ qua lại diễn ra trong địa hạt tri thức Pháp. Họ đã tiếp nhận lý thuyết nguyên khối, trước hết để gạt bỏ nó, sau đó để hấp /thu/ [thụ] nó. Họ đã từ đó mà làm ra “French Theory” [Lý thuyết Pháp], lý thuyết từ nước ngoài đến (cũng là để đối nghịch với nước Đức, Trường phái Frankfurt khi ấy đã định cư tại Mỹ /được/ [từ] rất lâu) và mặt khác cũng chính vì lý do ấy mà tôi đặt tên cho tủ sách lý thuyết của chúng tôi là foreign agents, các tác nhân từ nước ngoài. Điều mà người Pháp đã không thực sự hiểu, đó là ở Pháp chúng ta cũng từng là người nước ngoài. Là người nước ngoài ở bên trong, nhưng cũng là của bên ngoài. Cần phải phản bội/dịch, do vậy là sáng tạo ra một lộ trình không thuộc về những người này mà cũng không thuộc về những người kia. Đó không chỉ là cái “ở giữa” [l’entre-deux] theo lối Deleuze, mà còn là cái khác của họ [l’autre d’eux].

Người Mỹ rất thực dụng, nhưng không phải theo cái nghĩa của trường [phái] Oxford. Họ đã bước vào lý thuyết theo lối thực dụng, tìm cách rút ra từ đó một mối lợi về uy tín, về thăng tiến cá nhân và nghề nghiệp. Phiên bản Mỹ của lý thuyết đã không chỉ làm nhiều người trẻ tuổi phấn khích, hoặc thậm chí thay đổi đời họ, nó còn củng cố thêm những gì tồn tại từ trước, nó gia cố cho thế giới học thuật, nó mang lại nhiều vẻ rực rỡ và quyền lực hơn cho thế giới nghệ thuật đang trên đường biến thành một ngành công nghiệp. Nó đã biến các lý thuyết gia Pháp thành những /thứ đồ vật/ [đối tượng] được kính trọng, nhiều uy tín, được thờ phụng. Nó đã dựng lên cho họ những kim tự tháp nhằm chôn họ /tốt/ [kỹ] hơn chừng nào tới lúc thay thế họ.

---------------------


Sylvère Lotringer. Sinh năm 1938, giáo sư văn học tại Đại học Columbia (New York), người sáng lập (năm 1974) và giám đốc tạp chí Semiotext(e), tác giả nhiều công trình trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, trong đó có French Theory in America, 2001, Fous d’Artaud, 2003, Oublier Artaud, 2005, The Conspiracy of Art (viết cùng Jean Baudrillard), 2005, The Accident of Art (viết cùng Paul Virilio), 2005.


Ông đã gặp gỡ lý thuyết như thế nào? Với ông nó thể hiện điều gì? Có phải ngay lập tức nó đã mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị không?

Đó là cuối những năm 1950, tôi ghi tên theo học ở Sorbonne, tôi say mê với văn chương, Tiểu thuyết Mới, tôi khám phá [Roland] Barthes. Tôi cũng rất tích cực trong phong trào sinh viên. [Vấn đề] chiến tranh Algérie bắt đầu bung ra bên chính quốc, nội chiến đã cận kề. Những đụng độ với cảnh sát và phái cực hữu vô cùng bạo lực, xảy ra hằng ngày. Và thế nhưng, tối đến, người ta đi xem vở Tê giác [Rhinocéros] của Ionesco và vội vã tới rạp phim của Henri Langlois xem Rạng đông [L’Aurore] của Murnau. Khi ấy người ta bắt đầu bước ra khỏi giai đoạn dấn thân kiểu Sartre trong văn chương, và hai điều đó [văn chương và dấn thân] trở nên riêng rẽ. Tôi cùng các bạn lập ra một tờ tạp chí văn chương ở trường Sorbonne, tên là L’Étrave, ở đó tôi đã phỏng vấn Michel Butor và Nathalie Sarraute, sau này bà vẫn là một người bạn lớn [của tôi]. Chính bà đã giới thiệu tôi đọc Virginia Woolf từ rất sớm. Nhưng tôi cũng phụ trách việc xuất bản Paris-Lettres, tờ báo sinh viên của Sorbonne, khi ấy rất dấn thân. Tôi cũng đều đặn viết cho Lettres françaises của Louis Aragon, một tờ báo cộng sản, về thời sự văn chương “tư sản” và lĩnh vực anglo-saxon. Thật thú vị là mọi thứ, đối với tôi, đã bắt đầu bằng văn chương, nhưng cũng chính từ nó và bằng cách đoạn tuyệt với nó mà mọi thứ sẽ thay đổi.

Không lâu sau đó, người ta giao cho tôi tổ chức những cuộc hội thảo cho Nhà Văn chương ở Sorbonne. Những kỳ hội thảo đầu tiên là về Phê bình Mới, với các nhà phê bình chủ đề như Jean-Pierre Richard, Georges Poulet, Jean Starobinski, các nhà xã hội học văn học như Lucien Goldmann và Roland Barthes cùng một nhà phê bình theo dòng Freud, Charles Mauron. Cũng có Philippe Sollers người vừa tung ra Tel Quel cùng Jean Edern-Hallier, một tờ tạp chí vài năm sau đó sẽ làm công việc dẫn luận ngôn ngữ học, cấu trúc luận, giải cấu trúc, tâm phân học Lacan, đảm trách vai trò tiền phong về văn hóa tại các xa lông Paris, với những thái quá cần thiết: thanh trừng, hống hách, tố cáo. Trong vòng hai năm, từ 1963 đến 1965, tôi theo các xêmina của Barthes và Goldmann tại trường Cao đẳng Thực hành, nơi chúng tôi nhìn ra các yếu kém của trường đại học. Chính Barthes đã đăng tiểu luận đầu tiên của tôi về lý thuyết tiểu thuyết trên tờ Critique, và Goldmann hướng dẫn luận án của tôi về Virginia Woolf trong ngành xã hội học văn học. Tôi vẫn rất gần gũi với các tác giả của Tiểu thuyết Mới, tôi luôn luôn nghĩ mình sẽ trở thành nhà văn, nhưng lý thuyết lúc đó đang trở thành một lực hấp dẫn rất mạnh và cuối cùng nó đã thắng thế.

Quãng 1965-1966 là một giai đoạn hừng hực. Toàn bộ sự hào hứng về phê bình ấy đã dẫn tới cuộc tranh luận giữa Roland Barthes và Raymond Picard của trường Sorbonne về cách diễn giải Racine (Phê bình và sự thật - Critique et vérité). Và thế nhưng cuộc cãi cọ đã xảy đến quá muộn. Phê bình Mới đã bị thay thế bởi cấu trúc luận, đó là một cách lựa chọn có tính cách chính trị về văn hóa. Báo chí lao vào và quẳng vào đó một cách hỗn độn Claude Lévi-Strauss, người thực sự là cấu trúc luận, nhưng còn cả Roland Barthes, Michel Foucault và Jacques Lacan. Đó là tột đỉnh của cấu trúc luận, với ảnh hưởng lên các bộ môn khoa học nhân văn sẽ cho thấy là ngắn ngủi. Derrida đã bắt tay vào giải cấu trúc mô hình ngôn ngữ học mà ông dựa trên, và Lacan đưa lại vào đó yếu tố tính chủ quan. Điều không hề nhúc nhích, là tầm quan trọng tiên quyết được dành cho ngôn ngữ ở trong lý thuyết. Còn lại một việc là phải thay đổi hệ hình. Đó là việc [phong trào] Tháng Năm 1968 sẽ làm, không phải trên các chiến lũy, mà là trong địa hạt của suy tư.

Tôi đã không tham gia Tháng Năm 1968. Sau khi tìm mọi cách để đẩy lui kỳ quân dịch trong chiến tranh Algérie, tôi rời Paris năm 1965 để làm điều phối viên tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng hai năm. Rồi tôi trở thành giáo viên lưu động, giảng dạy Phê bình Mới tại Úc, rồi nhiều trường đại học Mỹ. Mãi từ năm 1970 tôi mới nối lại liên lạc về mặt tri thức với nước Pháp và khám phá cái sắp trở thành “lý thuyết” Pháp ở Mỹ. Khi ấy tôi đã tự bổ túc bằng cách tổ chức nhiều trường học hè Mỹ ở Pháp nơi tôi đã thành công trong việc làm cho tồn tại cùng lúc ở một nơi những cách tiếp cận lý thuyết đã loại trừ lẫn nhau tại Paris, cấu trúc luận kiểu Lévi-Strauss, giải cấu trúc kiểu Derrida, tâm phân học kiểu Lacan và cuối cùng là lý thuyết của Deleuze-Guattari.

Ông nói rằng cấu trúc luận là một lựa chọn có tính cách chính trị. Một cách chính xác thì phải hiểu cách nói này như thế nào?

Khi Ferdinand de Saussure, vào năm 1916, định nghĩa khái niệm giá trị thì ông đã không chỉ sáng chế hệ thống ngôn ngữ nói chung, mà ông còn mở ngôn ngữ cho nguyên lý tương đương của tư bản. Cho tới khi ấy các khoa học nhân văn vẫn là một lĩnh vực rất khép kín. Phải đợi cho tới khi các ký hiệu tách rời thêm nữa khỏi bệ đỡ biểu tượng của chúng thì toàn xã hội mới được sắp xếp ngay ngắn lại theo các trực giác của Bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Mặt khác, bản thân Saussure đã đưa giá trị ngôn ngữ học lại gần giá trị kinh tế. Cấu trúc luận là cách chuyển tự trực tiếp từ bước nhảy vọt về công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai (chủ nghĩa Taylor) thúc đẩy và những tàn phá trên diện rộng mà châu Âu phải gánh chịu từ cuộc chiến tranh tổng lực. Dấu hiệu thì đã được cảm nhận trong cuộc sống thường nhật ở giai đoạn hậu chiến, nhưng chỉ sau khi kết thúc chiến tranh Algérie người ta mới đột nhiên nhìn thấy rõ xã hội tiêu thụ ở Pháp.

Như vậy theo ông cấu trúc luận là phiên bản về mặt văn hóa của chủ nghĩa tư bản theo hướng kỹ trị. Nó có phục vụ cho chủ nghĩa tư bản không?

Các nhà tình thế chủ nghĩa đã tố cáo chủ nghĩa tiêu thụ như là sự xâm lấn của cảnh tượng, và hồi ấy Baudrillard nhìn thấy ở trong đó “một trường chính trị rộng mênh mông”. Cấu trúc luận là thành phần của vận hành “siêu hình học” này, cái hướng tới việc xóa bỏ các giai cấp. Đó là cuộc chiến tranh xã hội bằng các phương tiện khác. Như Henri Lefebvre đã viết về kiến trúc công nghiệp, tư bản thiết lập bài trí cho mình. Cấu trúc luận đã dự phần vào đó. Lôgic của nó được hình thành trên cơ sở tính chất có thể trao đổi của các ký hiệu, đó cũng là tính chất của tư bản. Với cấu trúc luận, thượng tầng kiến trúc chuyển sang hạ tầng cơ sở. Người ta có thể chào đón điều đó như là sự kết thúc của sản xuất, và quả đúng là như vậy. Văn hóa bước vào giai đoạn trở thành một tự nhiên thứ hai trong một thế giới hoàn toàn do các ký hiệu điều chỉnh. Lúc đó người ta không hình dung được rằng bản thân các ký hiệu cũng có thể tự xóa bỏ để nhường chỗ cho các tín hiệu [signal], khiến cho mọi khác biệt trở nên bất khả. Ngày nay chúng ta vẫn ở trong tình trạng đó.

Ngày hôm nay ông dành một vị trí như thế nào cho một văn chương suy tư hoặc tự suy tư? Có lúc nào ông quay trở về với Mallarmé hay Proust không? Lý thuyết còn thuộc vào những mối bận tâm của ông không?

Tôi vẫn luôn quan tâm tới các nhà văn và mặt khác tôi cũng đã luôn luôn giảng dạy tại một khoa văn học. Mallarmé là một trong những niềm say mê lớn của tôi, đến mức tôi chưa từng bao giờ xuất bản cái gì về ông - dạy về ông thôi với tôi đã là đủ; nhưng cũng còn có cả Artaud và Bataille nữa, vì những lý do trái ngược. Về phần Proust, ông vẫn không ngừng truyền cảm hứng cho mọi thứ tôi làm trong lý thuyết, và cả những nơi khác. Với tôi, văn chương vẫn luôn luôn là một công trình giúp xã hội trở nên sáng suốt thông qua những chuyển hóa mà nó tiến hành trên tính chủ quan. Cùng lúc, nó là một cái nhìn có tính cách phê phán - về mặt lý thuyết - về chính nó. Lý thuyết và văn chương vẫn không ngừng đồng hành và tra vấn lẫn nhau. Các lý thuyết gia lớn nhất là những người chưa bao giờ tuyên bố gì về lý thuyết, nhưng biến lý thuyết trở nên có thể. Suy tư lý thuyết, cũng như văn chương, là một sự mở ra với cái bên ngoài. Theo nghĩa này một cuộc đời không có “tính cách lý thuyết” là không đáng sống, và còn không đáng được viết ra hơn.

Ông chiếm giữ, với tư cách giám đốc tờ tạp chí Semiotext(e), một vị trí riêng rẽ trong trào lưu lý thuyết Pháp-Mỹ, ông đã quay qua bên các địa điểm nghệ thuật New York nhiều hơn rất nhiều so với bên học thuật. Đó có phải là một lựa chọn? Bằng cách nào mà ông đã đi tới đó?

Tôi được tuyển vào trường đại học Columbia vào năm 1972 để dạy văn chương Pháp và các khoa học nhân văn. Đó là khoa đại học có tính chất cấu trúc luận duy nhất trên cả nước, và chúng tôi đã nhanh chóng thành lập một nhóm chuyên về khoa học luận ký hiệu học nhằm đẩy nó lên, thoạt tiên là lấy cảm hứng từ Althusser và Derrida. Năm ấy, tôi đề nghị [Felix] Guattari dạy ở summer schoolSemiotext(e) về các đảo tự của Saussure đã, trên thực tế, được xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris trên tờ tạp chí của họ, Recherches. Đối lại, tôi đã tổ chức ở New York vào năm 1975 một cuộc gặp gỡ lớn của các triết gia theo dòng Nietzsche - [Gilles] Deleuze, Foucault, [Jean-François] Lyotard, Guattari - và các nghệ sĩ Mỹ mà tôi ngưỡng mộ: John Cage, Williams Burroughs, Richard Foreman… Cuộc hội thảo có tên “Schizo-culture” và chủ đề hướng tới nhà tù và chứng điên, các chủ đề được ưu tiên hồi đó. Schizo-culture trong mắt tôi chính là New York, một thành phố thời ấy đang phá sản, mà nước Mỹ đã bỏ rơi. Nó bị giao phó cho người nước ngoài, cho các freak, để mặc cho sống chết thế nào không quan tâm. Nó thật là đáng say mê. [trường học hè] của Columbia tại Paris và chúng tôi đã trở thành bạn. Chúng tôi đã quyết định cùng làm việc và tôi đã xin nghỉ làm một năm để làm việc với những người thuộc nhóm của ông, CERFI. Số đầu tiên của

Cuộc gặp của các lý thuyết gia Pháp và những người cấp tiến Mỹ, những người đổ dồn tới đó, đã diễn ra khá tệ, và sau đó tôi đã phần nào bị đẩy ra lề hoặc bị phê phán mạnh mẽ trong liên hệ với trường đại học và cũng bị chao đảo bởi trải nghiệm này. Tôi chỉ còn lại New York để hồi phục và chính bởi vậy mà tôi đã liên minh với thành phố nguy hiểm và kỳ diệu này. Nó đã dạy cho tôi trong một quãng thời gian rất ngắn, thường xuyên bằng chi phí do tôi trả, rằng lý thuyết không chỉ ở trong những cuốn sách, mà nó cũng có thể là một cái la bàn trong cơn bão. Chính bởi vậy mà tôi đã khám phá một thế giới ngầm [underground] New York, các club, acid rock, cả một thế giới mà tôi hoàn toàn chưa có ý niệm gì trong thời gian lang thang hồi những năm 1960. Đó chính là Tháng Năm 68 ở quy mô nhỏ. Các punk đã xuất hiện vào quãng thời gian đó và họ chính là những độc giả đầu tiên của chúng tôi cùng những người cấp tiến trẻ tuổi và các nhóm nghệ sĩ, nhà điện ảnh của “downtown” New York.

Người Pháp là những người thể nghiệm trên bình diện suy tư, người New York lại làm như vậy trên bình diện nghệ thuật. Từ đó mà có ý tưởng đặt chung những người không hề có ý thức mình có gì chung với nhau. Các triết gia Pháp là nghệ sĩ theo cách riêng của họ, và là những nghệ sĩ duy nhất mà người Pháp từng có trong vòng khoảng hai mươi năm nay. Các nghệ sĩ Mỹ làm triết học, ngay cả khi, vào lúc khởi đầu, họ nghi kỵ dân trí thức (sau đó thì chuyện đã thay đổi). Còn lại việc phải làm là đưa họ vào liên hệ để xem chuyện đó có thể mang lại gì. New York là một phòng thí nghiệm.

Ông đã định làm gì khi chuyển văn hóa lý thuyết Pháp vào văn hóa nghệ thuật New York?

Tôi đã không “chuyển” lý thuyết vào thế giới nghệ thuật, chính thế giới nghệ thuật đã chuyển vào lý thuyết đấy chứ. Họ đã làm vậy theo cách của mình, còn tôi theo cách của tôi. Theo một cách thức nào đó chúng tôi đã đi ngược dòng. Ý tưởng của tôi là lựa chọn những khái niệm ngõ hầu bám rễ trên một mảnh đất nước ngoài, và để mặc những khái niệm chỉ làm được một việc là tái tự tái tạo dựa trên văn hóa nơi chúng được đưa vào. Khi tới Mỹ, tôi mới khám phá Derrida và Lacan và trong một thời gian tôi đã chọn một cách tiến hành tương đồng, nhưng không lâu lắm thì tôi hiểu rằng giải cấu trúc đang đi theo hướng trường đại học Mỹ (quay trở lại với văn bản) trong khi tôi lại tìm cách thoát ra khỏi đó. Mọi thứ thoát thai từ ngôn ngữ, từ phân tích diễn ngôn, từ vô thức như ngôn ngữ với tôi đều có vẻ thuộc về châu Âu già cỗi, và nhất là nước Pháp, không có mấy điểm chung với thực tế nước Mỹ. Cuộc gặp với Guattari như vậy là thiên định, và tôi quay về với các lý thuyết có nhiều tính chất chính trị hơn, nhiều khả năng can dự hơn, nhiều năng lực hơn trong việc quay chủ nghĩa tư bản Mỹ chống lại chính nó hơn. Đó đồng thời cũng là hoàn thành mục tiêu mà chúng tôi tự đưa ra ở bước khởi đầu: giải phóng ký hiệu học khỏi mô hình ngôn ngữ học. Chắc chắn, ngôn ngữ là thứ diễn giải cho mọi thứ khác, nhưng nó chỉ là một trong các hệ thống ấy. Nghệ thuật mới là biểu hiện trực tiếp của nó. Nó đã bảo vệ cho tôi khỏi ngôn ngữ.

Đâu là những khác biệt chính yếu giữa các phiên bản Mỹ và phiên bản Pháp về lý thuyết?

Trên đường đi tôi đã khám phá rằng không hề có phiên bản Pháp, hoặc đúng hơn là người ta không bị buộc phải tôn trọng những rạn nứt về mặt tri thức đang xảy ra ở Pháp. Việc ở bên Mỹ dĩ nhiên đã giúp tôi rất nhiều: người Mỹ không hề có định kiến nào về những loại trừ qua lại diễn ra trong địa hạt tri thức Pháp. Họ đã tiếp nhận lý thuyết nguyên khối, trước hết để gạt bỏ nó, sau đó để hấp thu nó. Họ đã từ đó mà làm ra “French Theory”, lý thuyết từ nước ngoài đến (cũng là để đối nghịch với nước Đức, Trường phái Frankfurt khi ấy đã định cư tại Mỹ được rất lâu) và mặt khác cũng chính vì lý do ấy mà tôi đặt tên cho tủ sách lý thuyết của chúng tôi là foreign agents, các tác nhân từ nước ngoài. Điều mà người Pháp đã không thực sự hiểu, đó là ở Pháp chúng ta cũng từng là người nước ngoài. Là người nước ngoài ở bên trong, nhưng cũng là của bên ngoài. Cần phải phản bội/dịch, do vậy là sáng tạo ra một lộ trình không thuộc về những người này mà cũng không thuộc về những người kia. Đó không chỉ là cái “ở giữa” [l’entre-deux] theo lối Deleuze, mà còn là cái khác của họ [l’autre d’eux].

Người Mỹ rất thực dụng, nhưng không phải theo cái nghĩa của trường Oxford. Họ đã bước vào lý thuyết theo lối thực dụng, tìm cách rút ra từ đó một mối lợi về uy tín, về thăng tiến cá nhân và nghề nghiệp. Phiên bản Mỹ của lý thuyết đã không chỉ làm nhiều người trẻ tuổi phấn khích, hoặc thậm chí thay đổi đời họ, nó còn củng cố thêm những gì tồn tại từ trước, nó gia cố cho thế giới học thuật, nó mang lại nhiều vẻ rực rỡ và quyền lực hơn cho thế giới nghệ thuật đang trên đường biến thành một ngành công nghiệp. Nó đã biến các lý thuyết gia Pháp thành những thứ đồ vật được kính trọng, nhiều uy tín, được thờ phụng. Nó đã dựng lên cho họ những kim tự tháp nhằm chôn họ tốt hơn chừng nào tới lúc thay thế họ.

(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 263-270)

No comments:

Post a Comment