Bản sửa 14/12/2011
Philippe Sollers. Sinh năm 1936, nhà văn, lý thuyết gia, (đồng) sáng lập viên và giám đốc tạp chí Tel Quel (1960-1982) và của tủ sách cùng tên, sáng lập viên và giám đốc từ năm 1982 của tạp chí L’Infini. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm văn học (truyện và tiểu thuyết), chuyên khảo về các họa sĩ, tiểu sử, trò chuyện, cũng như tác phẩm lý thuyết và tập tiểu luận, đặc biệt là: Logiques[,]/(/1968/)/, L’Écriture et l’expérience des limites[,] /(/1968/)/, Sur le matérialisme[,] /(/1974/)/, Théorie des exceptions[,] /(/1985/)/, Éloge de l’Infini[,] /(/2001/)/, Discours parfait[,] /(/2010/)/.
Ông đã bước vào lý thuyết như thế nào, điều gì là quan trọng với ông ở thời điểm Tel Quel /rẽ sang bước ngoặt/ [rẽ ngoặt sang cái] lý thuyết?
Chính trong [bản thân] trải nghiệm về những gì tôi viết hồi ấy, bởi không thể có lý thuyết không đi kèm thực hành, [mà] câu hỏi dai dẳng về việc văn chương có thể nghĩ gì đã đặt ra. Theo tôi đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp thức nhưng có lẽ là vô cùng kỳ quặc vào đầu những năm 1960. Thời đó chúng /tôi/ [ta] có gì? Một sự nhạt nhẽo, một sự tầm thường hóa [của] các trải nghiệm văn chương vĩ đại /của/ [trong] quá khứ. Mối quan tâm của tôi là làm trỗi dậy những gì /vẫn/ bị coi là ngoài lề, những gì /vẫn/ bị vứt bỏ cả bởi giới học thuật xưa nay lẫn[, dĩ nhiên,] bởi sự thống trị của [Jean-Paul] Sartre cùng văn chương dấn thân. Vấn đề là làm sao cho tới một ngày sẽ có toàn tập tác phẩm của [Antonin] Artaud, của [Georges] Bataille, của [Francis] Ponge… chuyện ấy hồi đó không hề /khả thi/ [nhìn thấy trước được]. Những cái đó bị tản mát và không hề được công nhận, không hề được đặt vào một vị trí trung tâm. Văn chương có suy nghĩ không? Có. Nó có nghĩ nhiều hơn phê bình văn học không? Điều này là hiển nhiên. Nó có nghĩ nhiều hơn và vượt qua cả triết học? Điều này sẽ tạo tiền đề cho một số cuộc gặp gỡ và tranh luận với các triết gia hoặc nhà tư tưởng của thời ấy.
Ông có định nghĩa mối quan tâm /dành cho/ [đối với] lý thuyết của mình, /hoặc/ [tức đối với] một thứ văn chương suy nghĩ, là có bản tính chính trị không?
Thực hành là cái dẫn dắt chính trị chứ không phải /là/ ngược lại, vì nếu muốn dựng lịch sử chính trị về văn chương hay tư tưởng, bạn sẽ có được các đơn giản hóa tệ hại, những thứ sẽ không được /tóm lấy/ [nắm bắt] trong dòng chảy của trải nghiệm thực tiễn. Việc thơ ca trở nên thảm hại như vậy, trong khi nó mang trong mình chiến tranh, ngay lập tức có thể được diễn giải bằng các thuật ngữ chính trị. /Khi ấy/ [Thế là] chiến tranh nổ ra và phải xem vào thời điểm đó đâu có thể là những chiến lược /có thể/ [được] áp dụng. [Về nguyên tắc,] /T/[t]a biết rất rõ kẻ thù ở đâu, /theo định nghĩa,/ và các đồng minh có thể ở đâu, chính họ cũng sẽ bị tập hậu tùy thời điểm. [Vậy nên] /V/[v]ào lúc ấy cũng có - đây là cách thức [diễn giải theo lối] chính trị - khả năng đổ tội, chẳng hạn như là cho trường đại học, chẳng hạn như là cho phê bình văn học, chẳng hạn như là cho Viện Hàn lâm Pháp. Nước Pháp là một đất nước nặng tính chất định chế, đừng bao giờ quên điều đó. Chính đó, trong các định chế, người ta có thể - người ta từng có thể, bởi sau đó thì không nữa rồi - đổ tội cho sự ngu dốt từng hoành hành. Nếu đột nhiên bạn có khả năng cho thấy những người nắm giữ các vị trí quan trọng ngu dốt đến mức nào, xuẩn ngốc hay kém cỏi đến mức nào, thì thật là cám dỗ. Đó chính là điều chúng tôi đã làm, tôi tin vậy, với một liều lượng rất cao. Đừng quên rằng vào thời điểm ấy [Roland] Barthes còn chưa vào Collège de France, [Jacques] Derrida còn hoàn toàn chưa được biết đến, [Michel] Foucault mới khởi sự, [Jacques] Lacan thì /nằm/ [bị đẩy ra] ngoài lề. Chúng tôi thấy rằng mắt xích yếu là trường đại học. Chúng tôi đã làm mọi thứ mình có thể và theo thời gian chuyện đó cũng chẳng mấy tích sự gì.
Đôi khi người ta gán thành công của lý thuyết cho [phong trào] tháng Năm 1968. Điều đó có nghiêm túc không? Có mối liên hệ nào giữa các định đề lý thuyết do một tờ tạp chí như Tel Quel đưa ra /với/ [và] tháng Năm 1968 hay không?
Tôi tin rằng những gì quan trọng nhất của tháng Năm 1968 đã có sẵn ở đó ít nhất là trước ba năm, những gì quan trọng thực sự, những gì xuất phát từ thực hành. Nếu xem xét năm 1966 và 1967, ta đã có La Société du spectacle [Xã hội cảnh tượng] của Guy Debord, theo một cách thức kém quan trọng hơn nhưng cũng rất ấn tượng là Traité de savoir-vivre à l’usage des jeunes générations [Khảo luận về xử thế dành cho các thế hệ trẻ] của Raoul Vaneigem, và cũng có cả [việc xuất bản] cuốn sách của Marcelin Playnet viết về Lautréamont /được xuất bản/, được coi như là sợi chỉ đỏ dẫn đường. Tất cả đều là vào năm 1967, năm ấy đã có một dạng thức của sôi sục rồi. Từ đó mà có chiến thuật và chiến lược của hồi /đó/ [ấy], đặc biệt là trong quan hệ với đảng /c/[C]ộng sản: chẳng hạn [Louis] Aragon có vẻ muốn nhớ đến Lautréamont một cách thận trọng, [vậy nên] không phải là đáng bỏ qua [như thế] đâu, mặt khác tác phẩm của ông ấy rất đáng kinh ngạc [đấy].
Rồi năm 1968 đến. Mắt xích yếu nằm ở đâu? Là trường đại học. Điều này không thể làm chúng tôi buồn phiền, trái lại mới đúng. Ngược lại, mối bất hòa với đảng /c/[C]ộng sản, cái, ta đừng quên, /hồi ấy/ vô cùng hùng mạnh [vào hồi ấy], mối bất hòa đó bắt đầu trở nên nặng nề và, lẽ dĩ nhiên, vào năm 1968, mối quan tâm chính yếu là tìm cách làm nổ tung sự gò bó mà những người cộng sản và phái de Gaulle vẫn duy trì, làm tan biến đi cái sự cũ kỹ ấy. Đối thủ chính vào thời điểm đó là đảng /c/[C]ộng sản. Phải mất hai năm mới rút ra được hết các bài học từ sự đồng hành ngu xuẩn đó, nhưng là sự đồng hành dù sao cũng có ích. Rồi chúng tôi chuyển qua chủ nghĩa Mao cực đoan rồi cũng sẽ bị rời bỏ vài năm sau đó. Vậy nên sẽ là một cái gì đó rất kỳ khôi nếu ngày hôm nay tôi bị coi là người theo chủ nghĩa Mao, cái đó tôi thấy thích thú bởi mục đích [hồi ấy] là có được tiếp xúc [ở mức độ] nền tảng với văn hóa Trung Quốc. Nếu ông xem các số Tel Quel /hồi ấy/ [ra vào giai đoạn ấy], có những gì cần của cách dụng ngôn theo kiểu Mao hoặc mác xít, nhưng nhất là có hàng đống cuộc điều tra [mang tính] hệ thống về văn hóa, về văn minh, sự viết, thơ ca và hội họa Trung Quốc. Nếu ngày hôm nay muốn làm bản kiểm kê, tôi vẫn không thể nói về Trung Quốc với quá năm hay sáu người là tối đa, điều này đặc biệt vô lý khi ta nghĩ rằng Trung Quốc đang, dù cho ta có muốn hay không, trở thành cường quốc lớn nhất thế giới.
Các định đề lý thuyết được đưa ra trong những năm 1960 và 1970 có tạo ra các hiệu ứng không? Giờ [thì] còn lại gì từ đó?
Điều thứ nhất: ngôn ngữ. Điều thứ hai: ngôn ngữ. Điều thứ ba: ngôn ngữ. Điều thứ tư: ngôn ngữ. Quan trọng là /suy tư của chính ngôn ngữ/ [bản thân suy tư về ngôn ngữ]: ở đây thì không có biến tấu nào, tức chúng tôi đã coi trọng nó theo lối bất di bất dịch và đó là một vấn đề quan trọng đến mức nó [có thể] làm lay chuyển cả một nền văn hóa vào một thời điểm [nào đó]. Sự tiến đến 1968, bởi chúng ta đang nói tới điều đó, là một sự tiến đến cách mạng, [đúng là] một thời điểm /tạo ra/ [gây]/mạnh mẽ/. Và sự bình thường hóa đã /phải mất một thời gian trong suốt những năm 1970/ [diễn ra trong suốt những năm 1970], và kể từ những năm 1980 hoặc 1990, /thực sự là một sự thoái lui/ [đó là sự thoái lui hoàn toàn]. Tra vấn thường hằng /về/ [của] ngôn ngữ và sự viết: đó là gì, ngôn từ [đó] là gì, điều gì đã mang ngôn từ đến với ngôn từ với tư cách ngôn từ, để dẫn lời chỉ một Heidegger, nhà tư tưởng cũng rất bị phản đối, nhưng theo tôi là nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ XX và rất lớn lao. Vậy tức là Lacan, tất tật những thứ đó, /là/ [nằm ở] /sự/ [trên đà] thoái lui và, theo tôi, gần như chẳng còn lại gì đâu. Điều này hoàn toàn không có nghĩa nó bị vượt qua hay bị lãng quên, cái đó sẽ còn trỗi dậy vào thời điểm có ích. lay chuyển
Như vậy đó là một cuộc chiến không bị thua, cần thực hiện lại, dưới các hình thức khác. Dưới các hình thức nào?
Cứ tiếp tục không ngừng, và đó cũng là thời điểm, ông đã thấy rồi đấy, khi Tel Quel chuyển thành L’Infini. Tôi xin thông báo với ông rằng chúng tôi sắp ra [tới] số 109 rồi đấy. Mà cứ như thể nó /không/ [chưa] hề tồn tại vậy: người ta luôn luôn nói tới Tel Quel mà chẳng bao giờ nói tới L’Infini, xét về dài hạn điều này là rất kỳ cục, bởi tờ tạp chí đã tồn tại được hai mươi bảy năm tính đến nay rồi.
Ngày nay ông có bảo vệ toàn bộ các vị thế đã chọn cùng Tel Quel không? Có những điều nào ông chối bỏ, những điều ông nuối tiếc, những điều ông sẽ làm khác đi không?
Không gì hết, tôi sẽ vẫn làm mọi chuyện theo cùng cách ấy. Mọi thứ đã diễn ra theo /những/ [các][từng] có /được/ để bảo vệ cái gì đó như là văn chương mà không nắm lấy nó ở hình thức chật hẹp hoặc [thậm chí] có tính chất đại học [của nó], mà như một điều quan trọng siêu hình nền tảng. Không có gì phải hối tiếc hết, đó là các tương quan lực lượng, chỉ vậy thôi. Chắc chắn chúng tôi đã thua nhiều trận, nhưng hẳn là không thua cả cuộc chiến. tương quan lực lượng, tôi nghĩ đó là cách duy nhất
Đối với ông, liệu một cuốn sách như Théorie d’ensemble [Lý thuyết tập hợp; tập hợp những bài viết quan trọng của các thành viên nhóm Tel Quel] ngày nay có còn hiểu được? Ông trả lời như thế nào với những người hiện nay cũng như xưa kia trách cứ trào lưu này ở lối dùng biệt ngữ của nó, đặc trưng khó hiểu hay mù mờ của nó?
Tôi chẳng có gì để tự biện hộ hết, nó có sự sáng sủa đáng kinh ngạc. Thời ấy đã vậy rồi, là chuyện [Raymond] Picard chống Barthes, [là chuyện] Lacan bị trách là dùng quá nhiều biệt ngữ, v.v… Vẫn chính những người ấy ngày hôm nay nêu lên /những/ [loại] trách cứ đó, trừ mỗi một điều là họ trẻ hơn. Họ không nhận ra rằng xét cho cùng họ là những người đã già. Họ rất già, còn tôi cứ mỗi ngày lại thấy mình trẻ ra, tôi nghĩ mình [từng] luôn luôn có lý, tôi thấy ghê sợ những trò tự kiểm.
Vậy là, ngay cả về các chủ đề chẳng hạn như cái chết của tác giả, ông vẫn khăng khăng, vẫn ký tên mình vào?
Cái chết của tác giả cũ là cần thiết, đó là một giai đoạn khủng bố, ta hãy nói rõ mọi chuyện. Quả thực chúng tôi đã thực thi một dạng khủng bố nào đó đối với trường đại học, với sự kinh viện… Bởi vấn đề tác giả một lần nữa lại là hoàn toàn mở ngỏ. Tác giả có những căn cước “xích lại gần nhau-số nhiều” như tôi vẫn nói, và vậy nên ngày nay đó không phải tác giả của ngày xưa, mà là một điều khác hẳn. Đó là một chuyện không thể được quyết định bởi /thông lệ của giới hàn lâm/ [bộ lễ phục của ông hàn], phê bình văn học lẫn trường đại học.
Ông đã phản ứng như thế nào, ngày hôm nay ông sẽ phản ứng như thế nào trước việc Đại học chiêu hồi lý thuyết, trước sự hàn lâm hóa của lý thuyết?
Sự hàn lâm hóa này chính là lý do khiến Tel Quel phải ngừng hoạt động /và/ [để] chuyển sang [làm][là cái đó], nhưng theo một cách khác hẳn, nếu ông muốn. L’Infini đã tồn tại được hai mươi bảy năm, và ở đây thì cứ xem danh mục của nó /để/ [là]/từ/ các nhà văn, điều ta chưa bao giờ thực sự được chứng kiến kể từ chủ nghĩa siêu thực. Điều đáng kể là những người sáng tạo hay các sáng tạo. Bên Ý, có các nhóm, Nhóm 63 chẳng hạn, nhưng nó đã biến mất. Ở Đức tình hình cũng tương tự. Ngày nay có rất ít nhà sáng tạo tự hỏi mình đang làm gì khi làm việc đó, chỉ đơn giản thế thôi. Một trong những người hiếm hoi là Philip Roth, ông ấy còn là một người bạn [của tôi] nữa. Văn chương đang rơi vào hiểm nguy lớn ở mọi nơi, và đó không chỉ là quan điểm của tôi, nó còn được chia sẻ bởi tất cả những ai ngày nay đang sống trong một dạng thức cô đơn. cái khác, theo một cách khác. Cũng /như vậy/ thấy tất cả những gì nó đã đăng. Đại học không muốn biết nó, mặc kệ chứ, có sao đâu. Ngược lại, toàn bộ lý thuyết văn học đã được xuất khẩu ồ ạt sang các trường đại học Mỹ, Đức, v.v… Nhưng không còn là chung những điều ấy nữa ngay khi chúng bị chiêu hồi bởi sự quản lý tri thức đại học, điều rất khác với một thứ tiền phong chủ nghĩa, cái tự nó đã kích hoạt cho một suy tư lý thuyết. Đối với chúng tôi tính chất đặc biệt của cuộc phiêu lưu, nó nằm ở đó, nghĩa là thông qua thực hành mà đột nhiên ta có
Ngày nay và trong tương lai liệu có chỗ cho cái lý thuyết không? Ông có cảm /thấy/ [nhận] nó như một điều gì đó bị khuyết thiếu, như một sự cần thiết không?
---------------------
Philippe Sollers, vẫn tối mù, như mọi khi :p và vẫn hiếu chiến như xưa
Philippe Sollers. Sinh năm 1936, nhà văn, lý thuyết gia, (đồng) sáng lập viên và giám đốc tạp chí Tel Quel (1960-1982) và của tủ sách cùng tên, sáng lập viên và giám đốc từ năm 1982 của tạp chí L’Infini. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm văn học (truyện và tiểu thuyết), chuyên khảo về các họa sĩ, tiểu sử, trò chuyện, cũng như tác phẩm lý thuyết và tập tiểu luận, đặc biệt là: Logiques (1968), L’Écriture et l’expérience des limites (1968), Sur le matérialisme (1974), Théorie des exceptionsÉloge de l’Infini (2001), Discours parfait (2010). (1985),
Ông đã bước vào lý thuyết như thế nào, điều gì là quan trọng với ông ở thời điểm Tel Quel rẽ sang bước ngoặt lý thuyết?
Chính trong trải nghiệm về những gì tôi viết hồi ấy, bởi không thể có lý thuyết không đi kèm thực hành, câu hỏi dai dẳng về việc văn chương có thể nghĩ gì đã đặt ra. Theo tôi đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp thức nhưng có lẽ là vô cùng kỳ quặc vào đầu những năm 1960. Thời đó chúng tôi có gì? Một sự nhạt nhẽo, một sự tầm thường hóa các trải nghiệm văn chương vĩ đại của quá khứ. Mối quan tâm của tôi là làm trỗi dậy những gì vẫn bị coi là ngoài lề, những gì vẫn bị vứt bỏ cả bởi giới học thuật xưa nay lẫn bởi sự thống trị của [Jean-Paul] Sartre cùng văn chương dấn thân. Vấn đề là làm sao cho tới một ngày sẽ có toàn tập tác phẩm của [Antonin] Artaud, của [Georges] Bataille, của [Francis] Ponge… chuyện ấy hồi đó không hề khả thi. Những cái đó bị tản mát và không hề được công nhận, không hề được đặt vào một vị trí trung tâm. Văn chương có suy nghĩ không? Có. Nó có nghĩ nhiều hơn phê bình văn học không? Điều này là hiển nhiên. Nó có nghĩ nhiều hơn và vượt qua cả triết học? Điều này sẽ tạo tiền đề cho một số cuộc gặp gỡ và tranh luận với các triết gia hoặc nhà tư tưởng của thời ấy.
Ông có định nghĩa mối quan tâm dành cho lý thuyết của mình, hoặc một thứ văn chương suy nghĩ, là có bản tính chính trị không?
Thực hành là cái dẫn dắt chính trị chứ không phải là ngược lại, vì nếu muốn dựng lịch sử chính trị về văn chương hay tư tưởng, bạn sẽ có được các đơn giản hóa tệ hại, những thứ sẽ không được tóm lấy trong dòng chảy của trải nghiệm thực tiễn. Việc thơ ca trở nên thảm hại như vậy, trong khi nó mang trong mình chiến tranh, ngay lập tức có thể được diễn giải bằng các thuật ngữ chính trị. Khi ấy chiến tranh nổ ra và phải xem vào thời điểm đó đâu có thể là những chiến lược có thể áp dụng. Ta biết rất rõ kẻ thù ở đâu, theo định nghĩa, và các đồng minh có thể ở đâu, chính họ cũng sẽ bị tập hậu tùy thời điểm. Vào lúc ấy cũng có - đây là cách thức chính trị - khả năng đổ tội, chẳng hạn như là cho trường đại học, chẳng hạn như là cho phê bình văn học, chẳng hạn như là cho Viện Hàn lâm Pháp. Nước Pháp là một đất nước nặng tính chất định chế, đừng bao giờ quên điều đó. Chính đó, trong các định chế, người ta có thể - người ta từng có thể, bởi sau đó thì không nữa rồi - đổ tội cho sự ngu dốt từng hoành hành. Nếu đột nhiên bạn có khả năng cho thấy những người nắm giữ các vị trí quan trọng ngu dốt đến mức nào, xuẩn ngốc hay kém cỏi đến mức nào, thì thật là cám dỗ. Đó chính là điều chúng tôi đã làm, tôi tin vậy, với một liều lượng rất cao. Đừng quên rằng vào thời điểm ấy [Roland] Barthes còn chưa vào Collège de France, [Jacques] Derrida còn hoàn toàn chưa được biết đến, [Michel] Foucault mới khởi sự, [Jacques] Lacan thì nằm ngoài lề. Chúng tôi thấy rằng mắt xích yếu là trường đại học. Chúng tôi đã làm mọi thứ mình có thể và theo thời gian chuyện đó cũng chẳng mấy tích sự gì.
Đôi khi người ta gán thành công của lý thuyết cho [phong trào] tháng Năm 1968. Điều đó có nghiêm túc không? Có mối liên hệ nào giữa các định đề lý thuyết do một tờ tạp chí như Tel Quel đưa ra với tháng Năm 1968 hay không?
Tôi tin rằng những gì quan trọng nhất của tháng Năm 1968 đã có sẵn ở đó ít nhất là trước ba năm, những gì quan trọng thực sự, những gì xuất phát từ thực hành. Nếu xem xét năm 1966 và 1967, ta đã có La Société du spectacle [Xã hội cảnh tượng] của Guy Debord, theo một cách thức kém quan trọng hơn nhưng cũng rất ấn tượng là Traité de savoir-vivre à l’usage des jeunes générations [Khảo luận về xử thế dành cho các thế hệ trẻ] của Raoul Vaneigem, và cũng có cả cuốn sách của Marcelin Playnet viết về Lautréamont được xuất bản, được coi như là sợi chỉ đỏ dẫn đường. Tất cả đều là vào năm 1967, năm ấy đã có một dạng thức của sôi sục rồi. Từ đó mà có chiến thuật và chiến lược của hồi đó, đặc biệt là trong quan hệ với đảng cộng sản: chẳng hạn Aragon có vẻ muốn nhớ đến Lautréamont một cách thận trọng, không phải là đáng bỏ qua đâu, mặt khác tác phẩm của ông ấy rất đáng kinh ngạc.
Rồi năm 1968 đến. Mắt xích yếu nằm ở đâu? Là trường đại học. Điều này không thể làm chúng tôi buồn phiền, trái lại mới đúng. Ngược lại, mối bất hòa với đảng cộng sản, cái, ta đừng quên, hồi ấy vô cùng hùng mạnh, mối bất hòa đó bắt đầu trở nên nặng nề và, lẽ dĩ nhiên, vào năm 1968, mối quan tâm chính yếu là tìm cách làm nổ tung sự gò bó mà những người cộng sản và phái de Gaulle vẫn duy trì, làm tan biến đi cái sự cũ kỹ ấy. Đối thủ chính vào thời điểm đó là đảng cộng sản. Phải mất hai năm mới rút ra được hết các bài học từ sự đồng hành ngu xuẩn đó, nhưng là sự đồng hành dù sao cũng có ích. Rồi chúng tôi chuyển qua chủ nghĩa Mao cực đoan rồi cũng sẽ bị rời bỏ vài năm sau đó. Vậy nên sẽ là một cái gì đó rất kỳ khôi nếu ngày hôm nay tôi bị coi là người theo chủ nghĩa Mao, cái đó tôi thấy thích thú bởi mục đích là có được tiếp xúc nền tảng với văn hóa Trung Quốc. Nếu ông xem các số Tel Quel hồi ấy, có những gì cần của cách dụng ngôn theo kiểu Mao hoặc mác xít, nhưng nhất là có hàng đống cuộc điều tra hệ thống về văn hóa, về văn minh, sự viết, thơ ca và hội họa Trung Quốc. Nếu ngày hôm nay muốn làm bản kiểm kê, tôi vẫn không thể nói về Trung Quốc với quá năm hay sáu người là tối đa, điều này đặc biệt vô lý khi ta nghĩ rằng Trung Quốc đang, dù cho ta có muốn hay không, trở thành cường quốc lớn nhất thế giới.
Các định đề lý thuyết được đưa ra trong những năm 1960 và 1970 có tạo ra các hiệu ứng không? Giờ còn lại gì từ đó?
Điều thứ nhất: ngôn ngữ. Điều thứ hai: ngôn ngữ. Điều thứ ba: ngôn ngữ. Điều thứ tư: ngôn ngữ. Quan trọng là suy tư của chính ngôn ngữ: ở đây thì không có biến tấu nào, tức chúng tôi đã coi trọng nó theo lối bất di bất dịch và đó là một vấn đề quan trọng đến mức nó làm lay chuyển cả một nền văn hóa vào một thời điểm. Sự tiến đến 1968, bởi chúng ta đang nói tới điều đó, là một sự tiến đến cách mạng, một thời điểm tạo ra lay chuyển mạnh mẽ. Và sự bình thường hóa đã phải mất một thời gian trong suốt những năm 1970, và kể từ những năm 1980 hoặc 1990, thực sự là một sự thoái lui. Tra vấn thường hằng về ngôn ngữ và sự viết: đó là gì, ngôn từ là gì, điều gì đã mang ngôn từ đến với ngôn từ với tư cách ngôn từ, để dẫn lời chỉ một Heidegger, nhà tư tưởng cũng rất bị phản đối, nhưng theo tôi là nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ XX và rất lớn lao. Vậy tức là Lacan, tất tật những thứ đó, là sự thoái lui và, theo tôi, gần như chẳng còn lại gì đâu. Điều này hoàn toàn không có nghĩa nó bị vượt qua hay bị lãng quên, cái đó sẽ còn trỗi dậy vào thời điểm có ích.
Như vậy đó là một cuộc chiến không bị thua, cần thực hiện lại, dưới các hình thức khác. Dưới các hình thức nào?
Cứ tiếp tục không ngừng, và đó cũng là thời điểm, ông đã thấy rồi đấy, khi Tel Quel chuyển thành L’Infini. Tôi xin thông báo với ông rằng chúng tôi sắp ra số 109 rồi đấy. Mà cứ như thể nó không hề tồn tại vậy: người ta luôn luôn nói tới Tel Quel mà chẳng bao giờ nói tới L’Infini, xét về dài hạn điều này là rất kỳ cục, bởi tờ tạp chí đã tồn tại được hai mươi bảy năm tính đến nay rồi.
Ngày nay ông có bảo vệ toàn bộ các vị thế đã chọn cùng Tel Quel không? Có những điều nào ông chối bỏ, những điều ông nuối tiếc, những điều ông sẽ làm khác đi không?
Không gì hết, tôi sẽ vẫn làm mọi chuyện theo cùng cách ấy. Mọi thứ đã diễn ra theo những tương quan lực lượng, tôi nghĩ đó là cách duy nhất có được để bảo vệ cái gì đó như là văn chương mà không nắm lấy nó ở hình thức chật hẹp hoặc có tính chất đại học, mà như một điều quan trọng siêu hình nền tảng. Không có gì phải hối tiếc hết, đó là các tương quan lực lượng, chỉ vậy thôi. Chắc chắn chúng tôi đã thua nhiều trận, nhưng hẳn là không thua cả cuộc chiến.
Đối với ông, liệu một cuốn sách như Théorie d’ensemble [Lý thuyết tập hợp; tập hợp những bài viết quan trọng của các thành viên nhóm Tel Quel] ngày nay có còn hiểu được? Ông trả lời như thế nào với những người hiện nay cũng như xưa kia trách cứ trào lưu này ở lối dùng biệt ngữ của nó, đặc trưng khó hiểu hay mù mờ của nó?
Tôi chẳng có gì để tự biện hộ hết, nó có sự sáng sủa đáng kinh ngạc. Thời ấy đã vậy rồi, là chuyện [Raymond] Picard chống Barthes, Lacan bị trách là dùng quá nhiều biệt ngữ, v.v… Vẫn chính những người ấy ngày hôm nay nêu lên những trách cứ đó, trừ mỗi một điều là họ trẻ hơn. Họ không nhận ra rằng xét cho cùng họ là những người đã già. Họ rất già, còn tôi cứ mỗi ngày lại thấy mình trẻ ra, tôi nghĩ mình luôn luôn có lý, tôi thấy ghê sợ những trò tự kiểm.
Vậy là, ngay cả về các chủ đề chẳng hạn như cái chết của tác giả, ông vẫn khăng khăng, vẫn ký tên mình vào?
Cái chết của tác giả cũ là cần thiết, đó là một giai đoạn khủng bố, ta hãy nói rõ mọi chuyện. Quả thực chúng tôi đã thực thi một dạng khủng bố nào đó đối với trường đại học, với sự kinh viện… Bởi vấn đề tác giả một lần nữa lại là hoàn toàn mở ngỏ. Tác giả có những căn cước “xích lại gần nhau-số nhiều” như tôi vẫn nói, và vậy nên ngày nay đó không phải tác giả của ngày xưa, mà là một điều khác hẳn. Đó là một chuyện không thể được quyết định bởi thông lệ của giới hàn lâm, phê bình văn học lẫn trường đại học.
Ông đã phản ứng như thế nào, ngày hôm nay ông sẽ phản ứng như thế nào trước việc Đại học chiêu hồi lý thuyết, trước sự hàn lâm hóa của lý thuyết?
Sự hàn lâm hóa này chính là lý do khiến Tel Quel phải ngừng hoạt động và chuyển sang cái khác, theo một cách khác. Cũng như vậy, nhưng theo một cách khác hẳn, nếu ông muốn. L’Infini đã tồn tại được hai mươi bảy năm, và ở đây thì cứ xem danh mục của nó để thấy tất cả những gì nó đã đăng. Đại học không muốn biết nó, mặc kệ chứ, có sao đâu. Ngược lại, toàn bộ lý thuyết văn học đã được xuất khẩu ồ ạt sang các trường đại học Mỹ, Đức, v.v… Nhưng không còn là chung những điều ấy nữa ngay khi chúng bị chiêu hồi bởi sự quản lý tri thức đại học, điều rất khác với một thứ tiền phong chủ nghĩa, cái tự nó đã kích hoạt cho một suy tư lý thuyết. Đối với chúng tôi tính chất đặc biệt của cuộc phiêu lưu, nó nằm ở đó, nghĩa là thông qua thực hành mà đột nhiên ta có từ các nhà văn, điều ta chưa bao giờ thực sự được chứng kiến kể từ chủ nghĩa siêu thực. Điều đáng kể là những người sáng tạo hay các sáng tạo. Bên Ý, có các nhóm, Nhóm 63 chẳng hạn, nhưng nó đã biến mất. Ở Đức tình hình cũng tương tự. Ngày nay có rất ít nhà sáng tạo tự hỏi mình đang làm gì khi làm việc đó, chỉ đơn giản thế thôi. Một trong những người hiếm hoi là Philip Roth, ông ấy còn là một người bạn [của tôi] nữa. Văn chương đang rơi vào hiểm nguy lớn ở mọi nơi, và đó không chỉ là quan điểm của tôi, nó còn được chia sẻ bởi tất cả những ai ngày nay đang sống trong một dạng thức cô đơn.
Ngày nay và trong tương lai liệu có chỗ cho cái lý thuyết không? Ông có cảm thấy nó như một điều gì đó bị khuyết thiếu, như một sự cần thiết không?
Cái lý thuyết là điều cần thiết, điều đó người ta sẽ cảm nhận được ở chặng cuối sự tầm thường hóa chung và sự thảm hại toàn cầu. Đó sẽ là một vấn đề về sống sót nhưng, cho điều đó, có những người sáng tạo, tức là những người coi đó là vấn đề sống chết, tóm lại, một vấn đề về sống sót liên quan tới việc suy nghĩ những gì họ làm. Thời đó đã diễn ra, ta đã thấy những gì ta thấy, dù sao thì cũng có những cuốn sách rất quan trọng còn lại. Cần phải có một khả năng sáng tạo. [Claude] Lévi-Strauss đã có một khả năng sáng tạo, Lacan cũng vậy, Derrida cũng vậy, Foucault cũng vậy, [Gilles] Deleuze cũng vậy, và vậy nên nhất thiết văn chương đã liên can vào đó vào một thời điểm nào đó; mặt khác là bằng kinh nghiệm xương máu của họ bởi cọ xát với văn chương không nhất thiết là điều gì đó các nhà tư tưởng đoái hoài. Lacan vấp phải [James] Joyce không vượt qua nổi, ông ấy đã chuyển từ [André] Gide sang Joyce mà không thực sự có đủ năng lực về Joyce, nhưng đã quá muộn rồi. Ở một thời điểm Derrida đã muốn đi lại chặng đường, ông quan tâm tới [Jean] Genet, tới Ponge, v.v…, nhưng đã quá muộn rồi. Giờ đây phải có các nhà tư tưởng có thể là những nhà sáng tạo lý thuyết, bị văn chương hấp dẫn nhưng lại không được cố làm như nó. Tôi nghĩ ta có thể rút ra từ mọi cuốn sách cũ mà tôi viết và cả những cuốn sách tôi đã xuất bản từ cái gì đó mang một tầm vóc lý thuyết lớn nếu chịu đọc, điều này không có tại những nơi trao giải thưởng - những giải thưởng theo định hướng hàng hóa hoặc chỉ đơn giản là theo hướng bảng danh dự trường đại học.
(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 296-302)
Sắp hết cuốn rồi nhỉ ;)) lý thuyết muôn năm :D
ReplyDeleteTrong loạt này em thấy thú vị nhất là bài của Culler nói về việc "thi pháp hệ thống" bị bỏ rơi ở Mỹ. (mà từ gốc là gì ấy nhỉ, nghe cứ kì kì?)
khồng, có hơn 20 bài phỏng vấn cơ, mà đó mới chỉ là phần phụ lục :p cứ đợi đấy, có bài Hillis Miller, Kristeva và Ricardou còn máu hơn cơ :p
ReplyDeleteSollers có 1 cuốn tuyệt lắm, là tiểu thuyết, hình như đầu tay thì phải, Une curieuse solitude. Sau nghe nói, ông từ cuốn nay, không nhắc tới nữa.
ReplyDeletevâng, tôi cũng nhớ vậy, hình như Sollers chỉ tính những gì viết ra kể từ 1960 là tác phẩm "chính thức" của , từ "Le Parc" thì phải; trong số tiểu thuyết của Sollers tôi nhớ nhất "Femmes" (từng được Houellebecq nhắc tới, đại khái rất mỉa :d) và Paradis I và Paradis II, chả có cái dấu chấm nào, tiểu luận thì nhiều nhưng có một cái đáng nhớ là "Le Chevalier du Louvre" về Vivant Denon, gây nên sự hục hặc với Milan Kundera (La Lenteur); hồi ký "Un vrai roman" tôi từng nói đến trên blog này
ReplyDeleteà quên, "thi pháp hệ thống" là từ "poétique systématique" (thi pháp (có tính cách) hệ thống"
ReplyDelete