Feb 19, 2019

Khái Hưng mặc cảm

Nghiên cứu văn học Việt Nam (cũng như nghiên cứu văn học Việt Nam) đã sụp đổ. Sự sụp đổ đó liên quan không ít đến Khái Hưng. Đây sẽ là tiếp tục của phân tích đã bắt đầu trở nên trọng điểm ởkia, nơi tôi miêu tả "tính cách một nửa" trong hoạt động tinh thần ở Việt Nam: đó là một phân tích cấu trúc ý thức; tôi muốn trả lời câu hỏi, cấu trúc ý thức Việt Nam, trên một số phương diện, như thế nào? Giờ, tôi sẽ tiếp tục với Khái Hưng, để đi sâu vào một điểm khác: mặc cảm ("cấu trúc ý thức" và "mặc cảm" là những từ và cụm từ sẽ hết sức trọng tâm trong năm 2019).

Tức là, tôi muốn nói, hoạt động nghiên cứu văn học ở Việt Nam sụp đổ cùng một lúc trên mọi khía cạnh. Ở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu Việt Nam không bày ra gì khác ngoài sự không đọc và giả vờ đọc. Nhưng có lẽ trong mảng nghiên cứu văn học Việt Nam chuyện mới trầm trọng (trên đây là nói ngắn gọn lại cách nhìn của nghiên cứu văn học ở Việt Nam, nhìn chung là gọi một thứ là "khoa học văn học" trong đó bao gồm văn học sử và lý luận: rất nhiều người, nhất là những năm trở lại đây, nhập nhằng lý luậnlý thuyết, nhưng đó là hai điều hoàn toàn khác nhau; tôi nghĩ là tôi đã có thể miêu tả một cách hết sức tường minh sự phân biệt đó, tôi sẽ rất sớm quay trở lại): trong nghiên cứu văn học Việt Nam thiếu đi đúng thứ cần thiết nhất để làm cho bất kỳ nghiên cứu nào có ý nghĩa, thậm chí hoạt động được. Nó thiếu sự cụ thể; nói một cách khác, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam gần như không hề có ý thức về một thứ, một thứ rất hiển nhiên: chính là lịch sử.

Nhìn từ mặc cảm, điều này trở nên nếu không phải rõ ràng hết mức thì ít nhất không còn lờ mờ nữa. Cách đây bốn năm, tôi bắt đầu nhận ra rất nhiều điều liên quan đến Khái Hưng (xem ởkia); kể từ đó, tôi đã tìm kiếm một số điều theo hướng này.

Nhưng trước hết, chúng ta quay trở lại với vài cuốn sách đã cũ. Hai ấn bản dưới đây đều thuộc thập niên 50 của thế kỷ 20:


Bỗng tôi nảy ra ý định đọc Gánh hàng hoa xem thử mấy cuốn tiểu thuyết ký tên chung Khái Hưng và Nhất Linh, người đọc có thể dễ dàng nhận ra đâu là Khái Hưng, đâu là Nhất Linh hay không.

Tiêu sơn tráng sĩ dưới đây là ấn bản Minh Đức 1957 (nó đích xác là nguồn cơn dẫn tới câu chuyện mà tôi đã tường thuật ởkia):







(một trong những biểu hiện của sự sụp đổ của nghiên cứu văn học mảng nước ngoài nằm ở chỗ sau đây: tạo ra chỗ cho những thể loại Trần Nhật Quang tức mặt phản thịt lợn, tức là đám còn chưa thực sự đọc thông viết thạo, nhảy múa như lũ rồ, với sự tiếp tay của - à, tôi sẽ sớm trở lại)


Tức là, Khái Hưng chính là mặc cảm. Khái Hưng tạo ra mặc cảm, và sự tồn tại của văn chương Việt Nam là tồn tại trong mặc cảm. Điều đó phản chiếu vào nghiên cứu văn học (khi mà một nền nghiên cứu không thực sự hoạt động - tức là chuyển động - nó không làm gì khác ngoài phản chiếu lại, đồng thời phóng to lên các bệnh tật). Nếu muốn hiểu điều mà tôi đang miêu tả, chỉ cần thấy rằng kể từ sau Khái Hưng (và Tự Lực văn đoàn), đã lại có thêm những mặc cảm khác, chẳng hạn như văn chương miền Nam: văn chương miền Nam chính là một mặc cảm, và điều này tôi nhắc lại thêm một lần nữa: chúng ta đang ở cách tồn tại của văn chương miền Nam đúng bằng khoảng thời gian giống "cuộc trở về" của Tự Lực văn đoàn hồi cuối thập niên 80, cách đây chừng ba mươi năm. Và mọi chuyện đang lặp lại: chẳng hạn, Văn đoàn độc lập đang làm đúng cái việc mà Phan Cự Đệ and Co. từng làm hồi đó, tức là đi trong mặc cảm.

Nhất thiết mặc cảm sẽ sinh ra trong ý thức nếu người ta cứ né tránh thực tại mãi: nếu thiếu đi lịch sử (tức là - ở đây - sự cụ thể), chắc chẳn chuyện sẽ không thể khác. Nhưng mặc cảm là gì?

Hãy tưởng tượng khi bị hóc xương cá: cái xương mắc ngang trong cổ họng; hoặc, một cái gì đó chui xuống đến dạ dày nhưng cứ thúc qua thúc lại. Mặc cảm là cái thứ ấy: nó ở bên trong ý thức nhưng lại không xuôi, không chịu ngoan ngoãn nằm im, mà bành ra, và thúc lung tung. Không hẳn lúc nào nó cũng thúc, giống cái xương cá không phải lúc nào cũng gây khó chịu, nhưng kiểu gì nó cũng sẽ thúc (vào thành của ý thức, và là từ bên trong). Mặc cảm gây đau, một dạng đau khác, và cũng có thể gây ra một điều tương tự với hoại thư.

Người miêu tả ý thức sâu sắc hơn cả (lại) là Henri Bergson: Bergson có một hình ảnh tuyệt đẹp, chỉ ra tương quan giữa ý thức và bộ não, ở con người; bộ não có tương quan với ý thức giống như mũi của lưỡi dao trong tương quan với bản thân con dao. Và ý thức con người có đặc điểm là dẫu có đi về phía trước thật thì nó vẫn cứ luôn luôn ngoảnh nhìn đằng sau. Nếu ý thức không nhìn thấy gì khác ngoài mặc cảm (điều này sẽ xảy ra nếu mặc cảm quá lớn và để quá lâu: giống ai đó bị đau chỗ nào đó cứ để đó mãi thì cuối cùng người ấy sẽ không còn thấy gì khác ngoài chỗ đau, cái đó trở thành toàn bộ mọi thứ), nó sẽ không còn nhìn thấy gì khác nữa.

Tồn tại của Khái Hưng trong văn chương Việt Nam là tồn tại của mặc cảm. Điều này, đến lượt nó, lại rất liên quan tới một hoạt động hết sức phổ biến ở xã hội loài người: hiện tượng hiến tế. I như trong Thánh Kinh, xã hội luôn luôn hiến sinh, và nó hiến sinh đúng như trong Thánh Kinh, lúc nào cũng hy sinh (tiêu diệt) những gì đẹp nhất, quý giá nhất mà nó có. Một trong những hình thức hay gặp hơn cả là ném đá (tập thể).




(còn nữa; đã tiếp tục "Tô kê")




Khái Hưng vs Vũ Đình Long
Khái Hưng Hà Nội
Biến mất, trở lại và ý nghĩa (1)
Trở lại với Khái Hưng
Khái Hưng Nguyễn Tuân
Đoạn cuối của Khái Hưng
Khái Hưng vs Phạm Quỳnh
Khái Hưng viết về Hồ Hữu Tường
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Khái Hưng dịch thơ Victor Hugo
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính
những trở lại
Khái Hưng ngoài Phong hóaNgày nay
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Lan Hữu trở lại
Tiểu luận thứ ba về Tự Lực văn đoàn
Tự Lực: một sự nghiệp tuyệt đẹp
Tiểu luận thứ hai về Tự Lực văn đoàn

Tiểu luận thứ nhất về Tự Lực văn đoàn
Đã
Lên, lên nữa, lên mãi
Vàng và máu: một vị trí
Phan Cự Đệ vs Khái Hưng
Khái Hưng vs Nguyễn Tuân
Khái Hưng
Những câu chuyện rất là khác


4 comments:

  1. Howdy! I know this is kinda off topic but I was wondering if you
    knew where I could locate a captcha plugin for my comment form?
    I'm using the same blog platform as yours and I'm having trouble finding one?
    Thanks a lot!

    ReplyDelete
  2. có một loài dao ko bao giờ đến mũi aka có một bài quên ko bao giờ ca kkk

    ReplyDelete
  3. Có lẽ thế nào thì cũng “thế rồi một buổi chiều” thật nên khi ông Tam Ích khó tính phê phán KH về việc xây dựng bối cảnh trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên thì nghe giọng ông vẫn thấp thoáng tình trìu mến

    ReplyDelete