Sep 4, 2014

Thi thoại Việt Nam

Trái ngược với lời khẳng định của một nhà phê bình văn học nào đó, Việt Nam, dù xét dưới khía cạnh nào, chưa từng có "truyền thống thi thoại", kể cả và nhất là giai đoạn trước 1945. Lịch sử văn chương Việt Nam gồm một khối lượng thơ khổng lồ, nhưng nếu muốn đọc thi thoại thì người ta đọc thi thoại Tàu. Muốn học làm thơ, phép tắc các thứ thì học Tàu, muốn đọc thi thoại thì đọc Tàu luôn cho tiện, có lẽ đấy mới là nét tâm lý chủ yếu của văn nhân Việt Nam thuở xưa.

Giờ đây khi sự nghiệp trước tác của Phan Khôi đã gần trở (lại) thành một bức tranh toàn vẹn, ta cần phải khẳng định vai trò đặc biệt lớn của Phan Khôi trong riêng mảng "thi thoại".

Những thi thoại Việt Nam mà tôi thu thập được, trong đó thật ra chỉ Chương Dân thi thoại, Thi thoại của Văn Hạc Lê Văn Hòe và một phần Úc Viên thi thoại của Đông Hồ đúng nghĩa là "thi thoại". Ở đây còn thiếu một cuốn thi thoại lừng danh, Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, một thi thoại của Quách Tấn. Ngoài ra còn có một số "thi thoại" chỉ tồn tại ở dạng loạt bài báo, như mục "Thi thoại" trên Văn học tạp chí (bắt đầu ra từ năm 1932), đầu tiên do Tuyết Huy Dương Bá Trạc nắm, sau có thêm nhiều bài của Tràng Kiều Lê Tài Phúng.


xem thêm ở đây

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment