Apr 21, 2024

Nỗi xúc động gọi là

(tiếp tục "Khái Hưng 2""cầm ô")


Pierre Reverdy viết essai dưới đây vào năm 1950, đăng trên Mercure de France, ngày 1 tháng Tám. Đấy là đã sau hơn 30 năm nhà thơ Reverdy làm thơ, ngay từ đầu đã gây kinh dị cho những người như André Breton, etc. Sự kinh dị ấy nằm chính ở chỗ: không thể bình thường hơn.


Nỗi xúc động gọi là thơ ấy

Pierre Reverdy


Tôi không còn nhớ nữa, không còn đủ mức chắc chắn để có thể nói ra, tên của nhà giải phẫu hay viên bác sĩ nổi tiếng từng bảo mình đã chưa bao giờ gặp được tâm hồn nào nơi đầu con dao mổ.

Có phải cũng chính người đó nói rằng bộ não tiết ra suy nghĩ cũng như gan tiết dịch? Dẫu có là như thế nào, thì mệnh đề thứ nhất trong hai mệnh đề trên cũng phát ra một sự thật không thể phản bác từ đó tuy nhiên mà có một mệnh đề nữa, cũng chẳng kém phần không thể phản bác, ấy là tâm hồn hẳn chính là một trong những thứ có thuộc tính là không bao giờ để cho mình bị bắt chợt ở mũi con dao mổ. Chỉ có vậy. Còn có nhiều mệnh đề khác, mà từ rất lâu người ta đã coi như là các thuộc tính hay biểu hiện của tâm hồn, mà chưa phẫu thuật gia nào từng nghĩ đến việc phủ nhận sự tồn tại: suy nghĩ, chẳng hạn, trí năng, ký ức. Và, nữa, nhân cách, mà, theo như tôi biết, người ta đã không dễ dàng định nghĩa được rõ thực sự nó là gì. Tuy nhiên trừ phi có tai nạn trầm trọng, suy yếu bệnh hoạn hoặc sụt giảm trí tuệ, người nào cũng có về nhân cách của mình ý thức không thể đè nén đến độ anh ta thường trực nỗ lực lên bản thân mình nhằm nhường một chỗ khá là hữu lý cho nhân cách của những người khác. Tất cả mọi người đều biết rằng ai cũng, và điều này là từ hồi còn nhỏ, mang không ít khuynh hướng tự coi mình có chút là trung tâm thế giới - khuynh hướng chỉ thấy xung quanh mình toàn những hiện tượng phập phù mơ hồ, nhất là gây phiền nhiễu và từ đó cả đời mình anh ta sẽ tìm cách rút lấy toàn bộ những gì mà anh ta có thể nhằm làm lợi cho chất riêng của anh ta. Và bất hạnh cho kẻ nào bị xảy tới cuộc phiêu lưu bực bội, tức là đánh mất đi ý thức ấy. Trên thực tế, con người bị buộc, suốt cuộc đời mình, phải lần lượt là thú dữ và con mồi, vì nếu chỉ chuyên nhất là một trong hai cái đó thì anh ta sẽ sớm bị loại trừ khỏi cuộc công xe. Nhưng nếu một ngày kia anh ta nảy ra sở thích đi tìm xem, đầy đắn đo, nhân cách kia là gì, từ nó anh ta cảm thấy nơi anh ta hết sức mạnh vừa sự đòi hỏi lại vừa sự nâng đỡ, rốt cuộc thì anh ta sẽ nhận thấy rằng thực sự chẳng còn lại gì đáng kể cho anh ta cả trong tinh thần lẫn ở đầu các ngón tay, thậm chí là nơi mũi con dao mổ. Tất nhiên, ai trong số ta cũng từng có thể nhận ra rằng mình không nhận ra được cả cái gì lẫn người nào dễ dàng cho bằng khuôn mặt của chính mình trong gương hoặc cơ thể mình, chúng, hết sức chậm, hạ cấp đi. Thế nhưng một căn bệnh nặng, một tai nạn là đủ biến chúng đột nhiên trở nên khó nhận biết. Hơn nữa, trong cái vẻ bề ngoài vốn dĩ được biết và được nhận ra rất rõ kia, thứ đóng góp rất nhiều cho ý thức sâu sắc mà chúng ta có về nhân cách của chúng ta, đâu là nét, dấu vô song phân biệt chúng ta theo lối không thể phản bác khỏi những người mà chúng ta gọi, vả lại cũng thật kỳ khôi, là đồng loại của chúng ta? Chúng ta không có ba con mắt hay hai cái miệng, hai cái mũi. Tuy vậy có các quái vật, điều đó đúng. Nhưng, nhìn chung, những kẻ đó chẳng mấy sung sướng vì sự đặc biệt bất hạnh ấy, và nỗi bất thường về thể chất, thứ phân biệt bọn họ, còn xa mới nâng đỡ ở bọn họ một ý thức sắc hơn mà hẳn bọn họ có được về cá nhân tính của mình, đẩy bọn họ, ngược lại, đến chỗ muốn, nơi toàn bộ những gì còn lại, được coi là còn tương tự những người khác hơn. Nhưng về tinh thần, thì rất khác. Ai cũng, và kể cả là kẻ tầm thường nhất, thiên về chỗ có khuynh hướng tự xem mình là dị thường hoặc cố công như vậy, lấy làm kiêu hãnh về điều này những lúc nào không phải là phải chịu đau đớn vì thế tận tới nỗi cảm thấy bị cô lập tuyệt đối và mất hút đi vào đám đông, quả đúng là cũng đa dạng hệt như đồng phục, những con người. Đấy là còn chưa nhắc gì đến các đầu óc nhiều mưu mẹo kia, vừa rụt rè vừa giả dối, thế nhưng bọn họ lại bừng nở được theo lối kỳ diệu vào lúc cuối, nhờ vào sự vun trồng, có cường độ cao và chỉ hạn chế về trách nhiệm, cho nghịch lý. Nhưng, chúng ta hãy đặt giả định ai đó thực tâm tìm kiếm, và người ấy đẩy sự tìm chính mình này đi đủ xa. Anh ta tự biết mình một chút ít. Ít nhất thì anh ta nghĩ vậy. Và thế là anh ta lần lượt gạt đi từng nét trong tính cách của anh ta, mà anh ta từng lúc nào cũng, cho tới lúc đó, coi như là thuộc về anh ta, chỉ là của anh ta, mà anh ta buộc phải lần lượt vứt bỏ đi vì đấy cũng là các nét tính cách của biết bao nhiêu người khác. Cuộc truy đuổi không có điểm kết. Chẳng quan trọng mấy, số lượng các chủ thể sẽ phải có, nhằm lấy được từ mỗi người trong số họ dẫu chỉ một chi tiết nhỏ xíu, một sắc thái không thể định nghĩa nổi. Anh ta sẽ luôn luôn tìm lại được, một phần, nơi kẻ khác, cái nét lừng danh kia, mà anh ta từng coi, dẫu chỉ là trong một khoảnh khắc, như là một đặc điểm tuyệt đối chỉ riêng của mình - dẫu là trong địa hạt của tinh thần hay của những tình cảm, của trí năng, của tính cách, hay của ký ức; lại càng hơn nếu là trong địa hạt của bản năng, và còn hơn nữa, ở những gì khiến anh ta thuộc về động vật nhiều hơn là thuộc về con người. Anh ta là một con người giữa các con người - cùng lúc vừa tương tự vừa bất tương tự một cách khủng khiếp, chung và dị, duy nhất và không căn cước - tuy rằng đã từ rất lâu con người, đao phủ thủ của chính mình ấy, đã hướng, thông qua sự báng bổ đầy quỷ quái và đáng xấu hổ của trò đăng ký lý lịch, tới chỗ có thể được trao đổi lối tùy ý như hai tờ tiền trên mặt bàn. Đấy là về con người. Giờ, chúng ta hãy nắm lấy, giữa những con người, và kẻ đó sẽ trình hiện phạm trù ấy, nhà thơ.

*

Tôi báo trước là tôi sẽ dùng từ này trong nghĩa rộng của người xưa; không phải cái kẻ làm ra các câu thơ - đối với chúng ta chẳng còn tí chút nào nữa - mà chỉ mọi nghệ sĩ mà tham vọng và mục đích nằm ở chỗ tạo ra, nhờ một tác phẩm thuộc cảm năng được làm ra bằng những phương tiện riêng của anh ta, một nỗi xúc động đặc biệt mà các vật của tự nhiên, ở chỗ của chúng, không thể nào khơi lên được nơi con người. Quả thật, nếu các cảnh tượng của tự nhiên có khả năng tạo cho ta nỗi xúc động ấy, thì ta sẽ không đến viện bảo tàng, công xe hay nhà hát, và ta sẽ không đọc những cuốn sách. Ta sẽ ở lại nơi và vẫn như ta vốn dĩ, trong cuộc đời, trong tự nhiên. Cái mà ta đi tìm tại nhà hát, bảo tàng, công xe và ở những cuốn sách, đó là một nỗi xúc động mà ta chỉ có thể tìm được tại đó - không phải một trong các xúc động vô số kể kia, dễ chịu hoặc nặng nề, mà cuộc sống trao cho ta, mà một nỗi xúc động mà chỉ nghệ thuật mới có thể dâng ta.

Nhân đây tôi sẽ nêu nhận xét, rằng vẻ đẹp tự nhiên, tức là cái vẻ đẹp mà chúng ta ngưỡng mộ nơi một số cảnh tượng của tự nhiên, là một sáng tạo của con người. Tự nhiên không đẹp cũng chẳng xấu, không buồn cũng chẳng vui - mà là những gì chúng ta đặt vào đó theo lối thia lia. Chính chúng ta vui hay buồn khi nhìn thấy cảnh tượng này cảnh tượng kia; hẳn nhiều nhất thì người ta cũng sẽ chỉ có thể nói rằng một phong cảnh gây buồn hoặc không - và chính ý thức về Cái Đẹp được vun trồng bên trong chúng ta là thứ ăn nhập hay không ăn nhập với cảnh tượng tự nhiên nào đó mà chúng ta có ở trước mắt. Khi người ta nói, trong một nghịch lý xuất sắc, rằng tự nhiên bắt chước nghệ thuật, điều mà các tinh thần tuyệt hảo từng chấp nhận khỏi cần xem xét, đã cần phải dựng lại cái giả để hội vào với cái thật. Cái thật, ấy là, chúng ta ngưỡng mộ tự nhiên đến mức đó là vì chúng ta tìm được ở đó những gì nghệ thuật, kể từ khi nó được mang đến cho thế giới bởi tay con người, đã dạy cho con người phải ngưỡng mộ. Trên đời có - người ta quên mất điều này quá mức - hàng triệu người chẳng hề nhạy cảm với các vẻ đẹp của tự nhiên, và đặc biệt những người sống gần nó hơn cả và biết nó rõ nhất trên thực tế - vì họ hục hặc với nó và đã không được nhận từ nghệ thuật các bài học hẳn lẽ ra đã đánh thức nơi họ cái ý thức cho phép họ thấy rõ hoặc nhận ra những vẻ đẹp ấy. Đối với họ vẻ đẹp tự nhiên hẵng còn chưa được sinh ra, chắc hẳn sẽ không bao giờ được sinh ra. Vậy nên chúng ta hãy chuyển sang nhà thơ, vốn dĩ chính ở anh ta vẻ đẹp đã sinh ra và tồn tại tận tới mức trở nên mối quan tâm duy nhất của anh ta.

*

Ngày nay chẳng còn ai nghĩ rằng các nghệ sĩ học được nghệ thuật của họ cùng nghề của họ ở trong tự nhiên nữa. Khi chấp nhận rằng nó là, như người ta từng nói, một quyển từ điển [có thể nhận ra dấu vết của Baudelaire], thì đâu phải trong một quyển từ điển mà người ta học cách tự thể hiện. Sự đương đầu của nghệ sĩ với tự nhiên mãi rất lâu về sau mới đến, ở sự trưởng thành con người của anh ta, khi sự làm chủ nghệ thuật của anh ta khiến anh ta được ngơi nghỉ khỏi đó. Mới đầu, chuyện nằm ở chỗ phải đi thật gấp gáp, khởi sự ở đúng chỗ - và đấy là các trường phái đa dạng, tiếp xúc tham lam và chuyên nhất với những tác phẩm của quá khứ đã xa xưa hay mới gần. Chính bởi những bức tranh của các bậc thầy mà thoạt tiên các họa sĩ trẻ bị cảm động, bởi các bài thơ của những người đi trước mà họ bị lay động, bị tổn thương suốt đời, các nhà thơ lớn tương lai. Rốt cuộc, bởi vì chúng ta đang nắm lấy những người đó, chúng ta sẽ tìm cách không buông họ ra.


Chính cậu bé ở độ tuổi từ mười lăm tới hai mươi kia là người gặp những người bạn và những cuốn sách. Do bạn bè cậu ta sẽ bắt đầu cuộc học tập con người của mình - do sách cậu ta biết sự tồn tại trên cõi đời của một bí ẩn. Quyền năng lạ thường ấy của các từ, chúng nói cho cậu ta về những điều vì đó hẳn cậu ta sẽ buồn lắm nếu chúng xảy tới với cậu ta trong đời, hoặc cho những người mà cậu ta yêu quý, và chúng, đọc được trong các cuốn sách, tạo cho cậu ta một niềm sung sướng không sao giải thích nổi. Các từ nói cho cậu ta về những điều thật khó tin, không thể nào có, mà người ta chẳng bao giờ gặp trong đời và giáng vào con người bên trong của cậu ta bằng một lực mạnh hơn, hữu hiệu hơn so với bất kỳ cái gì mà người ta thực sự có kinh nghiệm trong cuộc đời - các từ hé lộ cho cậu ta rằng bên trong cậu ta có một chỗ không có dây nối bề ngoài nào với chừng mực chung của những sự kiện của cuộc đời và cái chỗ bí mật đó hẳn là chỗ nơi cậu ta tự giống với chính mình hơn cả.

Nhưng cậu ta là nhà thơ, 





-----------

rétro:

+ khách sạn nhà nghỉ

+ nhà nghỉ khách sạn

+ Tom & Jerry (sorry nhầm: phải đây chứ)

+ huyền thoại


No comments:

Post a Comment