Nov 3, 2011

[VCLN] Stierle


1.

«... j’ai beaucoup aimé les premiers travaux de Ricardou, à cause de leur clarté et de leur sobriété » (tr.303).

«tôi từng rất yêu quý những công trình đầu tiên của [Jean] Ricardou, ở vào tính sáng sủa và sự tỉnh táo của chúng» (Cao Việt Dũng).

Không hiểu ông Cao Việt Dũng tìm đâu ra nghĩa của «sobriét黫sự tỉnh táo»?

Câu này đơn giản như vầy:

«tôi từng rất yêu quý những công trình đầu tiên của Ricardou, vì chúng sáng sủa và giản dị»

-----------

Tìm đâu ra nghĩa “tỉnh táo” à? Ở trong từ điển chứ ở đâu.

Đây là toàn bộ ghi nhận về “sobriété” trên TLFi:

SOBRIÉTÉ, subst. fém.

A. Tempérance dans le boire et le manger. Synon. frugalité. Sobriété exemplaire, monacale; sobriété castillane, écossaise, spartiate. Le régime hivernal est sévère. Les repas de claustration rigoureuse alternent avec les jeûnes de la solitude (...). Aussi, est-ce un lait avare qu'elles versent aux flancs des mères, un lait dur que sucent les nourrissons. De là sans doute la sobriété proverbiale de l'isard (PESQUIDOUX, Chez nous, 1921, p. 34). D'une grande sobriété et d'une grande tempérance, il ne choisit jamais ses mets, mange indifféremment ce qu'on lui présente (FARAL, Vie temps st Louis, 1942, p. 22).
En partic. Fait de ne pas boire ou de boire peu de boissons alcoolisées. Anton. intempérance, ivrognerie. Régime de sobriété; pratiquer la sobriété. Dès que l'eau-de-vie, forte et poivrée, lui eut touché le palais et la langue, réveillant plus vive, après cette longue sobriété, la sensation aimée et désirée de l'alcool qui caresse, et pique, et aromatise, et brûle la bouche, il comprit qu'il boirait la bouteille (MAUPASS., Contes et nouv., t. 1, 25 francs, 1888, p. 254). Lui, l'homme dont on raillait la sobriété, il but, presque d'un trait, sans attendre que le sucre fût fondu, un grand verre d'absinthe (BENOIT, Atlant., 1919, p. 25).
En compos. Santé-sobriété. [Slogan publicitaire de la Prévention routière] (Ds Info santé, 1978, n o 16).
B. Modération, mesure, discrétion. Anton. enflure, exagération, ostentation. Sobriété des gestes, du vêtement; sobriété de l'esprit, de la parole, des sentiments; admirable, élégante sobriété. Le marquis se plut à cette causerie par écrit, qui résumait avec sobriété, et sans les digressions de la parole, les points essentiels (SAND, Beaux MM. Bois-Doré, t. 1, 1857, p. 78). [L'âme] de Christophe avait déjà commencé (...) de prendre à l'art latin une sobriété, une clarté de cœur, et même, dans une certaine mesure, une beauté plastique, qu'elle n'aurait pas eues sans cela (ROLLAND, J.-Chr., Foire, 1908, p. 775).
Dans le domaine de l'art. Sobriété des coloris, de la décoration, de l'écriture, du style; sobriété classique. Les gens qui aiment le bon goût et la sobriété en architecture doivent trouver l'Escurial quelque chose de parfait, car la seule ligne employée est la ligne droite (GAUTIER, Tra los montes, 1843, p. 12). La grandeur de Pelléas se cache sous l'exacte mesure, et la sobriété voile la puissance. On n'a jamais moins cherché l'effet (SUARÈS, Debussy, 1936, p. 26). V. litote B ex. de Thibaudet.
Prononc. et Orth.: []. Ac. 1694, 1718: sobrieté; dep. 1762: -brié-. Étymol. et Hist. 1. Ca 1223 « fait de manger, de boire avec modération » (GAUTIER DE COINCI, Miracles, éd. V. Fr. Koenig, 2 Mir. 10, 398, t. 3, p. 475); 2. XVe s. [date des plus récents mss cités] « modération, mesure » (BRUNET LATIN, Trésor, éd. P. Chabaille, p. 172, interpolation: sobrieté: c'est poi ne trop); 1563 sobriété de la parole (BONIVARD, Advis et devis des lengues, p. 67 ds LITTRÉ). Empr. au lat. sobrietas « tempérance dans l'usage du vin; sobriété; prudence »; cf. le m. fr. sobreté (XIVe s. Apocal. Ars. 5214 ds GDF.); dér. de sobre*; suff. -eté*. Fréq. abs. littér.: 197.

Toàn bộ các nghĩa của “sobriété” đều dẫn đến cách hiểu “tỉnh táo”, đối nghĩa với “say sưa”. Tính từ của “sobriété” là “sobre”, là trái nghĩa với “ivre” (say [rượu]).

Đây là một ví dụ không thể rõ hơn về nghĩa “tỉnh” của “sobre” mà TLFi nêu lên trong mục “sobre”:

On buvait, on cassait les pots, on chantait à gorge déployée, et jusqu'au duc, si sobre d'ordinaire, s'échauffait de vin, tous les soirs (BOURGES, Crépusc. dieux, 1884, p. 269).

Nghĩa “giản dị” là nghĩa phái sinh, nghĩa suy diễn của “sobriété”. Tuy nhiên, sự sai của Vi Văn Tuyên cũng khiến tôi suy nghĩ thêm, và thấy rằng ở đây dùng “sự tiết chế” thì hợp hơn để dịch “sobriété”.

Ai từng đọc Jean Ricardou rồi đều biết đó không phải một lối văn “giản dị”, đơn giản, dễ tiếp thu.

Việc Vi Văn Tuyên đổi danh từ thành tính từ trong câu đề xuất là không được.

2.

«...le Sartre philosophe, qui est encore aujourd’hui, me semble-t-il, un auteur de premier plan» (tr.304).

«...Sartre triết gia, người ngày nay tôi thấy vẫn là một tác giả hàng đầu» (Cao Việt Dũng).
Ông Cao Việt Dũng không dịch nổi cụm từ «me semble-t-il», khiến câu tiếng Việt không lột tả hết thái độ của người nói. Câu này, theo tôi, phải dịch như vầy:

«... Sartre triết gia, người ngày nay có lẽ, theo tôi, vẫn là một tác giả hàng đầu».

-----------

“Theo tôi” là một chuyện khác hẳn “tôi thấy”.

3.

«Cependant, il y a une présence assez forte de Foucault qui m’étonne, mais je crois que tout cela n’a pas eu une très grande importance en dehors de la critique littéraire universitaire. Dans les journaux, on fait de la bonne critique dans la tradition de Lessing » (tr.304).

«Tuy nhiên, luôn luôn có một sự hiện diện khá mạnh mẽ của Foucault khiến tôi thấy ngạc nhiên, nhưng tôi tin rằng toàn bộ chuyện này không có tầm quan trọng lớn lắm ở bên ngoài phê bình văn học của giới đại học. Trên báo chí, người ta viết kiểu phê bình tinh tế theo lối Lessing » (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng hoàn toàn không hiểu ý mỉa mai của từ «bonne critique» («phê bình tử tế»), nên ông dịch là «kiểu phê bình tinh tế». Từ «tradition» (có nghĩa là «truyền thống») mà ông dịch thành «lối» là không chính xác chút nào. Ông cũng không chú giải Lessing là ai (nhà phê bình Đức thế kỷ 18!) để độc giả Việt thấy ý chế giễu của người nói. Ba cái thiếu cộng lại làm cho câu tiếng Việt của ông Cao Việt Dũng rất phều phào, không chuyển được ý của bản gốc.

Theo tôi, câu trên phải dịch như vầy:

«Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên là Foucault vẫn hiện diện khá mạnh mẽ, nhưng tôi tin rằng, ngoài giới phê bình đại học ra, thì toàn bộ chuyện này không có tầm quan trọng lớn lắm. Trên báo chí, người ta viết kiểu phê bình tử tế theo truyền thống Lessing

-----------

Phều phào chắc hẳn phải là chuyện Vi Văn Tuyên bắt tôi chú thích Lessing mà không bắt tôi chú thích Hegel hay Kant ở những chỗ khác.

“Tử tế” cũng đâu có chuẩn để dịch chỗ này.

4.

«Paul de Man a le mérite d’avoir réduit Derrida à un concept maniable de déconstruction, réduit à l’ironie, aux jeux de mots, aux ambiguïtés, etc» (tr.305)

«Paul de Man có một công lao lớn là đã giảm trừ Derrida thành một khái niệm khả dụng về giải cấu trúc, giảm trừ thành sự mỉa mai, các trò chơi chữ, những mù mờ v.v...» (Cao Việt Dũng).

Ông CaoViệt Dũng lại dịch máy móc như học trò mới học tiếng Tây rồi: «réduire» = «giảm trừ»; «réduire Derrida» = «giảm trừ Derrida»; «réduire à l’ironie» = «giảm trừ thành sự mỉa mai». Ông Cao Việt Dũng nè, nếu dịch thuật mà chỉ có vầy, người ta dịch bằng máy cho lẹ chứ cần dịch giả làm chi?

Cách dùng tiếng Việt của ông Cao Việt Dũng coi bộ cũng chẳng sáng sủa hơn: trong cùng một câu, lúc thì cung kính Hán Việt («maniable» = «khả dụng»), lúc lại nôm na dễ dãi («ambiguïtés» = «những mù mờ»).

Câu trên phải dịch như vầy:

«Paul de Man có công lớn là đã đơn giản hóa lý thuyết Derrida thành một khái niệm dễ dùng về giải cấu trúc, thành sự mỉa mai, chơi chữ, trò nước đôi v.v...».

-----------

Câu trên phải không được dịch như Vi Văn Tuyên. “Đơn giản hóa” khác hẳn “giảm trừ về”, nếu không thì người ta đã dùng “simplifier” cho xong. “Trò nước đôi” là cái gì? và “dễ dùng” khác hẳn “có thể dùng” (khả dụng).

5.

«Ceux qui essaient vraiment de conjuguer réflexion théorique et travail d’écriture sont très rares. On les trouverait encore plus facilement en Autriche» (tr.305)

«Rất hiếm người thực sự thử kết hợp suy tư lý thuyết với công việc viết. Bên Áo thì dễ tìm hơn.» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng không dịch động từ «trouver» ở conditionnel présent và từ «encore», nên câu tiếng Việt của ông không thể hiện đúng ý người nói.

Câu trên phải dịch như vầy:

«Những người thực sự thử kết hợp suy tư lý thuyết với việc viết thường rất hiếm. Bên Áo có lẽ còn dễ tìm hơn».

----------

Có phải “encore” nào cũng là “còn” đâu.

6.

«Ces sujets sont traités avec un savoir-faire traditionnel, sans prise de risque théorique, sans goût pour l’expérimentation» (tr.306)

«Những chủ đề này được xử lý bằng một cách tiến hành rất truyền thống, không thử liều lĩnh dấn thân vào lý thuyết, không mấy đoái hoài tới thử nghiệm» (Cao Việt Dũng).

«savoir-faire» mà dịch là «một cách tiến hành» thì ẩu quá xá! Câu tiếng Việt do vậy mà trở nên u ơ: «...được xử lý bằng một cách tiến hành...».

Câu trên phải dịch như vầy:

«Những chủ đề này được xử lý với một sự khéo léo truyền thống, không liều lĩnh dùng lý thuyết, không thích thử nghiệm».

-----------

“Savoir-faire” không hẳn là “sự khéo léo”, mà là một cái gì đó rộng hơn nhiều, liên quan nhiều hơn tới “kỹ năng”.

7.

«nous avons la tradition d’un roman qui penche vers l’essai...» (tr.306)

«...chúng tôi có truyền thống về một cuốn tiểu thuyết ngả về phía tiểu luận» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch «la tradition d’un roman» thành «truyền thống về một cuốn tiểu thuyết...». Trời đất, ông lầm giữa «cuốn tiểu thuyết» (một cuốn sách cụ thể) và «loại tiểu thuyết» (một thể loại)! Mấy chữ «ngả về phía» cũng là một cách dùng tiếng Việt rất bừa mứa.

Câu trên phải dịch như vầy:

«...chúng tôi có truyền thống về một loại tiểu thuyết nghiêng về tiểu luận».

-----------

Đúng vậy, ở đây tôi viết nhầm, thừa mất từ “một”.

8.

«Cette production théorique était publiée essentiellement par les éditions Suhrkamp, où on trouvait par conséquent aussi les jeunes écrivains qui risquaient quelque chose...» (tr.306)

«Các sản phẩm lý thuyết này được xuất bản chủ yếu ở nhà xuất bản Suhrkamp, và do vậy sau này ta cũng thấy ở đó những nhà văn trẻ thử làm cái gì đó...» (Cao Việt Dũng).

Không hiểu ông Cao Việt Dũng tìm từ đâu ra hai chữ «sau này» làm câu sai hẳn nghĩa. Rồi nữa, «production» mà dịch là «các sản phẩm» là không đúng. Ông lầm giữa «production»«produit» rồi!

Câu trên phải dịch như vầy:

«Các công trình lý thuyết này được xuất bản chủ yếu ở nhà xuất bản Suhrkamp, vì vậy ta cũng tìm thấy ở đây những nhà văn trẻ đang liều mình...»

-----------

“Production” thành "công trình" từ bao giờ vậy? Vi Văn Tuyên đã không để ý số ít ở “production”? Câu đề xuất của Vi Văn Tuyên quá dở. “Đang liều mình (như chẳng có)” là như thế nào? “Risquer” đâu có nhất nhất là “liều”? Và cũng xin lưu ý, đây là chuyện quá khứ, “đang liều mình” là hoàn toàn sai.

9.

«...un groupe politiquement bien-pensant peu intéressé par la littérature elle-même» (tr.306).

«...một nhóm suy tư đúng đắn về mặt chính trị không mấy quan tâm tới tự bản thân văn chương» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch «bien-pensant»«suy tư đúng đắn» thì quả là sự hiểu biết Pháp văn của ông chỉ ở trình độ dưới trung bình. Ông dịch máy móc: «bien» = «đúng», «pensant» = «suy tư», «bien-pensant» = «suy tư đúng đắn». Trật rồi! «Bien-pensant» phải dịch là «phải đạo», «hợp thời», có nghĩa là người ta đang chê đó! Rồi cứ nhìn thấy «même» là máy móc ông dịch thành «tự». «Tự bản thân» là một cách dùng chữ rất lạm phát.

Câu trên phải dịch như vầy:

«...một nhóm rất hợp thời về chính trị, không mấy quan tâm tới bản thân văn chương».

-----------

Tôi biết có người cứ nhìn thấy “bien-pensant” là dịch ngay thành “phải đạo”, “hợp thời”, nhưng tôi không nghĩ giống vậy. Tại sao Vi Văn Tuyên không nhìn thấy ý mỉa mai trong câu của tôi nhỉ?

---------------------

Bản sửa 13/12/2011

Karlheinz Stierle. Sinh năm 1936, giáo sư văn học Rô man và văn học nói chung ở Đại học Bochum (1969-1988) rồi Đại học Constance, thành viên nhóm nghiên cứu Poetik und Hermeneutik dưới sự chủ trì của Hans-Robert Jauss, giám đốc tạp chí Poetica từ 1987 đến 2000. Tác phẩm chính: Text als Handlung. Perspektiven einer systematischen Literaturwissenschaft[,] /(/1975/)/, Der Mythos von Paris. Zeichen und Bewusstsein der Stadt[,] /(/1993/)/, Zeit und Werk. Prousts À la Recherche du temps perdu und Dantes Commedia[,] /(/1998/)/.


Điều gì đã dẫn dắt một giảng viên đại học Đức tốt nghiệp từ Đại học Constance, trong những năm 1960 hay 1970, quan tâm đến cấu trúc luận, Tiểu thuyết Mới, Claude Simon, Tel Quel? Ông cho mối quan tâm của mình chỉ đơn thuần /nằm trong khuôn khổ/ [có tính chất] học thuật, trí thức, hay mối quan tâm ấy, cũng như với nhiều nhà nghiên cứu, còn có một tầm vóc chính trị nữa?

Điểm xuất phát của tôi là nhóm Poetik und Hermeneutik [Thi pháp và Thông diễn học] mà thầy tôi Hans-Robert Jauss chủ trì và truyền cảm hứng. Với tôi thông diễn học đã rất quan trọng vào thời điểm tôi học ở Heidelberg nơi tôi theo các lớp của Hans-Georg Gadamer. Nhưng tôi cũng có cảm giác là dạng thông diễn học được thực thi trong nhóm này quá khó sử dụng, quá kém chính xác. Và đúng thời điểm ấy, tôi khám phá rằng bên Pháp đang xảy ra những điều rất thú vị xuất phát từ ngôn ngữ học cấu trúc. Tôi đọc Claude Lévi-Strauss, ông đã hấp dẫn tôi, và tôi thấy dường như để mở rộng kích thước thông diễn học trong cách tiếp cận của Đức, nhất thiết phải quay sang hướng nước Pháp. Tôi đọc với rất nhiều quan tâm các tiểu thuyết gia mới và tôi theo sát những gì được xuất bản ở Paris trong lý thuyết tự sự, [Algirdas Julien] Greimas, [Gérard] Genette, mỗi /khoảnh khắc/ [lúc] lại có thêm một khải ngộ mới. Tôi cố không hoàn toàn trượt /vào/ [theo hướng] cấu trúc luận, mà là /dựng/ [bắc] một cây cầu, dùng lại những tư tưởng đó để tạo lập một dạng thông diễn học mở rộng cũng thu nhận cả phương pháp nữa. Cuốn sách nổi tiếng nhất của Gadamer mang tên Wahrheit und Methode [Sự thật và phương pháp], nhưng tôi có cảm giác ở ông có một sự lựa chọn: hoặc sự thật hoặc phương pháp. Tôi thì tôi muốn cả hai và phương pháp đã được cung cấp cho tôi từ các nhà cấu trúc luận người Pháp. Đó cũng là lý do khiến tôi từng rất yêu quý những công trình đầu tiên của [Jean] Ricardou, ở vào tính sáng sủa và sự /tỉnh táo/ [tiết chế] của chúng. Thông diễn học như được phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa lãng mạn Đức bởi bàn tay [Friedrich] Schlegel nhấn mạnh rất nhiều vào quan niệm về kiến tạo [construction] sau này đã bị Gadamer xóa bỏ hoàn toàn. Tôi tin là giữa tư tưởng lãng mạn về kiến tạo và tư tưởng về cấu trúc có một mối liên hệ cần thực hiện.

Như vậy mối quan tâm của ông đối với /phong trào/ [trào lưu] cấu trúc luận Pháp chủ yếu nằm ở mặt phương pháp luận, hoặc trí thức. Ông có để ý nhiều tới các cuộc tranh luận chính trị và ý hệ mà /phong trào/ [trào lưu] này từng rơi vào ở Pháp, chẳng hạn như đến cách tự định vị mình chống lại [Jean-Paul] Sartre của nó, hay nhìn chung hơn là đến những liên hệ xung đột của nó với chủ nghĩa Marx?

Tôi có thể trả lời rất rõ ràng là: không. Tôi từng rất hoài nghi đối với những gì liên quan đến chủ nghĩa Marx và tôi không hề thích ngành xã hội học văn học. Tuy nhiên, với Sartre thì cũng hơi khác một chút vì ông đã quyến rũ tôi khi tôi còn rất trẻ, với chủ nghĩa hiện sinh của ông thì nhiều hơn là sự dấn thân theo hướng cộng sản của ông. Và ngày hôm nay tôi vẫn phải nói rằng một cuộc sách như Văn chương là gì? với tôi rất có ý nghĩa. Ngược lại, tôi gặp nhiều khó khăn để /đọc/ [theo được] Sartre ở giai đoạn cuối của ông. Nhưng, từ một mặt khác, tôi thấy rằng nhóm Tel Quel đã thực sự bất công với Sartre lý thuyết gia, Sartre triết gia, người ngày nay tôi thấy vẫn là một tác giả hàng đầu.

Nhìn chung, với ông, cấu trúc luận và cái sau này người ta gọi là hậu cấu trúc luận, có hiệu ứng gì về mặt văn hóa và chính trị tại Đức không, hay chỉ đơn thuần nằm trong lĩnh vực học thuật mà thôi?

Đây chủ yếu là một vấn đề học thuật. Phải nói thêm rằng ở Đức có một dạng chủ nghĩa hoài nghi đối với lý thuyết văn học Pháp, cái bị người ta có xu hướng thay thế bằng các trào lưu phê bình xuất phát từ Mỹ: đầu tiên là giải cấu trúc của Paul de Man, và rồi tất nhiên là Cultural Studies [văn hóa học]. Nó đã trở thành một trào lưu học thuật thay thế cho xã hội học văn học kiểu cũ, trong khi giải cấu trúc, cái đã tàn phá [ngành] nghiên cứu Đức, giờ đây đã phải lui bước rồi. Tuy nhiên, luôn luôn có một sự hiện diện khá mạnh mẽ của Foucault khiến tôi thấy ngạc nhiên, nhưng tôi tin rằng toàn bộ chuyện này không có tầm quan trọng lớn lắm ở bên ngoài phê bình văn học của giới đại học. Trên báo chí, người ta viết kiểu phê bình /tinh tế/ [hay ho] theo lối Lessing. Đặc biệt đó là trường hợp của [Marcel] Reich-Ranicki, người có các tiêu chí xuất phát từ chủ nghĩa cổ điển. Nó vô cùng hợp thời và hoàn toàn tương hợp với một công chúng quan tâm đến văn chương ít hơn nhiều so với các sự kiện văn chương.

Ông giải thích thế nào về việc giải cấu trúc tới Đức theo ngả quành qua Mỹ (qua Yale và Paul de Man) chứ không phải từ [Jacques] Derrida?

Trước hết là vì người Đức không còn đọc tiếng Pháp nữa. Sau đó là vì mọi thứ tới với chúng tôi từ Stanford, Harvard hay Yale đều gần như là thiêng liêng, có uy tín rất lớn, tạo ra thẩm quyền. Có những quan hệ giữa Berlin và Yale đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự /truyền đại/ [truyền đạt] này. Paul de Man có một công lao lớn là đã giảm trừ Derrida thành một khái niệm khả dụng về giải cấu trúc, giảm trừ thành sự mỉa mai, các trò chơi chữ, những mù mờ v.v… Trong khi bản thân Derrida thì phong phú hơn thế vô cùng, nhưng chỉ là phong phú hơn với ai đó biết đọc tiếng Pháp hoặc ai đó có thể làm được gì đó từ những bản dịch tác phẩm của ông sang tiếng Đức, đôi khi là không thể hiểu nổi.

Có phải cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận ở Đức đều được coi là các trào lưu tư tưởng cho phép đối nghịch lại chủ nghĩa Marx không?

Thường thì các nhà cấu trúc luận và các nhà mác xít không thực sự đối nghịch với nhau. Cấu trúc luận chắc chắn không phải là một hệ hình được đưa ra phía trước để chống lại một số xu hướng ngả về mác xít ngày nay có thể coi như là không còn tồn tại nữa. Nhất là ở Đông Đức, người ta cũng từng có rất nhiều nỗ lực trong việc đạt tới những dung hòa giữa cấu trúc luận và chủ nghĩa Marx và qua đó mà mang lại cho chủ nghĩa Marx một đà phát triển mới.

Mối liên hệ giữa văn chương tiền phong và lý thuyết văn học là rất mạnh mẽ, rất hiển nhiên ở Pháp. Bên Đức có từng xảy ra điều gì đó tương tự như vậy không?

Tôi sẽ nói là không. Đó là hai thế giới khác nhau, thế giới học thuật của lý thuyết văn học và thế giới của sự viết ở Đức tách biệt nhau nhiều hơn nhiều so với ở Pháp. Rất hiếm người thực sự thử kết hợp suy tư lý thuyết với công việc viết. Bên Áo thì dễ tìm hơn. Peter Handke và rất nhiều người khác ở Áo thích thử nghiệm trong việc viết, trong khi tại Đức người ta ngả về một văn chương khá cổ điển, quay về với trải nghiệm lịch sử của nó: chủ nghĩa nazi, thời hậu chiến, sự chia tách giữa hai nước Đức. Những chủ đề này được xử lý bằng một cách tiến hành rất truyền thống, không thử liều lĩnh dấn thân vào lý thuyết, không mấy đoái hoài tới thử nghiệm.

Ở Đức trong những thập kỷ ấy liệu người ta có thể tìm thấy cùng sự ngây ngất như ở Pháp đối với tính tự trị của văn chương hay với một văn chương tự suy tư không?

Chúng tôi có một truyền thống văn chương suy tư dài, nhưng nó suy tư mà không thực sự có tính chất lý thuyết hay tự dẫn chiếu [autoréférentiel]. Chúng tôi có Musil, chúng tôi có truyền thống về /một cuốn/ tiểu thuyết ngả về phía tiểu luận, cái đó thì đúng, nhưng ở Đức công việc lý thuyết và công việc văn chương là hai lĩnh vực thường thì rất khác nhau. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng trong những năm 1960 hoặc 1970, ở Đức cũng như ở Pháp có rất nhiều quan tâm cho đủ mọi loại lý thuyết, nhân học, tâm lý học hoặc chính trị. Các sản phẩm lý thuyết này được xuất bản chủ yếu ở nhà xuất bản Suhrkamp, và do vậy /sau này/ ta cũng thấy ở đó những nhà văn trẻ thử [mạnh dạn] làm cái gì đó, muốn làm cái gì đó mới và có tính chất thử nghiệm. Chẳng hạn như là Peter Weiss, rất nổi tiếng hồi ấy, ông xuất bản ở Suhrkamp các truyện giàu tính thử nghiệm rất thú vị, chẳng hạn Abschied von den Eltern, Das Gepräch der drei Gehenden, v.v… Nhưng đó cũng chỉ là những biệt lệ và trong những gì liên quan tới tính tự trị của văn chương, chỉ có một nhóm nhỏ tại Đức có quan tâm thôi. Giọng điệu chung hồi ấy đã được định ra bởi nhóm Gruppe 47, một nhóm ngả về phía mác xít, quan tâm đến các vấn đề xã hội, hiện thực, không theo hướng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng rất hiện thực, với các nhà văn như Heinrich Böll hay Günter Grass, và rồi còn có các nhà phê bình như Reich-Ranicki, những người tạo nên một nhóm suy tư đúng đắn về mặt chính trị không mấy quan tâm tới tự bản thân văn chương.

Vậy là ở Đức có một đoạn tuyệt, có một sự từ bỏ truyền thống suy tư?

Hoàn toàn đúng. Theo một nghĩa nào đó truyền thống của Stefan George kết thúc cùng Đế chế thứ ba, nó dẫn tới một thứ thơ ca gần như là cơ hội chủ nghĩa, một dạng diễn tả nội tâm chẳng có mấy phong vị. Thế nên người ta có cảm giác rằng truyền thống nghệ thuật vị nghệ thuật, văn chương vị văn chương đã kết thúc cùng mọi thứ từng diễn ra trong thời Đế chế thứ ba. Sau đó người ta đã thử làm tổng kết. Phải bắt đầu lại, đó là một năm số không, nhưng là một năm số không nơi những thứ cấp bách là cuộc sống chính trị của chúng tôi, trách nhiệm chính trị của chúng tôi v.v…, những cái đó để lại rất ít chỗ cho một văn chương phi dấn thân.

Ông rút ra tổng kết gì về lý thuyết văn học, cả ở Pháp lẫn ở Đức?

Tôi tin rằng lý thuyết - không chỉ lý thuyết văn học mà cả lý thuyết triết học, nhân học - từng là một cuộc phiêu lưu lớn của châu Âu và nhất là của Pháp. Sự bùng nổ những tài năng và thiên tài ở Pháp này chỉ có thể so sánh với những khoảnh khắc vĩ đại của thế kỷ cổ điển. Đó là một điều hoàn toàn khác, nhưng sự mạnh mẽ và trí tuệ, chất lượng của văn chương ấy, tôi sẽ không ngần ngừ lấy một khắc mà coi là phi thường. Đó cũng là một di sản quý báu không được phép lơ là và tôi tin người ta có thể thực sự tự hào vì đã tham gia cuộc phiêu lưu phi thường ấy.

Ông có nghĩ ngày nay lý thuyết vẫn còn chỗ không, rằng nó có một tương lai?

Lý thuyết phải có chỗ, hôm nay cũng như ngày mai. Không có lý thuyết, chúng ta sẽ không có các công cụ cần thiết cho việc thực sự hiểu văn chương và nhất là cả văn chương quá khứ nữa. Nhưng cần có một lý thuyết văn học không chỉ là một lý thuyết, [mà còn] có thể được dùng như các công cụ. Phải có những dụng cụ, phải điều chỉnh chúng và tôi không thấy được bằng cách nào, chẳng hạn, người ta có thể viết một lịch sử văn học nghiêm túc mà không có một nền tảng lý thuyết.

Thêm: [(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 302-307)]

--------------------

Karlheinz Stierle. Sinh năm 1936, giáo sư văn học Rô man và văn học nói chung ở Đại học Bochum (1969-1988) rồi Đại học Constance, thành viên nhóm nghiên cứu Poetik und Hermeneutik dưới sự chủ trì của Hans-Robert Jauss, giám đốc tạp chí Poetica từ 1987 đến 2000. Tác phẩm chính: Text als Handlung. Perspektiven einer systematischen Literaturwissenschaft (1975), Der Mythos von Paris. Zeichen und Bewusstsein der Stadt (1993), Zeit und Werk. Prousts À la Recherche du temps perdu und DantesCommedia (1998).


Điều gì đã dẫn dắt một giảng viên đại học Đức tốt nghiệp từ Đại học Constance, trong những năm 1960 hay 1970, quan tâm đến cấu trúc luận, Tiểu thuyết Mới, Claude Simon, Tel Quel? Ông cho mối quan tâm của mình chỉ đơn thuần nằm trong khuôn khổ học thuật, trí thức, hay mối quan tâm ấy, cũng như với nhiều nhà nghiên cứu, còn có một tầm vóc chính trị nữa?

Điểm xuất phát của tôi là nhóm Poetik und Hermeneutik [Thi pháp và Thông diễn học] mà thầy tôi Hans-Robert Jauss chủ trì và truyền cảm hứng. Với tôi thông diễn học đã rất quan trọng vào thời điểm tôi học ở Heidelberg nơi tôi theo các lớp của Hans-Georg Gadamer. Nhưng tôi cũng có cảm giác là dạng thông diễn học được thực thi trong nhóm này quá khó sử dụng, quá kém chính xác. Và đúng thời điểm ấy, tôi khám phá rằng bên Pháp đang xảy ra những điều rất thú vị xuất phát từ ngôn ngữ học cấu trúc. Tôi đọc Claude Lévi-Strauss, ông đã hấp dẫn tôi, và tôi thấy dường như để mở rộng kích thước thông diễn học trong cách tiếp cận của Đức, nhất thiết phải quay sang hướng nước Pháp. Tôi đọc với rất nhiều quan tâm các tiểu thuyết gia mới và tôi theo sát những gì được xuất bản ở Paris trong lý thuyết tự sự, Greimas, Genette, mỗi khoảnh khắc lại có thêm một khải ngộ mới. Tôi cố không hoàn toàn trượt vào cấu trúc luận, mà là dựng một cây cầu, dùng lại những tư tưởng đó để tạo lập một dạng thông diễn học mở rộng cũng thu nhận cả phương pháp nữa. Cuốn sách nổi tiếng nhất của Gadamer mang tên Wahrheit und Methode [Sự thật và phương pháp], nhưng tôi có cảm giác ở ông có một sự lựa chọn: hoặc sự thật hoặc phương pháp. Tôi thì tôi muốn cả hai và phương pháp đã được cung cấp cho tôi từ các nhà cấu trúc luận người Pháp. Đó cũng là lý do khiến tôi từng rất yêu quý những công trình đầu tiên của [Jean] Ricardou, ở vào tính sáng sủa và sự tỉnh táo của chúng. Thông diễn học như được phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa lãng mạn Đức bởi bàn tay [Friedrich] Schlegel nhấn mạnh rất nhiều vào quan niệm về kiến tạo [construction] sau này đã bị Gadamer xóa bỏ hoàn toàn. Tôi tin là giữa tư tưởng lãng mạn về kiến tạo và tư tưởng về cấu trúc có một mối liên hệ cần thực hiện.

Như vậy mối quan tâm của ông đối với phong trào cấu trúc luận Pháp chủ yếu nằm ở mặt phương pháp luận, hoặc trí thức. Ông có để ý nhiều tới các cuộc tranh luận chính trị và ý hệ mà phong trào này từng rơi vào ở Pháp, chẳng hạn như đến cách tự định vị mình chống lại [Jean-Paul] Sartre của nó, hay nhìn chung hơn là đến những liên hệ xung đột của nó với chủ nghĩa Marx?

Tôi có thể trả lời rất rõ ràng là: không. Tôi từng rất hoài nghi đối với những gì liên quan đến chủ nghĩa Marx và tôi không hề thích ngành xã hội học văn học. Tuy nhiên, với Sartre thì cũng hơi khác một chút vì ông đã quyến rũ tôi khi tôi còn rất trẻ, với chủ nghĩa hiện sinh của ông thì nhiều hơn là sự dấn thân theo hướng cộng sản của ông. Và ngày hôm nay tôi vẫn phải nói rằng một cuộc sách như Văn chương là gì? với tôi rất có ý nghĩa. Ngược lại, tôi gặp nhiều khó khăn để đọc Sartre ở giai đoạn cuối của ông. Nhưng, từ một mặt khác, tôi thấy rằng nhóm Tel Quel đã thực sự bất công với Sartre lý thuyết gia, Sartre triết gia, người ngày nay tôi thấy vẫn là một tác giả hàng đầu.

Nhìn chung, với ông, cấu trúc luận và cái sau này người ta gọi là hậu cấu trúc luận, có hiệu ứng gì về mặt văn hóa và chính trị tại Đức không, hay chỉ đơn thuần nằm trong lĩnh vực học thuật mà thôi?

Đây chủ yếu là một vấn đề học thuật. Phải nói thêm rằng ở Đức có một dạng chủ nghĩa hoài nghi đối với lý thuyết văn học Pháp, cái bị người ta có xu hướng thay thế bằng các trào lưu phê bình xuất phát từ Mỹ: đầu tiên là giải cấu trúc của Paul de Man, và rồi tất nhiên là Cultural Studies [Văn hóa học]. Nó đã trở thành một trào lưu học thuật thay thế cho xã hội học văn học kiểu cũ, trong khi giải cấu trúc, cái đã tàn phá nghiên cứu Đức, giờ đây đã phải lui bước rồi. Tuy nhiên, luôn luôn có một sự hiện diện khá mạnh mẽ của Foucault khiến tôi thấy ngạc nhiên, nhưng tôi tin rằng toàn bộ chuyện này không có tầm quan trọng lớn lắm ở bên ngoài phê bình văn học của giới đại học. Trên báo chí, người ta viết kiểu phê bình tinh tế theo lối Lessing. Đặc biệt đó là trường hợp của Reich-Ranicki, người có các tiêu chí xuất phát từ chủ nghĩa cổ điển. Nó vô cùng hợp thời và hoàn toàn tương hợp với một công chúng quan tâm đến văn chương ít hơn nhiều so với các sự kiện văn chương.

Ông giải thích thế nào về việc giải cấu trúc tới Đức theo ngả quành qua Mỹ (qua Yale và Paul de Man) chứ không phải từ Derrida?

Trước hết là vì người Đức không còn đọc tiếng Pháp nữa. Sau đó là vì mọi thứ tới với chúng tôi từ Stanford, Harvard hay Yale đều gần như là thiêng liêng, có uy tín rất lớn, tạo ra thẩm quyền. Có những quan hệ giữa Berlin và Yale đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự truyền đại này. Paul de Man có một công lao lớn là đã giảm trừ Derrida thành một khái niệm khả dụng về giải cấu trúc, giảm trừ thành sự mỉa mai, các trò chơi chữ, những mù mờ v.v… Trong khi bản thân Derrida thì phong phú hơn thế vô cùng, nhưng chỉ là phong phú hơn với ai đó biết đọc tiếng Pháp hoặc ai đó có thể làm được gì đó từ những bản dịch tác phẩm của ông sang tiếng Đức, đôi khi là không thể hiểu nổi.

Có phải cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận ở Đức đều được coi là các trào lưu tư tưởng cho phép đối nghịch lại chủ nghĩa Marx không?

Thường thì các nhà cấu trúc luận và các nhà mác xít không thực sự đối nghịch với nhau. Cấu trúc luận chắc chắn không phải là một hệ hình được đưa ra phía trước để chống lại một số xu hướng ngả về mác xít ngày nay có thể coi như là không còn tồn tại nữa. Nhất là ở Đông Đức, người ta cũng từng có rất nhiều nỗ lực trong việc đạt tới những dung hòa giữa cấu trúc luận và chủ nghĩa Marx và qua đó mà mang lại cho chủ nghĩa Marx một đà phát triển mới.

Mối liên hệ giữa văn chương tiền phong và lý thuyết văn học là rất mạnh mẽ, rất hiển nhiên ở Pháp. Bên Đức có từng xảy ra điều gì đó tương tự như vậy không?

Tôi sẽ nói là không. Đó là hai thế giới khác nhau, thế giới học thuật của lý thuyết văn học và thế giới của sự viết ở Đức tách biệt nhau nhiều hơn nhiều so với ở Pháp. Rất hiếm người thực sự thử kết hợp suy tư lý thuyết với công việc viết. Bên Áo thì dễ tìm hơn. Peter Handke và rất nhiều người khác ở Áo thích thử nghiệm trong việc viết, trong khi tại Đức người ta ngả về một văn chương khá cổ điển, quay về với trải nghiệm lịch sử của nó: chủ nghĩa nazi, thời hậu chiến, sự chia tách giữa hai nước Đức. Những chủ đề này được xử lý bằng một cách tiến hành rất truyền thống, không thử liều lĩnh dấn thân vào lý thuyết, không mấy đoái hoài tới thử nghiệm.

Ở Đức trong những thập kỷ ấy liệu người ta có thể tìm thấy cùng sự ngây ngất như ở Pháp đối với tính tự trị của văn chương hay với một văn chương tự suy tư không?

Chúng tôi có một truyền thống văn chương suy tư dài, nhưng nó suy tư mà không thực sự có tính chất lý thuyết hay tự dẫn chiếu [autoréférentiel]. Chúng tôi có Musil, chúng tôi có truyền thống về một cuốn tiểu thuyết ngả về phía tiểu luận, cái đó thì đúng, nhưng ở Đức công việc lý thuyết và công việc văn chương là hai lĩnh vực thường thì rất khác nhau. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng trong những năm 1960 hoặc 1970, ở Đức cũng như ở Pháp có rất nhiều quan tâm cho đủ mọi loại lý thuyết, nhân học, tâm lý học hoặc chính trị. Các sản phẩm lý thuyết này được xuất bản chủ yếu ở nhà xuất bản Suhrkamp, và do vậy sau này ta cũng thấy ở đó những nhà văn trẻ thử làm cái gì đó, muốn làm cái gì đó mới và có tính chất thử nghiệm. Chẳng hạn như là Peter Weiss, rất nổi tiếng hồi ấy, ông xuất bản ở Suhrkamp các truyện giàu tính thử nghiệm rất thú vị, chẳng hạn Abschied von den Eltern, Das Gepräch der drei Gehenden, v.v… Nhưng đó cũng chỉ là những biệt lệ và trong những gì liên quan tới tính tự trị của văn chương, chỉ có một nhóm nhỏ tại Đức có quan tâm thôi. Giọng điệu chung hồi ấy đã được định ra bởi nhóm Gruppe 47, một nhóm ngả về phía mác xít, quan tâm đến các vấn đề xã hội, hiện thực, không theo hướng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng rất hiện thực, với các nhà văn như Heinrich Böll hay Günter Grass, và rồi còn có các nhà phê bình như Reich-Ranicki, những người tạo nên một nhóm suy tư đúng đắn về mặt chính trị không mấy quan tâm tới tự bản thân văn chương.

Vậy là ở Đức có một đoạn tuyệt, có một sự từ bỏ truyền thống suy tư?

Hoàn toàn đúng. Theo một nghĩa nào đó truyền thống của Stefan George kết thúc cùng Đế chế thứ ba, nó dẫn tới một thứ thơ ca gần như là cơ hội chủ nghĩa, một dạng diễn tả nội tâm chẳng có mấy phong vị. Thế nên người ta có cảm giác rằng truyền thống nghệ thuật vị nghệ thuật, văn chương vị văn chương đã kết thúc cùng mọi thứ từng diễn ra trong thời Đế chế thứ ba. Sau đó người ta đã thử làm tổng kết. Phải bắt đầu lại, đó là một năm số không, nhưng là một năm số không nơi những thứ cấp bách là cuộc sống chính trị của chúng tôi, trách nhiệm chính trị của chúng tôi v.v…, những cái đó để lại rất ít chỗ cho một văn chương phi dấn thân.

Ông rút ra tổng kết gì về lý thuyết văn học, cả ở Pháp lẫn ở Đức?

Tôi tin rằng lý thuyết - không chỉ lý thuyết văn học mà cả lý thuyết triết học, nhân học - từng là một cuộc phiêu lưu lớn của châu Âu và nhất là của Pháp. Sự bùng nổ những tài năng và thiên tài ở Pháp này chỉ có thể so sánh với những khoảnh khắc vĩ đại của thế kỷ cổ điển. Đó là một điều hoàn toàn khác, nhưng sự mạnh mẽ và trí tuệ, chất lượng của văn chương ấy, tôi sẽ không ngần ngừ lấy một khắc mà coi là phi thường. Đó cũng là một di sản quý báu không được phép lơ là và tôi tin người ta có thể thực sự tự hào vì đã tham gia cuộc phiêu lưu phi thường ấy.

Ông có nghĩ ngày nay lý thuyết vẫn còn chỗ không, rằng nó có một tương lai?

Lý thuyết phải có chỗ, hôm nay cũng như ngày mai. Không có lý thuyết, chúng ta sẽ không có các công cụ cần thiết cho việc thực sự hiểu văn chương và nhất là cả văn chương quá khứ nữa. Nhưng cần có một lý thuyết văn học không chỉ là một lý thuyết, có thể được dùng như các công cụ. Phải có những dụng cụ, phải điều chỉnh chúng và tôi không thấy được bằng cách nào, chẳng hạn, người ta có thể viết một lịch sử văn học nghiêm túc mà không có một nền tảng lý thuyết.

6 comments:

  1. Bác cho em hỏi, cuốn The Boat của Nam Lê in ở VN, vẫn giữ nguyên cái truyện ngắn "The Boat" ấy chứ?

    ReplyDelete
  2. là cái truyện cuối nhỉ, tập ấy truyện đầu truyện cuối mà bỏ đi thì còn nói làm gì nữa

    ReplyDelete
  3. Xin bài này cho blog của mình! Cám ơn nhé bác NL.

    ReplyDelete
  4. hì mình dịch bài này chỉ để rình xem bác có chú ý không thôi :p mời bác

    ReplyDelete
  5. Mình vừa tìm được trên mạng một tuyển tập trong đó có hai bài của ổng. Mừng húm.

    ReplyDelete