Feb 4, 2018

Sách dở

Làm cách nào để nhận ra sách dở trong những gì được xuất bản tại Việt Nam trong những năm vừa qua?

Vì biết rằng sẽ chẳng ai nói được điều này một cách rõ ràng, tôi lại quyết định nói (cho nó nhanh): trong vòng năm, bảy năm vừa rồi, nếu muốn tìm sách dở trong những gì được in ở đây, cách dễ nhất là tìm những cuốn sách nào trong nhan đề có "Sài Gòn" và, nhìn chung hơn, những gì lấy Sài Gòn làm chủ đề. Đó là nhóm mang xác suất sách dở cao nhất.

Sài Gòn trở thành một cái mốt. Ai nói về mốt hay nhất? không có gì đáng ngạc nhiên, khi đó lại là Roland Barthes. Barthes nói rằng, "la Mode tue le dandysme": tức là mốt thì giết chết dandysm. Để khỏi phải giải thích rất lôi thôi, phải ngược lên vài trăm năm, rồi thì đề cập những cái tên như George Brummell, Jules Barbey d'Aurevilly hay Charles Baudelaire (và cả Balzac), tôi sẽ nói rất ngắn gọn: mốt tức là xấu.

Sài Gòn trở thành mốt cho muôn vàn người nhào vào. Sẽ là rất mốt nếu trên facebook dẫn link một bài hát đồng thời ghi rất rõ "bản thu pre-1975". Sẽ là rất mốt nếu ngày ngày nhỏ những giọt lệ trông như là nostalgia.

Về điểm này, Sài Gòn đi sau Hà Nội. Hà Nội cuối thập niên 90 và sau đó một quãng thời gian cũng là mốt, và xung quanh đó ta có cả một trung đoàn tác giả, trung đoàn đó viết ra muôn vàn sách dở, tức là Băng Sơn and the band. Sài Gòn của mấy năm vừa qua lặp lại giống hệt.

Và, cùng song song với điều vừa nói, giờ đã là chừng mười hai năm kể từ khi bắt đầu một thứ hoàn toàn có thể gọi là "boom" của xuất bản Việt Nam (trong đó có vai trò của Công ước Bern, nhưng theo tôi đây chỉ là một yếu tố không quá mức quan trọng), nếu có một cái nhìn hồi cố, nếu nhìn lại quãng thời gian đã qua, thì xác suất sách dở sẽ được phân bố như thế nào, theo quy luật như thế nào?

Có lẽ câu hỏi trên đây, tôi có thể trả lời được. Biết đâu đấy.



(còn nữa)


nhân tiện: đã tiếp tục Tình cảm, dục vọng, ký hiệu: Alain đã bắt đầu nói tới tình yêu; tình yêu trong mắt của triết gia thì như thế nào? đặc biệt, ta cũng bắt đầu thấy mối liên hệ giữa Alain và Balzac

25 comments:

  1. Tôi đi ra từ đống phế tích "pre-75" Sài Gòn đây, chưa bao giờ ngửi nổi dòng sách này, người tứ xứ đua vào viết về SG như là mốt thời thượng. Tôi có cảm giác dòng này còn chưa chịu dừng lại đâu, còn rất nhiều là đằng khác.

    Trần Bình

    ReplyDelete
  2. Sài Gòn và ngôn tình gần như đã đồng nghĩa với nhau :p "mẫu" có lẽ là Vũ Bằng, một thứ văn chương rất tầm thường, không khác mấy so với phong trào Hà Nội trước đây, trong các "mẫu" lớn cũng là một văn chương tầm thường khác: Thạch Lam

    ReplyDelete
    Replies
    1. VB, TL tầm thường thì những quả vỡ vẩn như chị đẹp ve vãn saigon, anh khang là rác, bác ợ, bùn cho tụi nhỏ j đâu. Giải pháp nằm ở đâu

      Delete
    2. Anh có thể chỉ vắn tắt làm sao để nhận biết văn chương tầm thường anh ơi, nhất là văn chương được số đông và các hệ thống công nhận?

      Delete
    3. Thanh-kiu bạn Ano ở trên đã giúp mình tìm ra câu trả lời: “làm sao để nhận biết văn chương tầm thường?”- đó là: “là (nhất là) văn chương được số đông và các hệ thống công nhận” ;D

      Delete
  3. địa ngục trông thì rừng rực nhưng lại lạnh lẽo nên phải tụ tập cho đỡ cóng.

    ReplyDelete
  4. Giờ nếu đã nói tới mốt này thì tôi cũng thử đi tìm một cái bắt đầu, đúng sai mong các bác chỉ giáo. Nếu ngôn tình được châm ngòi bằng quyển Xin lỗi do Trang Hạ dịch thì quyển Sài Gòn làm rộ lên cả dòng sách này là quyển của tác giả Đàm hà phú. Sài gòn bao nhớ gì đấy.

    Trần Bình

    ReplyDelete
  5. ĐHP chỉ là hạng nhãi nhép, dạng vai u thịt bắp không hề có tí ý niệm nào về viết và cực thích chơi cái trò đa cảm kèm thêm nghĩa hiệp, hoàn toàn không đáng để tâm

    đố ai nói được chính xác nhân vật nào trong riêng lĩnh vực này xứng đáng được coi là chưởng môn, đồng thời cũng là người đẩy sự mị dân lên một tầng cao mới

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi đặt lại cược của mình, lần này theo bạn ở trên: Phạm Công Luận. Bác lật bài sớm nhé.

      Trần Bình

      Delete
    2. Sài Gòn chưa xa đã nhớ. Phố của em (hỏng phải) của anh ;)

      Delete
  6. I have been browsing on-line greater than 3 hours today, yet I by no means found any fascinating article like yours.
    It's lovely worth enough for me. In my view, if all website owners and bloggers made good content as you did, the net might be much more helpful than ever before.

    ReplyDelete
  7. "cơ sở" cho một hiện tượng lớn như thế này :p chắc chắn không thể chỉ là Vũ Bằng: theo tôi đây là "hợp lưu" của nhiều thứ, trong đó đóng vai trò không nhỏ là tờ Hoa Học Trò cùng tờ Mực Tím cùng những thứ kèm theo chúng

    và điều này rất liên quan đến vụ "Núp"

    ReplyDelete
    Replies
    1. gần cuối năm rồi bác hãy tu luyện vài hôm để thoải mái đầu óc rồi tung ra siêu phẩm "Núp" để mọi người có cái ăn Tết

      Delete
  8. Cùng với các lớp chuyên Văn, thi học sinh giỏi Văn, nhà báo, nhà giáo, tiến sư, giáo sĩ và một bộ phận học sinh thi hụt khoa Văn :p

    VVD

    ReplyDelete
  9. nghe thì như đùa, nhưng không một thành viên nào của Hương Đầu Mùa hay Vòm Me Xanh biết viết, và không hề có ngoại lệ

    nghe còn như đùa hơn, tinh thần của học thuật Việt Nam lại liên quan rất nhiều tới những tờ báo lá cải, tabloid một thời, như Thế Giới Mới, nhưng đầu bảng phải là Kiến Thức Ngày Nay

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trời ơi, bác không nhắc tôi cũng quên luôn tờ báo đấy, cũng rầm rộ một thời đó.

      Trần Bình

      Delete
    2. nghe thấy đúng chứ như đùa gì bác?

      Delete
  10. Rất không liên quan, hôm nay với cháu lac một ngày vô cùng đặc biệt. Sự kiện lớn nhất là được một người bạn không quen gửi cho một bài thơ rất khủng khiếp của LQV, Lá Thu. Quá khủng khiếp. Đọc thành tiếng. Không đọc nổi đến dòng cuối cùng. Cháu định post stt lên fb :p làm quả kỉ niệm nhưng thôi viết ở đây.

    VVD

    ReplyDelete
  11. Nói vậy chứ cháu không hề có gì phải chống lại mấy người ấy. Cháu từng học dưới trướng một người như thế, rất hay tạo ra các từ ghép đáng yêu mà cháu quên mất rồi, kiểu như thấu cảm, hay thỉnh du :p

    Vụ tác giả không chơi trò Gia Cát-Chu Du nữa. Cháu đoán Khải Đơn.

    VVD

    ReplyDelete
  12. KĐ? KĐ trước vẫn hay comment ở đây (hồi tôi có facebook thì cũng hay nhìn thấy Trịnh gì Kỳ nhỉ)

    ReplyDelete
  13. Cháu đặt thêm kèo nữa :p Phạm Gia Trang. Không bao quát hết được nên bỏ quên cái tên thần thánh này(chắc còn sót nhiều).

    VVD

    ReplyDelete
  14. vẫn còn có thể đơn giản hơn được nhiều: đó là những thứ làm sung sướng những người thích hiểu được mọi cái một cách "vắn tắt"

    đi tu mật tông với Bào Quốc Bủi đi

    ReplyDelete
  15. R. Barthes đang rất mốt

    ReplyDelete
  16. chuyện quá bình thường và tất yếu, giống hệt Eugen Fink nói Nietzsche không thể tránh được số phận bị tầm thường hoá liên tục

    ReplyDelete