(mồng một tháng Sáu, post lại bài mồng một tháng Sáu viết cách đây 5 năm)
+ Èn fái nồn ly những ngày thứ Sáu cùng bạn Nhị Linh hehe (đây là "lời mào đầu" hồi ấy, và hồi ứng của bạn Khuê việt đẹp trai như sau: "Btw, “Èn fái nồn ly” không hiểu nghĩa là rì but it kills me" hehe)
Mồng một tháng Sáu, ngày của các cháu, mà lại viết về cuốn truyện Bắt trẻ đồng xanh (Nhã Nam và NXB Văn học, 2008, Phùng Khánh dịch), hẳn nhiều người nghĩ tôi là người phản giáo dục.
Thì đã hẳn Holden Caulfield thuộc hàng top các nhân vật của lịch sử văn học về tần suất chửi rủa. Nó chửi trong khi trò chuyện với bạn, và nhất là nó chửi trong những suy nghĩ riêng của mình. Và cũng không sai chuyện ở bên Mỹ cuốn sách hết được đưa vào rồi lại bị đưa ra khỏi chương trình học nhà trường sau những tranh cãi nảy lửa. Ông tác giả Salinger còn làm khó hơn cho việc bình thường hóa sự chấp nhận cuốn tiểu thuyết vì cứ nhất định trốn biệt tăm khỏi giới truyền thông. Quả thật ông khác tuyệt đại đa số các đồng nghiệp, họ không bỏ qua cơ hội nào để nâng cấp cho tác phẩm nhiều khi xoàng xĩnh của mình bằng cách chất đống vào vô số ý nghĩa chân thiện mỹ đầy vẻ bong bóng xà phòng, hoặc ít ra thì cũng là một thái độ bí hiểm đánh đố (hay được mỹ từ hóa thành “có sức khơi gợi”) nào đó.
Tôi vẫn mạnh dạn “đề cử” Bắt trẻ đồng xanh cho sự đọc của không chỉ trẻ em Việt Nam và không chỉ cho dịp 1/6 mỗi năm lại có một lần này là vì đó là tác phẩm văn chương hiếm hoi khi cái thực ở những đứa trẻ sắp trở thành người lớn (tuy tôi vẫn tin rằng có những đứa trẻ không bao giờ lớn) được đạt đến ở cự ly gần đến vậy, và cái ước vọng được là thực được diễn tả tài tình đến vậy. Không phải tôi nghi ngờ gì các chuyên gia văn hóa đọc đột nhiên xuất hiện thành hàng ngũ đều tăm tắp thời gian gần đây chẳng hề cảm thấy phí thời gian đồng thanh yêu cầu nâng cao khả năng đọc sách “nghiêm túc” cũng như nâng cao trí tưởng tượng ở người Việt Nam. Chắc chắn là họ có lý, cũng như chắc chắn văn hóa đọc là một chuyện nghiêm túc hơn những lời hô hào.
Thực tình mà nói đã đi học là người ta muốn nghỉ học, thậm chí bỏ học, đó là một sự thật, và nếu trẻ con không ưa thích tay trộm tài tình Arsène Lupin hoặc người hùng da đỏ Oskeola (một thời còn có cậu bé Tômêch can trường người Ba Lan) thì tình cảm của chúng cũng được dồn nhiều cho các nhân vật nghịch ngợm bậc nhất như kinh điển của kinh điển Tom Saywer, hay với trẻ em Việt Nam gần đây còn là cô bé Pippi từ Thụy Điển xa xôi và cậu bé Nicolas nước Pháp, cả ba đều chuyên làm những việc dị thường và khó nói là không phản giáo dục (theo quan điểm thông thường). Nhà văn lớn Jean Cocteau từng viết Les Enfants terribles (Những đứa trẻ khủng khiếp) và nhà văn cũng lớn không kém Hervé Bazin thường xuyên có nhân vật là chú bé tinh quái thậm chí nhiều khi là cả ác độc. Trẻ con đúng là như búp trên cành, chỉ có điều cái cành không phải lúc nào cũng trong lành như không khí của những câu chuyện khuyến thiện.
Sau một kỳ học, Holden Caulfield chỉ qua được duy nhất môn tiếng Anh (chúng ta nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu miêu tả một người “Rất tồi toán pháp, khá văn chương”…). Nó còn dùng dằng ở lại trường Pencey thêm ít thời gian với vài thằng bạn có tài “tán tỉnh với cái giọng Abraham Lincoln rất mực chân thành” rồi bỏ lên New York với một ít tiền và rất nhiều suy nghĩ trái thậm tệ với quy ước xã hội, nhất là trong sự đánh giá, nhìn nhận cuộc sống bên ngoài và những người tình cờ giáp mặt. Nó gặp nhiều chuyện không mấy dễ chịu với phần hạ đẳng xã hội đê tiện cũng như phần thượng lưu không mấy hơn về mức độ thành thực, cuối cùng cũng gặp được em gái Phoebe mà nó yêu quý và thành tâm muốn trở thành một cái gì đó giống như một kẻ bảo vệ không để trẻ con rơi xuống vực thẳm kề sát cánh đồng. Rồi nó cũng sẽ quay trở về trường học, nhưng là cùng với một bộ áo giáp tự vệ vô hình dày hơn trước những sự không chân thật đội lốt thành thực.
Trường học là nơi dành cho một mức độ trung bình về mọi mặt của trẻ con. Lớp chuyên lớp chọn cũng chỉ mới là một cách ứng xử đối với chất lượng học tập của một số đứa trẻ nổi trội hơn, còn khác biệt về suy nghĩ và cách hành xử thì luôn vấp phải sự bối rối và thậm chí sự phân biệt. Sẽ thật khó khăn cho những cô bé cậu bé không chăm chỉ tự nhồi sọ lịch sử kim tự tháp Ai Cập hoặc công thức hóa học mà lại chỉ day dứt tự hỏi mùa đông thì những con vịt trong Công viên Trung tâm đi đâu. Điều đó nói cho cùng thể hiện ham muốn được khác biệt, được không tuân lời, được nhìn nhận khác đi của hơn một đứa trẻ. Chúng ta cũng cần nhớ rằng định đề đầu tiên trong lý thuyết giáo dục của John Dewey là “Sự sống được khôi phục bằng việc truyền dạy” (trong Dân chủ và giáo dục, NXB Tri Thức, 2008, Phạm Anh Tuấn dịch). Dewey hay những người thực sự quan tâm đến trẻ con và thực sựnhớ mình đã từng có thời là trẻ con hiểu rằng trường lớp chính là cuộc sống, nó không dùng để chuẩn bị cho tương lai, mà là chính môi trường sống, thành ra nếu không tạo ra được sự hứng thú và niềm hạnh phúc cho những đứa trẻ thì coi như trường học lại chính là cái ổ khổng lồ của sự phản giáo dục.
Sẽ thật đau khổ khi một đứa bé giống hệt như người lớn khi lớn lên lại giống hệt như một đứa trẻ con.
Nhị Linh
còn đây là Tô-mếch, còn đây là Marie-Aude Murail
Trên trang của Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy. Cám ơn tác giả đã chỉnh sửa cho một số chi tiết :))) Chỉ xin nói thêm một điều: tôi đã không tự tay cắt báo Ngôn Luận để lưu tác phẩm "Nổ như tạc đạn"; bộ sưu tập cắt báo này tôi mới tìm được gần đây.
Dialogue :)))
Tam Ích :p
Phạm Công Thiện :d
Trên trang của Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy. Cám ơn tác giả đã chỉnh sửa cho một số chi tiết :))) Chỉ xin nói thêm một điều: tôi đã không tự tay cắt báo Ngôn Luận để lưu tác phẩm "Nổ như tạc đạn"; bộ sưu tập cắt báo này tôi mới tìm được gần đây.
Dialogue :)))
Tam Ích :p
Phạm Công Thiện :d
"Anh có thích ôm hôn không?"
ReplyDelete;)
ậy, giời đang nóng thế này :p
DeleteVenise ơi, tớ phân biệt giúp cậu rồi nhé. Anh Nhị Linh này là một "kẻ xấu".
Delete;)
Anh NL đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh mà chỉ nghĩ đến XD thôi à? :D
ReplyDeleteAnh NL dịch "Les enfants terribles" là "Những đứa trẻ khủng khiếp" nghe có vẻ "mô phạm" quá ;) Cậu Caulfield đọc được chắc sẽ (nói nhẹ)... nhăn mặt! Dịch giả người Anh dịch là "The Holy Terrors". Nếu tôi dịch truyện này có lẽ sẽ đặt tên cuốn sách là "Tuổi xuân (trẻ) tàn bạo" :)
ReplyDeleteXin hỏi anh NL có biết cụm từ "enfant terrible" (theo nghĩa "genius") có trước hay sau Cocteau (tôi không biết)?
hê hê, cách đây 5 năm nghĩ hơi đơn giản quá, sau này tôi có vài lần sử dụng lại nhan đề này của Cocteau nhưng không bao giờ dùng cụm từ tiếng Việt kia nữa :)) có lẽ "Lũ trẻ thánh vật" nhỉ
Deletetra từ điển đây bác: cách nói này có trước Cocteau lâu rồi:
Delete− Au fig. Enfant terrible. Le Times fait à ce sujet [de l'Autriche] des articles très mauvais et qui pourraient nous faire encore plus de mal, si sa réputation d'enfant terrible n'était pas bien établie en Europe (Mérimée, Lettres Ctessede Montijo, 1855, p. 41).
Hê hê... "Lũ trẻ thánh vật" nghe cũng tài tình lắm chứ! Tôi biết mà, bác vừa có đủ thứ từ điển trong đầu lẫn trong nhà... khỏi tìm đâu xa! En tout cas, merci bien...
DeleteNếu một cuốn truyện khi mô tả được thời đại của nó được gọi là "hay" thì phải dùng "mỹ từ" nào cho một tiểu thuyết đi trước thời đại, như "The Catcher in the Rye"?! Cuối thập niên 60s qua 70s, tôi thấy như thanh niên Âu Châu - the swinging sixties - nam hay nữ phần lớn giống như một phiên bản của Holden Caulfield... Nhưng tôi không nghĩ là họ cố tình cóp-pi nhân vật tiểu thuyết, mà chỉ vì tác giả thấy trước chuyện gì sẽ xẩy ra, nhìn thấy được mạch nước ngầm trước khi thành suối thành sông... Chuyện phải tới thôi! (Lại còn có những nhà văn nhà thơ - quý hiếm - mà tác phẩm không thuộc thời đại nào cả, như Dos, Tolstoi, Kafka, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương...)
Holden Caulfield est une sorte de "hippie" avant la lettre, thế được không :))
Delete(dù sao đó cũng chỉ là một cách nói "hậu nghiệm")
Tôi lại nghĩ đến một từ khác, "siêu nghiệm", cảm nghiệm với thế giới "siêu hình". Nhưng "siêu hình" đây không mang ý nghĩa tôn giáo hay "meta-physics" của triết học, mà thuộc phạm trù khoa học (hiểu biết), tạm gọi là "noetics". Nôm na, "universal connectedness" hay cái "thế giới" mà mọi người - còn sống, đã chết hay chưa ra đời - cùng chia xẻ. Cũng là cái khiến NL cảm nghiệm được với Nhất Linh, TTT, Nabokov, Kubrick... Nói cách khác, đó là chất liệu từ đó J.D.Salinger tạo ra Holden Caulfield hay những "trẻ hippies" được tạo thành :D
DeleteĐúng là sẽ thật đau khổ khi một đứa bé giống hệt như người lớn khi lớn lên lại giống hệt như một đứa trẻ con
ReplyDelete! ka ka
nhưng thực ra cái băn khoăn " mùa đông vịt ngoài CVTT sẽ ở đâu" nó day dứt không hề vì "ham muốn được khác biệt, được không tuân lời, được nhìn nhận khác đi của hơn một đứa trẻ",nó day dứt chỉ vì nó là một đứa trẻ,thế thôi.
ReplyDeletethành ra bị miêu tả "ham muốn được khác biệt, được không tuân lời, được nhìn nhận khác đi của hơn một đứa trẻ" cũng áp lực phết cho bạn trẻ :(
Holden Caulfield chỉ là một nhân vật giả tưởng, nên thể dùng "tâm lý học" để xác quyết cậu ta làm điều này điều nọ vì lý do này hay lý do khác. Tất cả tùy thuộc vào tác giả muốn hay không muốn thế nào. Khi cầm cuốn sách trên tay độc giả cũng toàn quyền diễn giải theo ý mình. Theo tôi, không có sự thật duy nhất, ít nhất trong vấn đề này.
ReplyDeleteHmm hmm, voici mon avis sur cet essai :
ReplyDeleteIl est pas mal, on y ressent toujours le souffle de NL, une certaine méchanceté acérée mélangée à l'attendrissement (j'aime bien quand les enfants se demandent où vont les carnards du Parc central en hiver). Par contre tu commets la même faute des critiques vietnamiens, ils ont tendance de trop charger un petit texte avec des idées nombreuses et diverses. C'est un peu comme tu as trop mangé, tu sais, imagine un homme goulu avec un estomac chargé, ça n'a rien de très littéraire ! Je préfèrerais un texte plus épuré, avec une idée approfondie.
La première partie, par exemple, du début jusqu'aux "quelque chose de plus sérieux que des appels" (một chuyện nghiêm túc hơn những lời hô hào) concerne la lecture et la critique, tandis que la partie restante est plus proprement relative aux enfants.
Mais bien sûr que tu peux écrire tout ce que tu veux, hihi.
hahaha on relit parfois ce qu'on a écrit long time ago juste pour voir jusqu'à quel point pourrait-on être péremptoire, j'étais très très péremptoire dans une intention un peu stupide de me montrer liseur boulimique et créateur d'idées originales plus tournures et syntaxes spéciales :)) et relire c'est aussi une manière de regretter ce petit homme si orgueilleux avec un orgueil nouveau et une nostalgie léthargique car souvent on sent très bien que la littérature est bien un mélange bizarre d'idées, de mots, de tact, d'orgueil, de boutades etc. et l'important est de le savoir par coeur, par persuasion et avec tête :p
Deleteet achtung chuis pas méchant :)))
DeletePlus méchant, tu meurs !
DeleteTếng Pháp tôi kém đọc xiểng niểng mà chẳng hiểu chữ gì, nhưng gợi nhớ thời xưa Sài Gòn Lá Bối hay nxb nào khác cho in một cuốn sách mỏng, tựa đề đâu như là Dialogue, gồm những bức thư của vài nhà văn nổi tiếng của VN viết - tiếng Pháp hay Anh - cho "đồng nghiệp" quốc tế, như Bùi Giáng viết cho René Char, Tam Ích cho JPS, Thích Nhất Hạnh cho M.L.King... Nhớ thế thôi, chưa chắc chính xác! Chủ để dĩ nhiên là (chống) chiến tranh Việt Nam (?).
ReplyDeleteĐố bác NL tìm ra cuốn đó tôi phục :)
bác có yêu cầu nào khó hơn không :p (mời bác xem ảnh tôi mới cho lên thêm)
Deletebác có muốn xem luôn quyển Tam Ích viết "Heidegger và Sartre trên thảm xanh" không, quyển Henry Miller của Phạm Công Thiện không :p
DeleteHì hì.. thua! Tôi quên không nhắc đến cụ HHT, có lẽ cụ mới là viết cho Sartre - nhân tiện cám ơn JPS đã ký tên xin cụ khỏi bị tử hình. Tôi cũng nhớ có đọc thư của PCT gửi cho H.Miller, nhưng là đọc trong cuốn Hố Thẳm... ("Miller là nốt ruồi son trên cu đức Phật!!!). Hai cuốn sau tôi chỉ nhớ mang máng, bác cho xem hình bìa, may ra nhớ :D
DeletePS. Théc méc: trong danh sách "Labels" sao lại không thấy hiện ra label PCT nhỉ?
vừa có rồi đó bác :))
Deletethêm nữa rồi bác :))) Tam Ích ngoài Heidegger Sartre thì "Ý Văn" chính là quyển quan trọng nhất nếu muốn tìm hiểu cách suy nghĩ của ông ấy
DeletePhạm Công Thiện vì chưa lục ra Miller (và Rilke) nên tạm Hố Thẳm và Nikos đã hì
Vielen Dank, bác NL! Tam Ích's Heidegger & Sartre hình như tôi có ghé qua rồi, nhưng Ý Văn chắc chắn là chưa từng đọc!
DeleteXin tạ tội với cụ Tam Ích: Thủa bé ai chẳng "vong thân", cứ là đuổi theo những Carnets, Situations... chắc cụ sẵn lòng tha thứ cho.
Hố Thẳm và Nikos thì vẫn nhớ khá rõ, chắc hẳn cũng nằm trong cái va-li ọp ẹp khi đi ra nước ngoài cái ngày tóc còn xanh đó (cùng với những Vòng Tay Học Trò, Bếp Lửa, Hoàng Tử Bé, Khung Cửa Hẹp, Mưa Nguồn, Nho Giáo, HVC's Từ Thực Dân Đến CS, Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, vài cuốn Văn có Ung Thư... hằm bà lằng chiếm hơn nửa trọng lượng hành lý Air France cho phép, nay chỉ còn lại 2,3 trong số đó. Cũng là may!)
à mà có vẻ thứ tiếng mà bác thạo nhất lại là tiếng Đức nhỉ
DeleteChuyện... tôi đi học ở Đức mà!
ReplyDeleteHi there, I found your blog by the use of Google at the same time as searching for a related matter, your web site got here up,
ReplyDeleteit appears to be like great. I've bookmarked it in my google bookmarks.
Hi there, just become alert to your weblog through Google, and located that it is really informative.
I am gonna be careful for brussels. I'll appreciate if you
proceed this in future. Many folks might be benefited out of your
writing. Cheers!
My site - ban tin the thao k+