Mở một "chuỗi" mới, mang tên "một người"; chuỗi này sẽ có (những) lúc cắt với một (vài) chuỗi đã có. August Strindberg cùng Leskov xuất hiện trong tiếng Việt thuộc vào những gì đối với tôi gây nhiều bất ngờ nhất (bất ngờ theo nghĩa thấy rất kỳ quái):
Tôi nghĩ, rồi một ngày nên làm một tuyển tập, in vào đó các "lời tựa" của một thời, như lời tựa trên đây. Tuyển tập ấy chắc chắn sẽ nói lên vô cùng nhiều điều.
Dưới đây là một bản dịch tiếng Pháp có niên đại sớm trong câu chuyện Strindberg tại Pháp:
Tủ sách "Le Cabinet Cosmopolite" của nhà xuất bản Stock đặc biệt quan trọng trong một giai đoạn "nước Pháp cosmopolite": giới văn chương Pháp một thời (Mallarmé, Valéry, Charles du Bos, Marcel Schwob, etc.) rất hào hứng với thế giới bên ngoài. Hồi thuyết trình về "École de Genève", tôi cũng từng trưng bày một quyển sách thuộc tủ này, ấy là khi Albert Béguin dịch Jean-Paul.
Trong sách ghi "1925" (1925 là niên đại rất sớm của tủ Le Cabinet Cosmopolite); đại khái, rất dễ nhớ, tủ này xuất hiện gần như cùng lúc với tủ sách "Âu Tây tư tưởng" của Nguyễn Văn Vĩnh:
Quyển sách có đánh số:
Cuốn tiểu thuyết trên đây của Strindberg có số phận không tầm thường trong tiếng Pháp (và không chỉ ở chuyện có nhiều bản dịch): ấn bản 1925 trên đây không phải ấn bản đầu của bản dịch; năm 1907 nó đã được in, nhưng khi ấy nhan đề của nó là La Bohème suédoise, là cái tên mà Strindberg thích hơn: ta gặp lại "bohème" như ởkia.
Phòng đỏ (tại quán cà phê Bern, thành phố Stockholm, có một căn phòng đồ đạc toàn màu đỏ, nên gọi là "Phòng đỏ") là tác phẩm làm nên tên tuổi cho Strindberg. Strindberg viết kịch, nhưng rất chật vật với giới kịch nghệ Thụy Điển - dẫu về sau Strindberg sẽ được coi là một trong những kịch tác gia lớn nhất lịch sử, nhưng chính cuốn tiểu thuyết Phòng đỏ mới làm Strindberg thoát khỏi sự vô danh. Cuốn sách in năm 1879. Chưa bao giờ trong văn chương Thụy Điển xuất hiện một giọng nhiều tính chất "satire" đến như vậy. Cuốn tiểu thuyết của Strindberg đặt đối lập cuộc sống của hai anh em nhà Falk, người anh bourgeois điển hình sống với cô vợ trẻ, còn người em thuộc về giới "bohème", với các nhân vật (luật sư tuột xích, họa sĩ ưa triết lý, vân vân và vân vân) hay tụ tập tại Phòng đỏ của quán cà phê Bern. Dẫu rất dễ nhầm văn chương Strindberg có hơi hướm Victor Hugo (chương đầu mang một cái tên không thể hugolien hơn: "Stockholm au vol d'oiseau"), ấy sẽ là một văn chương chưa từng có tiền lệ.
Dưới đây là phần lớn tác phẩm văn xuôi của Strindberg (chưa có khối lượng kịch khổng lồ):
Suốt một thời, Strindberg ám ảnh người ta. Đó là các nhà văn thế hệ Kafka. Các nhà văn châu Âu lục địa đọc Strindberg, đọc các nhà văn Scandinavia nói chung: cả một cơn cuồng phong độc địa ào xuống từ miền Bắc giá lạnh. Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu có khác biệt nhau nhiều đến mấy thì vẫn chung nhau một số niềm cảm hứng, nhất là niềm cảm hứng Strindberg.
Ở Strindberg có một điều rất khó chịu đối với liberalism của thế kỷ 20, nhất là nửa sau của nó: Strindberg thuộc vào một "truyền thống" (không phải truyền thống) miêu tả phụ nữ theo đường lối lộng óc và rợn tóc gáy. Giống Heinrich Heine, Schopenhauer, Joubert hay Karl Kraus, Strindberg nhất định miêu tả phụ nữ đúng như họ tỏ ra và đúng như họ hiện ra; nhưng đấy là nhất quán trong cái nhìn đối với mọi thứ ở trước mặt. Người ta sẽ luôn luôn coi chẳng hạn Joubert kỳ thị phụ nữ mà không bao giờ chấp nhận một điều, Joubert còn tàn nhẫn với đàn ông hơn. Strindberg có lẽ là người đầu tiên thấy hiểm họa của phong trào nữ quyền - ở phương diện này, văn chương Strindberg có tính cách tiên tri.
Những truyện ngắn tập hợp trong quyển Mariés! trên đây khiến Strindberg gặp rắc rối, tòa án, sự phản đối, etc. và phải về Thụy Điển "giải quyết". Đó là khi Strindberg tấn công dữ dội vào không chỉ hôn nhân ở tư cách thiết chế mà cả vào phụ nữ, và nhất là "nữ quyền". Có cái gì đó rất tương đồng của cái nhìn Strindberg thể hiện ở đó với các đả kích hướng vào "phụ nữ tân thời" của xã hội Việt Nam một thuở. Dẫu thế nào, trước August Strindberg, rất khó nói tới "văn chương Thụy Điển" (Strindberg: "Văn chương Thụy Điển tên là Björnson, Ibsen và Lie" - ba nhân vật được kể tên đều là người Na-uy), với Strindberg thậm chí người ta còn nói đến "chủ nghĩa tự nhiên" nở rộ tại Thụy Điển - chỉ có điều, gọi Strindberg là một nhà "tự nhiên chủ nghĩa" kiểu Émile Zola đồng nghĩa với thu nhỏ sự đồ sộ của Strindberg và mài nhẵn rất nhiều thực thể Strindberg vô cùng xù xì. Những người Na-uy như Strindberg, và cả những người Đan Mạch một thời nữa, Brandès (chủ đề cho một cuốn sách của Lev Chestov: tại sao lại Berdyaev chứ không phải Chestov và Vasily Rozanov?) và Jacobsen (cả Brandès và Jacobsen sẽ xuất hiện trong chuỗi "Bắc" sắp tới của tôi).
Quyển ở bên cạnh Mariés! là "hồi ký" của Strindberg, một hồi ký đặc biệt chua chát. Có không ít hồi ký đậm màu chua chát, nhưng rất ít khiến người ta cảm thấy thực sự khó ở khi đọc: đâu phải sự chua chát nào cũng với tới được mức độ của sáng suốt và, do đó, sự thật. Người lặp lại rõ nhất phương diện này của Strindberg có lẽ chính là Thomas Bernhard. Cùng sự chua chát ấy, nhưng không bao giờ ve vuốt bất kỳ cái gì cũng như bản thân mình, và cũng sự tạo ra các ngưng đọng cường độ rất mạnh của thấu suốt.
Còn dưới đây là một thành tựu đầy bất ngờ của tôi trong công cuộc mua sách ở Hà Nội:
(lát chỉnh sửa và viết nốt, mạng lởm lắm)
August Strindberg cũng là thông báo sắp mở đầu một chuỗi mới nữa: "Bắc", tức là văn chương miền Bắc - tức là Bắc ấy, Scandinavia, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Na-uy, Iceland, Canada, etc; thật ra tôi đã định khởi đầu từ tận ởkia nhưng mãi rồi thì mới
nhân tiện: đã tiếp tục "Bùi Giáng trên gdpt"
Bohumil Hrabal (liu diu) ở Việt Nam
Claude Lévi-Strauss ở Việt Nam
Gorki ở Việt Nam
André Gide ở Việt Nam
Naipaul ở Việt Nam (như thế nào)
Istrati (gần như) ở Việt Nam
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Roland Barthes ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Albert Thibaudet ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
Miguel de Unamuno ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam
Một người đi với một người:D:D
ReplyDeletegreat! trở lại những khu rừng trên biển của Andersenn đi!
ReplyDeleteyep, chính Andersen là thuốc kích thích lớn
ReplyDeleteNay tôi mới biết mấy mục "ở Việt Nam" của bác nhiều đến vậy
ReplyDeleteđấy là còn chưa liệt kê kỹ đâu, cái list ở cuối bài trên đây mới chỉ rất đại khái
ReplyDeletenhưng có lẽ sắp tới tôi sẽ làm việc ấy, vì chắc cũng nên, sang năm hoặc năm nào đó tiếp sau, tổ chức một đợt thuyết trình về "câu chuyện dịch thuật Việt Nam"
Bác nên tổ chức, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy list này vì tôi không biết trước đây ở Việt Nam họ đã dịch đa dạng đến vậy.
DeleteKhi không có gì khác nữa để... thì quote :D
ReplyDelete“Cùng sự chua chát ấy, nhưng không bao giờ ve vuốt bất kỳ cái gì cũng như bản thân mình, và cũng sự tạo ra các ngưng đọng cường độ rất mạnh của thấu suốt.”