Aug 29, 2014

Huy Cận: Lửa Thiêng

Huy Cận: Lửa thiêng 1940 và Kinh cầu tự 1942:




Trước 1945, tiểu thuyết gia lớn là ai? là Khái Hưng (chứ không phải Vũ Trọng Phụng).

Còn nhà thơ lớn là ai? là Huy Cận.



Quá khứ Quốc Dân đảng không làm Khái Hưng tự dưng lớn, tương lai Cộng sản không làm Huy Cận bỗng nhiên nhỏ.

Thế mới oái oăm, nhìn nhận văn chương thật ra chỉ cần hai điều: công bằng và nghiệt ngã, mà nghiệt ở chỗ hai cái í tuyệt đối liên quan đến nhau, muốn công bằng thì phải nghiệt ngã thôi.

Trước 1945 có mấy tập thơ lớn, rất lớn: Điêu tàn của Chế Lan Viên, Mây của Vũ Hoàng Chương, Tinh huyết của Bích Khê, Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, nhưng tập thơ nào tuyệt đối không bói ra nổi một câu thơ dở? đó chính là Lửa thiêng.

Nhưng sự đời còn oái oăm ở chỗ, quãng 2000, tôi đầu xanh tuổi trẻ 19, 20 tuổi, có vài lần tôi lạc đến 51 Trần Hưng Đạo, tôi thấy Huy Cận, tôi bàng hoàng vì tại sao kia, con cóc cụ kia, một lão già mặt mũi thế kia, lại còn không có cổ, lại là "Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm", lại là người viết được "Ai chết đó nhạc buồn chi lắm thế", "Ai đi đưa xin đưa đến tận nơi/Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi/Người đã chết - Một vài ba đầu cúi", viết được những câu thơ kinh thiên động địa như "Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay".


Hay là cười lên một cái?

Vài trang trong tập thơ vĩ đại này:





9 comments:

  1. Không có nút like ở đây nên phải lời dư tiếng thừa thôi: hay quá anh à, em ước chi được đọc hết mấy tập thơ ấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gửi hương cho gió đặc biệt xuất sắc đấy, mà dễ tìm thôi :p

      Delete
    2. Em sẽ đi tìm xem dễ như thế nào :P

      Delete
  2. Nhị Linh còn quên chưa viết một chi tiết quan trọng sau nếu thấy cha đẻ Lửa Thiêng ở nhà 51, thì thế này (trải nghiệm của tớ): lúc nào cũng có một cái xe đạp mini (mãi một thời gian là màu đỏ, có cái giỏ ở trên màu đen). Hình như là mini của nữ thì phải.

    ReplyDelete
  3. Thời Huy Cận còn sống, nhất là những năm ông ta làm quan ở Liên hiệp VHVT, 51 Trần Hưng Đạo, thì số đông giới văn nghệ sĩ thường bảo nhau: làm sao cái con người thô lỗ, tham lam, bẩn tính thế kia... lại có thể là tác giả "Lửa thiêng" kia chứ? Nghịch lý là thế, còn hơn thế nữa. Người từng làm tại sứ quán VN ở Pháp kể: ông Huy Cận sang Pháp công tác thường ở sứ quán, vốn tính tiết kiệm đến keo bẩn nên đêm về, bụng đói, ông ấy mò xuống bếp của sứ quán tìm ăn vụng cơm nguội! Nhân viên phải bảo ông: lần sau bác đói bác cứ bảo bọn cháu nấu cho bác, chứ tối đến là bọn cháu phun thuốc sâu trừ kiến gián, lỡ bác ăn phải có làm sao thì bọn cháu mang tội! Có thể kể vô số chuyện khó tin về các thói xấu, tham lam, bần tiện mà tác giả "Lửa thiêng" đã trình diễn trước đám đông. Thành ra, khi ông ấy còn sống, khá nhiều anh em vốn đánh giá cao Huy Cận trong thơ, nhất là "Lửa thiêng", vẫn không muốn đặt bút viết về thơ Huy Cận.

    ReplyDelete
  4. phá sản luôn lý thuyết "văn là người" í nhờ :p

    ReplyDelete
  5. Chỉ là ban đêm đói bụng xuống kiếm chút cơm ăn thôi mà. Tiết kiệm thì cũng là một tính người, sao gọi là "keo bẩn" nhỉ?

    ReplyDelete
  6. hơ hơ, bác nào kể chuyện đi công tác cùng Huy Cận khi về được địa phương tặng 2 chai nước mắm. Đường gập ghềnh, 2 chai đặt cạnh nhau dưới sàn xe, Huy Cận thao thao nói về kinh nghiệm làm thơ. Xe xóc, một chai bị đổ. Lúc xuống xe, Huy Cận lấy chai lành, bảo bác kia, đại loại:" Hôm nay a được tôi truyền cho khối thứ. Chai nước mắm vỡ kia là của a". : )

    ReplyDelete