Feb 8, 2019

Bắc (2) Mộ bò

bài trước (bài mở đầu của chuỗi "Bắc", tức là loạt về văn chương của miền Bắc, dưới một số hình thức và với một vài nhân vật), tôi đã định đi sâu vào các saga Bắc Âu. Nhưng rồi bận việc này việc nọ quên biến đi mất.

Nhân vật trong tiểu thuyết của Halldór Laxness, chẳng hạn - giống người Việt Nam trong tương quan với Kiều - rất hay nghĩ đến và nhắc tới một số saga, trong đó đặc biệt là saga dưới đây:


Njáls (hay Njáll, Njála) là saga đã quá lừng danh. Ước lượng thấy là không thể đi sâu vào các saga, ở đây sẽ chỉ có thêm một cái khác, hơi lệch đi một chút (lệch phương vị):


Một dạng khác trong tiếng Việt:


Và bỗng tôi nhớ đến bài thơ dài dưới đây:


(Pan Tadeusz) chắc tôi sẽ sớm có liên quan gì đó đến nó; tôi cũng không chắc

Còn đây là "nhân vật Bắc" thức hai của tôi, Ivar Lo-Johansson.

Quyển sách dưới đây:


tôi từng nhiều lần nhìn thấy nó.

Tôi đi qua nó rất nhiều lần, thậm chí cũng có lần đã cầm nó lên, giở ra xem. Nhưng rồi nó cứ nằm im tại chỗ của nó mãi, rất lâu. Tôi cũng đã biết người dịch cuốn sách nhỏ kia cũng là người từng dịch Stig Dagerman, nhưng mấy lần đã nhấc nó lên, tôi lại đặt nó xuống.

Cho đến một ngày tôi quyết định lấy nó để đọc.

Ngay sau đó, vì biết Lo-Johansson còn có một cuốn sách mỏng viết về Paris, tôi đã tìm, nó đây:



Thụy Điển, trong văn chương, có hai đặc điểm lớn. Tôi từng ngồi cả một buổi chiều nghe một người Thụy Điển miêu tả ngôn ngữ Thụy Điển ít thích hợp cho văn chương đến mức nào. Tuy tôi không thực sự nghĩ có thứ tiếng nào như vậy (tức là không thích hợp cho văn chương, không thích hợp để viết văn hay cho bất kỳ hoạt động tinh thần nào), nhưng chắc hẳn đúng là tồn tại một sự bất tương thích rất lớn giữa tiếng Thụy Điển (một thứ tiếng mà hiểu biết của tôi chỉ gói gọn vào đúng một chỗ: quá nhiều phụ âm, nguyên âm thì hiếm; nhưng xét cho cùng, tiếng Hà Lan hay kể cả tiếng Đức thì cũng thế, không hiếm khi tôi gặp những cái tên người Đức có 5 phụ âm - thậm chí 6 hay hơn nữa - và chỉ mỗi một nguyên âm duy nhất). Ít nhất thì đó là một ngôn ngữ khiến những người dùng nó có cảm giác cứ lơ lửng đâu đó, chẳng ăn nhập vào đâu. Nhưng tiếng Việt cũng vậy mà.

Đặc điểm thứ hai, có rất nhiều nhà văn Thụy Điển "xã hội chủ nghĩa" (Halldór Laxness chẳng hạn, cùng rất nhiều nữa), và có cả những nhà văn Thụy Điển đúng nghĩa là "nhà văn vô sản". Ivar Lo-Johansson chính là một người như thế.

(À, tôi còn có một hiểu biết nữa về ngôn ngữ Thụy Điển: từ "lagom". Tôi học được nó theo đúng nghĩa ở trên giường, và theo đúng quy tắc những gì học trên giường sẽ không bao giờ quên: tôi nhớ cái từ ấy rất kỹ. Khỏi phải nói tôi đã sửng sốt thế nào khi trông thấy một quyển sách mới in gần đây tại Việt Nam nhan đề chính là Lagom luôn. Tôi sẵn sàng nói là tôi đã mua ngay quyển sách đó, nhưng tôi sẽ không kể lại tình tiết dẫn tới việc lần đầu tiên tôi biết được cái từ "lagom".)

Là một nhà văn vô sản, miêu tả Paris của Ivar Lo-Johansson rất không giống những gì người ta hay viết về cái thành phố ấy. Cũng có thể có tương đồng với các miêu tả Paris (và cả London) của George Orwell (tôi sẽ còn quay trở lại với điều này). Nhưng ít nhất, rất hiếm khi ta thấy có ai như Lo-Johansson nhất định nhìn Paris ở các tầng thấp nhất của cuộc sống.


Lần đầu tiên đặt chân đến Pháp (và Paris) khi còn trẻ, Lo-Johansson chỉ có 25 cu-ron trong túi. Lo-Johansson, hồi đó, làm nhiều công việc tay chân để kiếm sống. Rất nhiều người thời trước năm 1945 có thể kể lần đầu tiên mình đặt chân tới Paris như thế nào, như một sự kiện lớn của cuộc đời - tất nhiên hồi ấy chưa có cửa hàng Louis Vuitton với cảnh tượng kitsch xuất sắc trên Champs-Élysées và đám đông người châu Á xếp hàng và thập thò khắp xung quanh.

Quay trở lại Paris (để viết cuốn sách trên đây), Lo-Johansson đi cùng một nhiếp ảnh gia Thụy Điển, họ muốn ghi lại cuộc sống Paris "phía bên dưới" của giai đoạn nước Pháp bắt đầu hồi phục từ sau cuộc chiến tranh. Tất nhiên Paris hiện lên trong cuốn sách của Lo-Johansson rất khác so với Paris trong phim (cũng rất kitsch) của Woody Allen.




(còn nữa - đã tiếp tục "Tô kê")




Bắc (1) Halldór Laxness
(một người) August Strindberg
Mùa thu Đức (Stig Dagerman)


1 comment:

  1. tại sao giữa cái lạnh miên viễn thế, và giữa những thứ nhu yếu, người ta lại nghĩ ra chữ viết nhỉ?

    ReplyDelete