Trường An loạn của
Hàn Hàn là một cuốn truyện chưởng, nhưng là một truyện chưởng rất đặc biệt.
Chưởng của Hàn Hàn cũng có võ công, minh chủ, bí mật, kiếm
sắc và máu chảy, nhưng “mức độ chưởng” trong Trường An loạn làm độc giả chuyên
cần của thể loại rất hấp dẫn này phải giật mình, vì hóa ra chưởng vẫn còn có
thể được khai thác theo những cách khác hẳn, dù cho các bậc tiền bối như Ngọa
Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long hay Ôn Thụy An đã dùng uy quyền của
mình đặt ra những chuẩn mực tưởng chừng như sẽ tồn tại mãi. Hàn Hàn, cũng như
một số nhà văn trẻ gần đây, đã khám phá lại chưởng, đã phóng túng và tài hoa
lái chưởng đi theo những hướng khác; ở phương diện này, có thể nhắc tới Thương
Nguyệt của Thất dạ tuyết và nhất là
Bộ Phi Yên của những bộ chưởng đẹp tuyệt mỹ như Hoa âm hệ liệt.
Hàn Hàn đi vào chưởng với một tâm thế “người lật đổ”, giống
như Quentin Tarantino làm phim bằng tâm thế lật đổ lịch sử điện ảnh, hay ở xa
xưa hơn, giống như Cervantes viết truyện kiếm hiệp để vinh danh thể loại kiếm
hiệp thông qua mỉa mai, như Lawrence Sterne từng “thao túng” thể loại truyện
“cuộc đời và sự nghiệp của…” Rất nhiều quy tắc và chủ đề lớn của chưởng truyền
thống đã bị Hàn Hàn sờ tới và vi phạm, mà rốt cuộc thể loại chưởng vẫn được
vinh danh một cách rực rỡ. Để dùng chiêu thức của đối thủ mà khắc chế đối thủ,
Lệnh Hồ Xung phải đạt tới một cảnh giới cực cao trong võ học, để dùng
“phản-chưởng” mà vinh danh chưởng, Hàn Hàn cũng cần không chỉ kỹ năng và tài
hoa tuyệt vời, mà còn cần đến một cảm hứng lớn lao và dài hơi.
Một cuốn tiểu thuyết muốn hài hước từ đầu đến cuối ắt cần
một cảm hứng rất dài. Trường An loạn
khiến độc giả đi qua hết cơn cười này đến cơn cười khác. Nhân vật chính, Thích
Nhiên, là một đồ đệ của Thiếu Lâm tự, có sư huynh Thích Không hóa ra lại là một
nhân vật có lai lịch rất lớn; cùng Thích Không và Hỷ Lạc, Thích Nhiên đã trải
qua những cuộc phiêu lưu hồi nhỏ và sau này cùng cô gái Hỷ Lạc và con ngựa tên
Lép, Thích Nhiên chứng kiến và tham dự những cuộc dậy sóng của giang hồ và biết
đến những đau đớn của một con người bình thường có đủ thất tình lục dục.
Trường An loạn của
Hàn Hàn chế nhạo công phu, tuyệt kỹ, quyền cước của các cao thủ: “Trên giang hồ
có một cách nói rất thịnh hành, tôi và sư phụ đều không thật tán đồng, đó là
quyền nọ khắc quyền kia, tỉ như tôi luyện Đường Lang quyền, song nghe nói Hầu
quyền có thể khắc chế được Đường Lang quyền. Điều này tuyệt đối không có căn
cứ, nếu quả thật như vậy thì giang hồ không cần phải đánh đấm nữa, dùng miệng
nói là được, hai người gặp nhau, cùng thông báo quyền pháp, sau đó người nói ra
quyền pháp kém hơn phải chịu thua”. Cuốn tiểu thuyết cũng “phản chưởng” ngay
lập tức khi phủ nhận sự tồn tại của khinh công; phần nào đó nó cũng chế nhạo cả
sự uy nghiêm của Thiếu Lâm tự và trường phái võ thuật của chùa Thiếu Lâm.
Nhân vật của Hàn Hàn có thể nói với nhau thế này: “Mà nếu
thấy đứa nào không đánh lại được, thì phải chạy, nhớ đấy, với cái thằng nó cao
siêu hơn mình, thì dùng tinh thần thôi không có tác dụng gì đâu”, rất trái với
tinh thần quyết chiến, nuôi dưỡng thù hận từ đời này sang đời khác của vô số
tác phẩm chưởng danh tiếng trong lịch sử. Thậm chí có những câu nói rất gần với
sự báng bổ: “Tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng tất cả minh chủ đều là giả, bởi
lẽ họ đều không đánh thắng được tay rèn kiếm”; Thích Nhiên hờ hững với ngôi vị
minh chủ võ lâm, chỉ thích ra bên ngoài thành Trường An dựng nhà sống “cho
lành”. Ngay ở phần mở đầu, Trường An loạn
cũng có cảnh tỉ thí xác lập minh chủ trên mái nhà ở thành Trường An, một đỉnh
cao của phong cách giễu nhại.
Độc giả trẻ hẳn sẽ rất thích thú với thái độ của Hàn Hàn,
với cách dẫn dắt câu chuyện và cách tác giả “nối kết” với văn hóa “pop”: Thích
Nhiên từ khi sinh ra đã có khả năng nhìn rất đặc biệt, chiêu thức nào dù nhanh
đến đâu trong mắt Thích Nhiên cũng chậm rì rì, có thể “soi” rõ từng động tác
nhỏ nhặt; điều này rất có lợi cho cao thủ hành tẩu giang hồ vì mọi loại ám khí
đều không thể chạm đến lông chân; và “công phu” này gợi cho ta nhớ tới bộ phim Matrix. Những tham chiếu đan xen kiểu
như vậy khiến việc đọc Trường An loạn
trở nên hết sức phong phú, vì ở trong đó đôi khi ta thấy bàng bạc không khí của
bộ phim Shrek, đôi khi có tinh thần
của nhiều tác phẩm nổi bật khác trong dòng văn hóa pop thế giới.
Đọc Trường An loạn,
ta cũng hiểu tại sao các nhà văn trẻ lại thực sự tạo ra được một thế lực không
thể bỏ qua trên văn đàn Trung Quốc. Hàn Hàn hay Quách Kính Minh (tác phẩm mới
nhất được dịch sang tiếng Việt là Tiểu
thời đại) không chỉ làm sôi động văn chương Trung Quốc nhiều năm nay mà còn
có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đến cả cách nghĩ và lối sống của giới trẻ đất
nước này.
Nói như sư phụ của Thích Nhiên: "Tràng An chỉ "vừa khéo" là Tràng An" của Hàn Hàn mà thôi...:)
ReplyDelete
ReplyDeleteHàm tình ngưng thế tạ quân vương :)
Thank với bài viết của bạn.
ReplyDeleteTruyen sex, Truyen sex, Truyen sex, Truyen sex