Jun 9, 2023

Goethe nói chuyện

Goethe í, tức là lại Goethe

(đã xong hoàn toàn "Sách mới, n+1")

(cũng tiếp tục "Lời" bài hát và "Tây ở Hà Nội": đây đây, đang)


Goethe viết rất nhiều - điều này thì ai cũng biết. Goethe cũng nói rất nhiều. Một nhân vật Đức khác cũng có lời nói được người ta hứng lấy và chép lại, kể cả những gì vô thưởng vô phạt nhất: đó là Martin Luther.


(ơ, ảnh bị làm sao í nhờ?)


Sau khi chấn chỉnh thì:


Goethe nói rất nhiều: nhiều người bảo Goethe là một nhà ngoại giao đúng nghĩa. Thế cho nên, không chỉ có tập sách (rất nổi tiếng) của Eckermann (nói đúng hơn, phải gọi là Eckermann và Soret, vì Eckermann chép vào sách của mình nhiều ghi chép - bằng tiếng Pháp của Soret) mà còn có những "trò chuyện" trong cuốn sách trên đây, của một "chancelier" (cứ hiểu là một nhân vật của triều đình hơi giống thượng thư, phụ trách hình bộ), Müller. Vì thấy Eckermann in sách của mình nên Müller đã suýt bỏ ý định cũng làm việc tương tự.

Trong tiếng Pháp, cuốn sách do Albert Béguin thực hiện: ta thấy một nhân vật như Albert Béguin có thể trải rộng đến mức nào.


4 comments:

  1. Ơ cậu Nhị Linh này làm sao ấy nhỉ. Cậu đọc vô số, “Nói cười như chuyện một đêm mơ…” như vậy để làm gì nhỉ? Để cho thiên hạ chóng mặt hoa mắt hay sao? Tại sao cậu không nói cho chúng tớ biết về một quyển sách mà cậu cho rằng nó hiển hách, quan trọng cho tất cả mọi thời đại, thời kỳ, thời gian, và một quyển sách mà cậu cho rằng nó quan trọng cần thiết trong thời điểm hiện nay. Như vậy có phải sẽ hữu ích và tạo Phước cho chúng tớ hơn không! Với lại, tớ vào thăm cái blog này của cậu đã nhiều năm rồi, mặc dù tớ ít học dốt thật, nhưng “thiên tư” đã mách cho tớ biết cậu sẽ rất phi thường.
    Thôi để từ từ viết tiếp…

    ReplyDelete
  2. chẳng có quyển nào như thế

    tôi không đọc nhiều bao giờ

    và (gần như) không có gì "phi thường"

    ReplyDelete
  3. chắc sắp muốn xỉu

    ReplyDelete
  4. còn nếu cứ nhất định muốn Quyển Sách thì đợi tập truyện thứ hai của Bruno Schulz (một truyện ở trong đó nói đúng cái đó)

    ReplyDelete